DẪN TRUỀN XUNG THẦN KINH TRONG CUNG PHẢN XẠ

Một phần của tài liệu giáo án sinh học 11 nâng cao- Trần Thế Vương (Trang 70 - 76)

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức a. Cơ bản

- Xỏc định rừ vai trũ của xynap trong sự truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ.

- Nêu được ví dụ về mã thông tin, thần kinh, sự mã hóa các thông tin và quá trình giải mã của trung ương thần kinh.

b. Trọng tâm

- Sự dẫn truyền xung thần kinh qua xynap theo một chiều nhất định từ màng trước xynap sang màng sau xynap.

- Xung thần kinh được mã hóa (mã tần số, mã vị trí).

2. Kỹ năng

- Phát triển năng lực tuy duy phân tích .

- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc độc lập vớ SGK.

3. Thái độ

Biết cách lý giải và chăm sóc cơ thể bằng cá phản ứng, vật lý trị liệu thông qua sự dẫn truyền các xung thần kinh.

II. Chuẩn bị dạy và học 1. Giáo viên

- Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.

- Tranh vẽ phóng to ảnh dẫn truyền xung thần kinh của cung phản xạ và hình 29 trong SGK.

2. Học sinh

- Xem trước bài mới, hoàn thành phiếu học tập như đã yêu cầu. Tìm hiểu về sự dẫn truyền của xung thần kinh trong một cung phản xạ diễn ra như thến nào và sự mã hóa thông tin thần kinh.

- Phiếu học tập của nhóm để thảo luận.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học 1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?

- Điện thế hoạt động là gì? Điện động được hình thành qua mấy giai đoạn? Giải thích.

3. Hoạt động dạy và học a. Mở bài

Sau khi kiểm tra HS về sự xuất hiện và lan truyền điện động trên 1 sợi trục thần kinh, lưu ý HS rằng: kích thích ở một điểm bất kỳ trên sợi trục, xung thần kinh sẽ đi theo cả 2 chiều nhưng trong một cung phản xạ chỉ truyền theo một chiều qua xynap. Vì sao?

Ta hãy tìm hiểu cấu trúc và chức năng của xynap trong dẫn truyền xung thần kinh của một cung phản xạ.

b. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội Dung

Tiết:30

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cung phản xạ và sự dẫn truyền của xung thần kinh trong cung phản xạ.

GV: HS nghiên cứu trước ở nhà phần này kết hợp với SGK rồi trao đổi trong nhóm để giải đáp vấn đề được đặt ra ở đầu tiết học (phiếu học tập đã làm ở nhà).

GV: Chỉ định một nhóm cử đại diện trình bày nội dung đã chuẩn bị, các nhóm khác bổ sung.

HS: Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả đã nghiên cứu và làm ở nhà, các nhóm khác nhận xét và bổ xung.

GV: Hoàn chỉnh, chính xác hóa các kết luận rút ra từ việc nghiên cứu trao đổi của các nhóm dựa vào nội dung cơ bản của mục này.

GV: Cho HS phân tích trên H.29 SGK.

HS: Quan sát hình 29 trong SGK, thảo luận với nhau.

GV: Diễn giảng cho HS nắm rừ hơn nội dung của bài:

Trong 1 sợi trục thần kinh, nếu kích thích ở 1 điểm bất kì trên sợi trục thì xung xuất hiện sẽ lan truyền theo cả 2 chiều. Vì cả 2 bên của nơi bị kích thích, màng vẫn ở trạng thái nghỉ nên dòng điện xuất hiện sẽ kích thích màng ở cả 2 bên, làm thay đổi tính thấm và nơi này sẽ xuất hiện điện động.

GV: Có thể giới thệu thêm thí nghiệm trong SGV trang 134, 135.

HS: Quan sát, lắng nghe và trao đổi với GV nếu cần thiết.

GV: Sửa lại gọn hơn cho HS như sau:

Xung thần kinh xuất hiện từ cơ quan thụ cảm bị kích thích→ neuron cảm giác→ trung ương thần kinh (tủy sống) → qua neuron trung gian→

neuron vận động → cơ quan đáp ứng qua các xynap theo 1 chiều nhất định nhờ chất môi giới trung gian hóa học được giải phóng từ các xynap của neuron trước sẽ được các thụ thể của màng sau xynap (trên neuron tiếp sau hoặc cơ quan đáp ứng) tiếp nhận và xung thần kinh tiếp tục truyền đi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mã thông tin thần kinh.

Hoạt động chủ yếu trong phần này là thuộc GV vì nội dung hoàn toàn mới đối với HS.

GV: Thông tin nhận được từ các cơ quan thụ cảm khác nhau đều được truyền đi dưới dạng xung thần kinh. Vậy trung ương thần kinh phân biệt như thế nào để nhận biết được các kích thích mạnh, yếu khác nhau từ các cơ quan thụ cảm khác nhau được gởi về 1 cách chính xác.

I. Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ

- Trong 1 sợi trục thần kinh, xung thần kinh có thể truyền theo cả 2 chiều nếu bị kích thích ở bất kỳ vị trí nào trên sợi trục.

- Trong 1 cung phản xạ: Xung thần kinh xuất hiện từ cơ quan thụ cảm bị kích thích→

neuron cảm giác→ trung ương thần kinh (tủy sống) → qua neuron trung gian→ neuron vận động → cơ quan đáp ứng qua các xynap theo 1 chiều nhất định.

- Vì xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi trục, tới các cúc xynap sẽ làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+, nó từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở các cúc xynap làm vỡ các bọc chứa các chất hóa học trung gian giải phóng các chất này vào khe xynap.

- Các phân tử chất trung gian hóa học → thay đổi tính thấm của màng sau xynap của neuron tiếp theo → xung thần kinh được hình thành lại → tiếp tục lan truyền dọc sợi trục→ cơ quan đáp ứng.

* Kết luận:

- Một cung phản xạ (xung thần kinh chỉ truyền theo 1 chiều từ cơ quan thụ cảm → cơ quan đáp ứng).

- Những thông tin đó được mã hóa (mã thông tin thần kinh) và trung ương thần kinh sẽ giải mã để nhận biết thông tin.

II. Mã thông tin thần kinh

1. Đối với các thông tin có tính chất định tính Các thông tin này được mã hóa bằng chính các neuron riêng biệt khi bị kích thích.

VD: SGK

GV: Cho HS đọc mục II SGK:

→ Với các thông tin có tính chất định tính thì được mã hóa bằng cách nào?

HS: Các thông tin này được mã hóa bằng chính các neuron riêng biệt khi bị kích thích.

GV: Các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hóa thế nào? Ví dụ?

HS: Nghiên cứu SGK và trả lời:

- Cách mã hóa thứ nhất: phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các neuron.

- Cách mã hóa thứ hai: Phụ thuộc tần số xung thần kinh.

2. Đối với các thông tin có tính chất định lượng

- Cách mã hóa thứ nhất: phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các neuron.

- Cách mã hóa thứ hai: phụ thuộc tần số xung thần kinh.

VD: SGK

4. Củng cố

- Cho 1-2 HS nêu tóm tắt những nội dung cơ bản đã lĩnh hội trong tiết học; GV nhận xét, điều chỉnh, bổ xung.

- HS nên tóm tắt trong khung để chính xác hóa nội dung cần nhớ.

- Trả lời các câu hỏi cuối bài

Câu 4: Vận dụng tổ hợp những hiểu biết về sự xuất hiện và lan truyền cung thần kinh trong cung phản xạ qua xynap. Sự xuất hiện điện động của tế bào thụ cảm xúc giác khi giẫm phải gai.

- Sự lan truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh qua xynap của neuron vận động.

- Xung truyền theo neuron vận động tới các cơ vận động bàn chân (hoặc ngón chân) gây ra phản ứng co chân để tránh tác dụng của gai nhọn.

Chú ý: Sự xuất hiện và lan truyền của xung thần kinh khi bị gai nhọn kích thích bằng sự chuyển giao xung thần kinh từ neuron này → neuron tiếp theo hoặc cơ quan đáp ứng nhờ xynap.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.

- Dặn HS sưu tầm tranh, ảnh, mẫu chuyện liên quan đến tập tính của động vật theo chủ đề - chuẩn bị cho tiết học sau.

- Xem trước bài mới, tìm hiểu về tập tính hoạt động ở cá nhóm động vật khác nhau.

Phiếu học tập

Kích thích

Cơ quan

cảm giác Sợi thần kinh hướng tâm Cơ quan trả lời

kích thích

Bài 30 :TẬP TÍNH I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức a. Cơ bản

- Nắm được một số tập tính của động vật thông qua các ví dụ tự chọn, từ đó nêu lên định nghĩa ngắn gọn về tập tính của động vật.

- Phân biệt các loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được trong đời sống cá thể và bầy đàn.

- Phân tích được ý nghĩa của các tập tính đối với đời sống của động vật và cơ sở thần kinh của các tập tính động vật.

b. Trọng tâm

- Khái niệm về tập tính.

- Cơ sở thần kinh của các loại tập tính (tập tính bẩm sinh và tập tính học được).

2. Kỹ năng

Phân biệt các loại tập tính bẩm sinh và tập tính học trong cuộc sống cá thể, bầy đàn.

3. Thái độ, hành vi

Phân tích được ý nghĩa của các tập tính đối với đời sống của động vật.

II. Chuẩn bị dạy và học 1. Giáo viên

- Tranh vẽ hình 30.1; 30.2 SGK.

- Băng hình về một số tập tính động vật (1 đoạn ngắn về tập tính săn mồi ).

- Phiếu học tập để thảo luận nhóm.

2. Học sinh

- Phiếu học tập của nhóm để thảo luận.

- Xem trước bài mới, tìm hiểu về tập tính hoạt động ở cá nhóm động vật khác nhau.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học 1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày những diễn biến diễn ra ở cúc xynap khi có kích thích.

- Cung phản xạ gồm có những thành phần nào? Xung thần kinh được dẫn truyền như thế nào trong cung phản xạ?

3. Hoạt động dạy và học a. Mở bài

Giáo viên vào bài bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp: tập tính là gì? Sau khi nghe HS trả lời dựa trên kiến thức của mình thì GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.

b. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội Dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về tập tính ở động vật.

GV: Có thể cho HS nghiên cứu 1 số hiện tượng trong SGK (có thể xem phim ngắn), phân tích ý nghĩa của từng hiện tượng đối với đời sống của động vật đó.

GV: Có thể phân công mỗi tổ nghiên cứu 1 hiện tượng, sau đó cử đại diện trình bày và nhận xét lẫn nhau. Sau đó GV nhận xét và xử lý các ý kiến đó.

HS: Nghiên cứu các hiện tượng hay đề xuất các hiện tượng quan sát được trong tự nhiên và thảo luận.

GV: Tất cả những hiện tượng nêu trên đều là những biểu hiện của tập tính. Vậy tập tính là

I. Khái niệm 1. Hiện tượng

a. Tiếng ếch nhái vang vọng vào cuối xuân đầu hạ

→ tập tính bẩm sinh.

Ếch nhái từng cặp di chuyển về phía bờ nước tìm nơi đẻ → tập tính bẩm sinh.

b. Cóc rình mồi + nhỏm lên bắt mồi → tập tính bẩm sinh.

Cóc vội vàng nhả mồi ra, thu mình lại để tránh mồi → tập tính thứ sinh.

c. Đàn ngỗng mới nở đi theo mẹ → tập tính bẩm sinh.

Tiết:31

gì?

HS: Tập tính động vậy là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại tập tính, cơ sở thần kinh và ý nghĩa của tập tính.

GV: Bắt đầu từ Charles Darwin qua công trình nghiên cứu về nguồn gốc các loài, trong đó có vấn đề về tập tính, như là nhân tố quan trọng cho sự sinh tồn của loài vật. Về sau có Paplov có nghiên cứu về các loại tập tính và hình thành các tập tính ở động vật…

GV: Dựa vào đặc điểm các tập tính của động vật có thể phân biệt tập tính thành mấy nhóm?

HS: Có thể phân biệt thành 2 nhóm là tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh.

GV: Ngoài ra còn có một loại tập tính thứ 3 là tập tính hỗn hợp.

GV: Thế nào là tập tính bẩm sinh? Cho ví dụ minh họa?

HS: Thảo luận và trả lời:

- Là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật khi sinh ra đã có.

- Ếch nhái từng cặp di chuyển về phía bờ nước tìm nơi đẻ → tập tính bẩm sinh.

GV: Thế nào là tập tính thứ sinh? Cho ví dụ minh họa?

HS: Thảo luận và trả lời:

- Là tập tính được hình thành trong qúa trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao giữa các cá thể cùng loài.

- Cóc vội vàng nhả mồi ra, thu mình lại để tránh mồi → tập tính thứ sinh.

GV: Sự tiếp thu không có bản chất di truyền không được “chương trình hóa” trong bộ máy di truyền mà thay đổi theo hoàn cảnh.

Thực chất đây là phản xạ có điều kiện.

GV: Có thể giảng giải thêm ví dụ của Paplov, một thí nghiệm nổi tiếng về phản xạ có điều

2. Định nghĩa về tập tính

Tập tính động vậy là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

II. Các loại tập tính - Tập tính bẩm sinh.

- Tập tính thứ sinh.

1. Tập tính bẩm sinh a. Khái niệm:

Là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật khi sinh ra đã có.

b. Đặc điểm:

- Mang tính bản năng.

- Được di truyền.

- Không thay đổi, không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống.

VD: Ếch nhái từng cặp di chuyển về phía bờ nước tìm nơi đẻ → tập tính bẩm sinh.

2. Tập tính thứ sinh

Là tập tính được hình thành trong qúa trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao giữa các cá thể cùng loài.

VD: Cóc vội vàng nhả mồi ra, thu mình lại để tránh mồi → tập tính thứ sinh.

- Các tập tính thứ sinh là chuỗi các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể, do học tập rèn luyện mà có.

GV: Các tập tính ở động vật có ý nghĩa gì cho đời sống của chúng không?

HS: Giúp cho cơ thể động vật thích nghi và tồn tại.

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ:

- Các tập tính bẩm sinh là chuỗi các phản xạ không điều kiện được di truyền từ bố mẹ.

- Các tập tính thứ sinh là chuỗi các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể, do học tập rèn luyện mà có.

2. Ý nghĩa

Giúp cho cơ thể động vật thích nghi và tồn tại.

4. Củng cố

- Cho HS nêu tóm tắt những nội dung cơ bản đã lĩnh hội trong bài sau đó đối chiếu với các nội dung được trình bày trong khung.

- Nếu có điều kiện, có thể dành thời gian cho HS xem trích đoạn về tập tính săn mồi ở động vật.

- GV cho thêm ví dụ để HS phân tích.

- Cho HS trả lời một số câu hỏi sau:

Câu 1: Trong hình HS có thể thấy 3 con ngỗng chậy theo sau thứ đồ chơi đang chuyển động. Giải thích nào sau đây về tập tính của các con ngỗng là hợp lý?

a. Đó là hành động thay thế do không có ngỗng cha mẹ ở đó.

b. Đó là quá trình học tập của con non để nhận ra và gắn bó với đồng loại ,nghĩa là đồ chơi đó là vật thể chuyển động đầu tiên các ngỗng con nhìn thấy sau khi nở ra và do đó chúng phản ứng như thể đó là ngỗng cha, mẹ.

c. Chúng được người chăn giữ ngỗng rèn luyệnđể đi theo sau thứ đồ chơi này.

d. Các ngỗng con có khuynh hướng bẩm sinh hay bản năng là đi theo bất kỳ một vật di động nào mà chúng thấy.

Câu 2: Một bầy chim sẻ đang ăn ở một bàn ăn cho chim trong vườn. Bỗng nhiên 1 con chim sẻ cất tiếng báo động, cả bầy chim bay lên và lấp vào các bụi cây gần đó, và 1 giây sau 1 con diều hâu bay ngang qua. Con chim sẻ đầu tiên phát hiện ra con diều hâu có được cảm ứng kêu báo động cho cả bầy thay vì lặng lẽ bay đi trốn.

- Bằng cách kêu báo động, con chim đó sẽ thu hút sự chú ý của con diều hâu để hy sinh bản thân nó vì lợi ích của loài.

- Điều này được giải thích như thế nào?

a. Con chim ăn thịt nhận thức rằng nó đã mất cơ hội tấn công bất ngờ sẽ ngừng cuộc săn mồi, như vậy bằng cách kêu báo động cho bầy, con chim sẻ cũng phát tín hiệu cho con diều hâu là nó đã bị phát hiện và do đó con chim sẻ cũng làm giảm nguy cơ bản thân nó bị tấn công.

b. Bằng cách kêu báo động, chim sẻ sẽ cứu được nhiều thành viên của bầy, nhiều con trong số đó có quan hệ họ hàng với con chim sẻ này. Nói cách khác tập tính kêu báo động có thể giải thích bằng chọn lọc thân thuộc.

c. Kêu báo động là một đáp ứng bản năng luôn luôn được tạo ra khi có mặt con vật ăn thịt.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Tìm thêm một số ví dụ khác về tập tính ở động vật.

- Xem trước bài mới, tìm hiểu một số hình thức học tập và tập tính phổ biến ở động vật.

- Tìm hiểu một số tập tính phổ biến ở động vật, sưu tầm các hình ảnh để minh họa.

Một phần của tài liệu giáo án sinh học 11 nâng cao- Trần Thế Vương (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w