thi đấu của vận động viên tại Trung tâm:
Do không có các tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, cụ thể nên Trung tâm cũng
không thể xác định, phổ biến một phương pháp đánh giá nào thích hợp mà các tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu như: tham gia bao nhiêu giải, tập
luyện có thường xuyên hay không, đoạt được bao nhiêu huy chương... Hệ quả của
nó chính là hình thức đánh giá kết quả thực hiện công việc dựa trên kết quả bình bầu, bỏ phiếu tín nhiệm.
Không xác định được nội dung, mục tiêu đánh giá; chưa xây dựng được phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá nên một điều tất nhiên là trưởng bộ môn, Huấn
luyện viên chưa thể chỉ ra những điểm tốt cũng như những điểm cần khắc phục sửa
chữa của từng Vận động viên do mình quản lý sau một chu kỳ tập luyện và thi đấu; do đó cũng không xác định được một cách chính xác những đối tượng cần được bổ
sung thêm các kỹ năng, kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng hoàn thành công việc
trong tập luyện và thi đấu; Bên cạnh đó, Vận động viên sẽ không thấy được tính
thi đấu đối với việc hoàn thành kế hoạch, mục tiêu phát triển của Trung tâm, dẫn
đến tâm lý tự hài lòng, thiếu động lực phấn đấu vươn lên. Theo tôi, ngay chính các
nhà lãnh đạo của Trung tâm cũng thấy rõ những bất cập của phương pháp đánh giá thi đua hiện tại nên các chính sách khen thưởng đối với từng cá nhân không hề dựa
trên kết quả đánh giá này. Nếu Vận động viên đạt được thành tích trong thi đấu sẽ được thưởng theo chế độ qui định như trong mục khen thưởng đã nói phần trên. Nghĩa là cơ sở chính để chia thưởng cho Vận động viên chính là thông qua thành
tích đạt được tại các giải. Còn các phần thưởng dành cho kết quả thi đua hàng năm
của Trung tâm chỉ mang tính hình thức và chủ yếu được Các trưởng Bộ môn sử
dụng cho việc liên hoan cuối năm.