CHƯƠNG III HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN
3/ Thỏa thuận kế hoạch hoàn
3.3.2. Các hình thức phản hồi cần áp dụng với Vận động viên
Phản hồi thông tin cho Vận động viên là một việc làm phức tạp và khó khăn, đòi hỏi Huấn luyện viên phải có phương pháp và nghệ thuật thật tế nhị để không gây ra một phản ứng tiêu cực nào. Muốn vậy Huấn luyện viên cần nắm vững các loại phản hồi và những điều cần lưu ý với mỗi loại phản hồi. Tuy nhiên như phân tích, hiện nay tại Trung tâm chưa áp dụng một hình thức phản hồi nào để giúp cho Huấn luyện viên đánh giá chính xác việc hoàn thành công việc tập luyện và thi đấu của Vận động viên. Sau đây là một số hình thức phản hồi cần áp dụng tại Trung tâm:
- Phản hồi xây dựng - Phản hồi thành tựu
- Phản hồi thiếu sót của nhân viên - Phản hồi chỉ trích
a. Phản hồi xây dựng :
Phải làm cho thông tin phản hồi cụ thể và có liên quan đến hành vi.
Ví dụ : Góp ý cho Vận động viên về việc đi tập luyện trễ giờ
“Thanh, tôi không yên tâm về sự đúng giờ của em, em đã đi trễ 15 phút trong 3 buổi tập vừa qua, em hãy giải thích tại sao ?”
Có thể phản hồi trước hoặc sau khi nhân viên đã thực hiện công việc.
- Thông báo trước những yêu cầu của công việc tập luyện và thi đấu sắp thực hiện.
- Thông báo những thiếu sót sau khi công việc tập luyện và thi đấu đã thực hiện.
- Thông báo những thành quả, thành công sau khi công việc tập luyện và thi đấu đã thực hiện.
Ví dụ: (thông báo trước) : “Thanh, tôi muốn chúng ta cùng nhau kiểm tra lại các bài tập trước khi vào giải trong tuần sau”.
(thành tựu sau đó) : “Thanh, em thật xuất sắc khi chuẩn bị các bài tập của mình, bài tập rất hợp lý và đã được chuẩn bị kỹ càng”.
Hãy xem xét nhu cầu của Vận động viên nhận được phản hồi cũng như nhu cầu của Huấn luyện viên
Cần khuyến khích Vận động viên làm việc tốt hơn (việc có ích):
Để khuyến khích Vận động viên trong tập luyện và thi đấu thì Huấn luyện viên cần phải biết cách động viên để Vận động viên hăng say tập luyện và thi đấu.
Ví dụ: “Lâm, tôi rất vui nếu em thông báo cho toàn đội biết tình hình thực hiện các bài tập. Sao em không tổ chức trao đổi hàng tuần nhỉ”.
Rút ra những nhận xét và góp ý cách giải quyết
Huấn luyện viên cần có những nhận xét và hướng giải quyết nhằm giúp Vận động viên xử lý tốt công việc tập luyện và thi đấu.
Ví dụ: “Linh, tôi biết em muốn tập luyện làm sao để thi đấu có hiệu quả. Em có muốn tôi chia sẻ một vài kỹ thuật mà tôi thấy có hiệu quả không ?”
Huấn luyện viên cần đánh giá bằng mô tả và phỏng vấn không đánh giá một cách áp đặt
Kiểm tra bằng cách yêu cầu nhắc lại những điều đã chỉ dẫn
Để các bài tập hiệu quả cao, Huấn luyện viên cần kiểm tra lại các bài tập, đồng thời giúp cho Vận động viên thực hiện thành thạo các bài tập
* Các điểm cần nhớ khi phản hồi xây dựng
Củng cố lòng tin cho Vận động viên là hình thức phản hồi có hiệu quả nhất.
cần phát hiện những việc Vận động viên làm đúng và sử dụng các mặt mạnh của họ.
Huấn luyện viên cần tránh những lời chỉ trích vì chỉ trích là hình thức phản hồi kém hiệu quả nhất. Nó có thể làm tổn thương lòng tự trọng của Vận động viên.
Huấn luyện viên cần biến tất cả mọi chỉ trích thành lời khuyên.
Huấn luyện viờn cần phải cú thụng tin phản hồi rừ ràng, vỡ khi phản hồi khụng rừ ràng thỡ ảnh hưởng của nú sẽ giảm đi. Sau cuộc thảo luận Vận động viờn sẽ không biết phải làm gì.
Phản hồi để xây dựng mối quan hệ chứ không phải để phá bỏ.
Huấn luyện viên cần phải trao đổi với Vận động viên giúp họ mạnh dạn đưa ra những thông tin cần thiết, chính xác cho công việc tập luyện và thi đấu. Không phải im lặng lúc nào cũng là vàng.
b) Phản hồi thành tựu
Thông báo cho Vận động viên biết họ đã làm đúng (hành vi đúng và hành vi của họ ảnh hưởng tích cực đến toàn đội, đến Trung tâm).
Huấn luyện viên cần nói cho Vận động viên biết sự hài lòng của mình về hành vi tập luyện và thi đấu của Vận động viên.
Dừng 1 lúc để Vận động viên cảm nhận được lời khen. Sự im lặng cho phép Vận động viên cảm nhận được lòng chân thật của Huấn luyện viên.
Khuyến khích Vận động viên làm nhiều việc tốt trong tập luyện và thi đấu như tự giác tập luyện, tuân thủ các chiến thuật do Huấn luyện viên đưa ra…
Huấn luyện viên cần nhắc lại cho Vận động viên biết đã đánh giá cao Vận động viên trong công việc tập luyện và thi đấu.
c) Phản hồi thiếu sót của nhân viên
Bỏo cho Vận động viờn biết họ đó làm gỡ sai, phải cụ thể nờu rừ hành vi không phù hợp và ảnh hưởng của nó đối với toàn đội hoặc toàn Bộ môn. Ví dụ như trong thi đấu Vận động viên đã không tuân thủ chiến thuật do Huấn luyện viên đưa ra đã làm ảnh hưởng đến thành tích của toàn đội.
Cần nói trực tiếp với VĐV biết đã cảm thấy thế nào về hành vi của bạn.
Dừng 1 lúc để Vận động viên có thể cảm nhận được lời phản hồi về thiếu sót của Vận động viên.
Yêu cầu Vận động viên đưa ra ý kiến - Hỏi rừ hơn tại sao xảy ra chuyện đú
- Hỏi ý kiến làm sao có thể giải quyết hoặc sửa chữa vấn đề này.
Núi rừ sự mong đợi của Huấn luyện viờn đối với hành vi của Vận động viờn trong tương lai
Nếu Vận động viên có giải pháp chấp nhận được, hãy nhắc lại giải pháp đó để nhấn mạnh.
Cần có sự cam kết đồng ý giữa Huấn luyện viên và Vận động viên về sự mong đợi trong tương lai.
Nhắc lại sự đánh giá cao về Vận động viên
- Khẳng định giá trị và lòng tự trọng bằng các hành vi tích cực trong quá khứ.
d) Phản chỉ trích
Nói chung Trung tâm không nên thực hiện loại phản hồi chỉ trích mà tất cả các loại phản hồi chỉ trích có thể biến thành lời khuyên tức là phản hồi xây dựng.
Cung cấp thông tin phản hồi thường xuyên, đúng lúc và đúng phương pháp chớnh là tạo động lực cho Vận động viờn để Vận động viờn biết rừ cụng việc của họ và hoàn toàn tự chủ trong công việc tập luyện và thi đấu của mình.
3.4.Cần tránh những lỗi trong đánh giá công việc tập luyện và thi đấu