CHƯƠNG III HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN
3/ Thỏa thuận kế hoạch hoàn
3.7. Một số kiến nghị
Theo tập luyện thể thao chuyên nghiệp luôn là niềm mơ ước và phấn đấu của nhiều Vận động viên. Nhiều vận động viên theo tập luyện từ nhỏ, rồi khi lớn lên các em được tập trung lên đội tuyển của tỉnh, ngành hay đội tuyển quốc gia. Nhiều em vì đam mê nghiệp thể thao đã phải "gác lại chuyện học hành" thậm trí, xin bảo lưu, học bổ túc ban đêm để được tham gia tập luyện và thi đấu. Có lẽ đã là Vận động viên chuyên nghiệp, họ đã coi thể thao là sự nghiệp của mình, phấn đấu và hy sinh tất cả cho thể thao thành tích cao.
Tuy nhiên sự đầu tư cho thể thao thành tích cao của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa là chưa thỏa đáng. Chế độ, chính sách cho huấn luyện viên xuất sắc và vận động viên tài năng sao chưa tương xứng với công sức và thành tích mà họ mang lại cho thể thao Khánh Hòa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện không đáp ứng được nhu cầu tập luyện của Vận động viên chuyên nghiệp… nên đã không tạo được động lực cho Huấn luyện viên, Vận động viên trong tập luyện và thi đấu.
Để Thể thao Khánh Hòa nói chung và Thể thao thành tích cao tại Trung tâm Huấn luyện kỹ thuật Thể thao Khánh Hòa nói riêng luôn ở vị trí hàng đầu trên toàn quốc, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa cần quan tâm đầu tư một số nội dung như:
Để đào tạo được nguồn nhân lực Thể dục Thể thao có chất lượng trước hết phải đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ, Huấn luyện viên có trình độ cao làm nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, cần có nơi đào tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, giảng viên, bác sỹ thể thao có trình độ chuyên môn giỏi. Ủy ban nhân dân tỉnh phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng và thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, giảng viên, bác sỹ thể thao giỏi về làm việc tại các cơ sở đào tạo này để họ nghiên cứu, đào tạo ra nguồn lực quản lý cung cấp cho ngành Thể thao Khánh Hòa.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng nhân lực cho thể dục, thể thao nêu trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành có liên quan như: Bộ Giáo dục và đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Quân đội, Công an, Kế hoạch đầu tư, Tài chính… giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo cán bộ, huấn luyện viên, giáo viên giáo dục thể chất trong tỉnh nhằm phát hiện ra các nhân tài về thể thao, từ đó cung cấp, giới thiệu cho Trung tâm để đào tạo ra Vận động viên đỉnh cao chất lượng.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần liên doanh liên kết với các cơ sở đào tạo cán bộ, Huấn luyện viên, Vận động viên thể thao nước ngoài để hợp tác đào tạo để tranh thủ tiếp thu các kiến thức, giáo án, bài tập hiện đại học hỏi kinh nghiệm đào tạo để áp dụng đào tạo, huấn luyện tại Trung tâm.
Cơ sở vật chất phục vụ thể thao thành tích cao còn chậm phát triển, năm 2007 Ủy ban nhân dân tỉnh đã đầu tư kinh phí xây dựng 01 Trung tâm mới, dự kiến đầu năm 2009 hoàn thành, nhưng cho tới nay mới chỉ thi công hoàn thành 2/3 hạn mục, vì vậy Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần quan tâm đầu tư phần còn lại để Huấn luyện viên, Vận động viên có chỗ sinh hoạt, tập luyện ổn định và hiện đại, để họ an tâm tập luyện, cống hiến hết mình cho thể thao Khánh Hòa.
Cần quy hoạch, sắp xếp lại nguồn nhân lực từ trên xuống dưới, từ cán bộ quản lý các bộ môn ở cấp cơ sở đến đội ngũ huấn luyện viên. Phải lựa chọn và đầu tư đột phá, đặc biệt là cần thay đổi cách thức phát hiện, lựa chọn, đào tạo vận động viên tài năng. Nên chăng, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần quan tâm đầu tư kinh phí để Trung tâm hoàn thiện, áp dụng hệ thống đánh giá chất lượng thực hiện công việc tập luyện và thi đấu cho Vận động viên và mở rộng hệ thống này áp dụng cho Huấn luyện viên, cán bộ nhân viên quản lý tại Trung tâm.
Cùng với các công việc đó, cần đề nghị xây dựng chế độ, chính sách thỏa đáng cho huấn luyện viên xuất sắc và vận động viên tài năng sao cho tương xứng với công sức và thành tích mà họ mang lại cho thể thao Khánh Hòa.
Ðối với các vận động viên tài năng trẻ cũng cần có chính sách cụ thể để họ vừa có thời gian luyện tập, thi đấu, vừa có điều kiện hoàn thành chương trình văn hóa phổ thông. Ðồng thời, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp và hướng dẫn về lối sống cho vận động viên trẻ để tạo động lực phấn đấu, gắn bó lâu dài với thể thao Khánh Hòa.