Áp dụng phương pháp định lượng để đánh giá kết quả thực hiện công việc cho Vận động viên

Một phần của tài liệu xây DỰNG hệ THỐNG ĐÁNH GIÁ kết QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC của vận ĐỘNG VIÊN tại TRUNG tâm HUẤN LUYỆN kỹ THUẬT THỂ THAO KHÁNH hòa (Trang 68 - 74)

CHƯƠNG III HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN

3.2. Áp dụng phương pháp định lượng để đánh giá kết quả thực hiện công việc cho Vận động viên

3.2.1.Cần xỏc định rừ mục tiờu đỏnh giỏ:

Cần phối hợp mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân. Mục tiêu của Trung tâm, mục tiêu của Bộ môn, mục tiêu của Huấn luyện viên và mục tiêu của Vận động viên.

Thông tin phản hồi cá nhân

Nguồn : Winstanley - Performance Apprisals And Management Development Trung tâm đã gặp không ít trở ngại, khó khăn phải đối mặt, một vấn đề khá phổ biến là sự thiếu hài hòa, cân đối giữa các mục tiêu của từng Bộ môn và từng cá nhân Vận động viên. Do đó, khắc phục sự không tương xứng về mục tiêu, Trung tâm cần:

Căn cứ vào chiến lược đã được xây dựng, Trung tâm sẽ xác định mục tiêu mong muốn đạt được của đơn vị mình nhằm cụ thể hóa các chiến lược. Bước tiếp theo có vai trò rất quan trọng vì khoảng cách chênh lệch giữa thực trạng và mục tiêu sẽ gia tăng nếu việc truyền đạt từ cao xuống thấp không hiệu quả và kém chớnh xỏc. Bước này yờu cầu cỏc Bộ mụn xỏc định rừ trỏch nhiệm của mỡnh hướng theo mục tiêu của Trung tâm. Từ đó, mỗi Bộ môn tiếp tục thiết lập các mục tiêu sao cho hài hòa, cân đối với mục tiêu chung của Trung tâm. Nếu bước này không được thực hiện, Trung tâm sẽ phải đối mặt với sự mất cân xứng, sự chồng chéo và không phân định rạch ròi trách nhiệm có liên quan. Bước này góp phần tạo ra khoản cách chênh lệch giữa các mục tiêu. Và khoản cách ấy sẽ gia tăng nếu Trung tâm không thực hiện chính xác bước làm kế tiếp. Như vậy, sau khi phổ biến và đã chuyển hóa thành mục tiêu của từng Bộ môn, mỗi một cá nhân đóng vai trò là nhân tố quyết định sẽ xác định trách nhiệm, quyền hạn của mình cũng như thiết lập các mục tiêu cụ thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với mong muốn thực thi chiến lược Trung tâm vì mỗi thành viên cần phải biết mình sẽ làm gì, trách nhiệm của mình như thế nào trong tổ chức. Bản chất của hoạt động này nhằm tạo ra sự chặt chẽ, thống nhất theo mối quan hệ ngang và dọc trong một tổ chức vì có sự đồng nhất về mục tiêu cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chức năng khác nhau và từng cá nhân trong Trung tâm.

Mục đích của

tổ chức

Mục đích của

cá nhân

Tiêu chuẩn mẫu từ bản mô tả công việc và mục đích của tổ

chức

Đánh giá thực hiện công việc

Sử dụng trong hoạch định nguồn nhân lực,

trả lương, khen thưởng, đào tạo và

kích thích Thông tin phản hồi tổ chức

3.2.2.Trình tự đánh giá Vận động viên:

Huấn luyện viên cần nắm vững nội dung, trình tự thực hiện đánh giá năng lực thực hiện công việc tập luyện và thi đấu Vận động viên.

Tiến trình đánh giá thực hiện công việc tập luyện và thi đấu của Vận động viên cần được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Lựa chọn phương pháp đánh giá:

Để lựa chọn được phương pháp thích hợp đảm bảo cho hệ thống đánh giá được chặt chẽ, công bằng thì Bộ môn, Huấn luyện viên cần dựa vào 2 phương pháp sau:

Lựa chọn dựa vào mục đích đánh giá: Mục đích cơ bản của quá trình đánh giá thực hiện công việc tập luyện và thi đấu của Vận động viên là kiểm tra tình hình thực hiện công việc tập luyện và thi đấu. Ngoài ra việc đánh giá còn nhằm thực hiện các chức năng của công tác đào tạo, tăng lương...

Lựa chọn dựa vào mục tiêu quản lý: Tùy theo mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn để lựa chọn phương pháp phù hợp... Ví dụ, nếu tổ chức đánh giá theo mục tiêu ngắn hạn thì có thể sử dụng phương pháp quản lý bằng mục tiêu.

Bước 2: Lựa chọn chu kỳ đánh giá

Chu kỳ đánh giá là khoảng thời gian giữa hai lần đánh giá, thường là 6 tháng hoặc 1 năm. Chu kỳ đánh giá không nên quá dài, bởi việc thu thập thông tin cho một quá trình đánh giá dài sẽ thiếu chính xác, không đầy đủ, do đó kết quả đánh giá sẽ bị sai lệch. Chu kỳ đánh giá không nên quá ngắn vì có thể nó chưa phản ánh hết được quá trình thực hiện công việc tập luyện và thi đấu. Ngoài ra, Trung tâm cũng cần có thông tin quản lý và đánh giá kịp thời để đưa ra các quyết định nhân sự hợp lý đó là một biện pháp tạo động lực

Bước 3. Lựa chọn người đánh giá

Việc lựa chọn người đánh giá là việc rất quan trọng trong tiến trình đánh giá.

Lựa chọn người đánh giá có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Trung tâm cần sử dụng những đối tượng sau:

1. Huấn luyện viên trực tiếp: Là người quan sát quá trình thực hiện công việc tập luyện và thi đấu của Vận động viên, được coi là người đánh giá chủ yếu, cần thiết và hiệu quả nhất. Đồng thời, trực tiếp chỉ đạo và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp để quá trình thực hiện công việc tập luyện và thi đấu của Vận động viên có hiệu quả hơn.

2. Đồng nghiệp: Là những người cựng tập luyện và thi đấu, hiểu rừ về kết quả thực hiện công việc tập luyện và thi đấu của Vận động viên cùng tập luyện và thi đấu với mình. Do đó, họ có thể đưa ra những đánh giá phù hợp về sự thực hiện công việc tập luyện và thi đấu của đồng nghiệp.

3. Tự đánh giá: Cách thức này ít có tính hiệu quả bởi vì kết quả đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích nhận được của Vận động viên, dẫn đến kết quả đánh giá không chính xác.

Bước 4: Đào tạo cho Huấn luyện viên để đánh giá Vận động viên:

Đây là khâu quan trọng trong tiến trình đánh giá. Đào tạo cho Huấn luyện viên để đánh giá sẽ đảm bảo hiệu quả cho quá trình đánh giá. Nếu thực hiện tốt vấn đề này sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm đi các hạn chế đánh giá, làm tăng tính chính xác của thông tin đánh giá. Trong quá trình đào tạo Trung tâm cần sử dụng hai phương pháp đào tạo sau:

1. Văn bản: Tức chuyển văn bản cho Huấn luyện viên tham gia đánh giá để họ đọc và học. Nhưng phương pháp này chỉ nên làm những công việc dễ thực hiện việc đánh giá.

2. Mở lớp: Mặc dù tốn kém nhưng đem lại hiệu quả hơn, vì Huấn luyện viên tham gia sẽ được giải thích cặn kẽ về cách làm, họ có thể tham gia vào các quá trình thảo luận và họ có thể làm thử để rút kinh nghiệm.

Bước 5: Phỏng vấn đánh giá

Là quá trình thu thập thông tin phản hồi sau khi thực hiện quy trình đánh giá, được thực hiện thông qua thảo luận, nói chuyện giữa Huấn luyện viên và Vận động viên. Nội dung của phỏng vấn là thảo luận về sự thực hiện công việc tập luyện và thi đấu của Vận động viên, các tiềm năng của họ trong tương lai và các biện pháp hoàn thiện sự thực hiện công việc tập luyện và thi đấu của họ.

Phỏng vấn đánh giá như là một diễn đàn để Huấn luyện viên và Vận động viên cùng thảo luận giải quyết vấn đề, cho nên tạo ra không khí đối thoại thật cởi mở.

Không nên để không khí căng thẳng Vận động viên sẽ co mình lại và Huấn luyện viên sẽ không khai thác được hết vấn đề và không thể biết được nguyên nhân sâu xa của vấn đề.

3.2.3.Nội dung đánh giá Vận động viên:

Nội dung đánh giá năng lực thực hiện công việc tập luyện và thi đấu của Vận động viên cần có 2 phần cơ bản sau:

 Đánh giá công việc tập luyện và thi đấu: tức là đánh giá kết quả công việc tập luyện và thi đấu thông qua 2 chỉ tiêu chủ yếu là :

- Khối lượng công việc tập luyện và thi đấu đã hoàn thành - Chất lượng, thành tích trong tập luyện và thi đấu đã đạt được

 Đánh giá năng lực cá nhân của Vận động viên: thông qua các chỉ tiêu

- Mức độ hoàn thành công việc tập luyện và thi đấu - Tính độc lập trong tập luyện và thi đấu.

- Khả năng phối hợp công việc tập luyện và thi đấu với Vận động viên khác Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể phải căn cứ vào bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc để xác định.

3.2.4.Phương pháp đánh giá:

Qua so sánh các phương pháp đánh giá như đã trình bày ở chương I, thì người viết thấy đối với Trung tâm phương phương pháp đánh giá bằng định lượng là tương đối phù hợp.

Dùng phương pháp đánh giá định lượng cho việc đánh giá công việc tập luyện và thi đấu của Vận động viên nhằm cụ thể hóa công việc tập luyện và thi đấu, giúp cho Huấn luyện viên, Vận động viên biết được điểm mạnh và điểm yếu để từng bước khắc phục trong tập luyện và thi đấu.

Sau đây là phương pháp đánh giá bằng định lượng (phương pháp chuyên gia) để đánh giá công việc tập luyện và thi đấu cho Vận động viên Điền kinh:

Quá trình đánh giá bằng phương pháp định lượng có thể tiến hành theo các bước như sau

Nội dung trình tự của phương pháp chuyên gia Xác định các yêu cầu chủ yếu

Tầm quan trọng của mỗi nhóm yếu tố Phân loại mức độ

Tổng hợp kết quả

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của Vận động viên Điền kinh (Nguyễn Văn An)

Yêu cầu chủ yếu T.Q.T

(Vi)

Điểm của Vận động

viên (Xi) 1. Lắng nghe, tiếp thu và thực hiện tốt các bài tập 5 8 2. Luôn hoàn thành và thực hiện đầy đủ các bài tập 8 10 3. Có tính tập thể và phối hợp tốt với đồng đội trong

tập luyện và thi đấu

6 6

4. Tích cực, ý chí trong tập luyện và thi đấu 10 8 5. Phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật 6 7 6. Trong thi đấu Tuân thủ các chiến thuật do Huấn

luyện viên đưa ra

7 6

7. Độ tăng tiến về thành tích 8 9

8. Thể hình, thể trạng tốt 9 8

Điểm đánh giá cuối cùng : 464/62 = 7.5 khá

Tương tự như vậy có thể tiến hành cho các Vận động viên ở các bộ môn khác nhau trong Trung tâm. Trên đây chỉ minh họa có tính điển hình cho Vận động viên Điền kinh.

Một phần của tài liệu xây DỰNG hệ THỐNG ĐÁNH GIÁ kết QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC của vận ĐỘNG VIÊN tại TRUNG tâm HUẤN LUYỆN kỹ THUẬT THỂ THAO KHÁNH hòa (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)