1.3. Sơ lược tình hình quản lý đất đai trên cả nước và tỉnh Phú Thọ
1.3.2. Sơ lược tình hình công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi tỉnh Phú Thọ
Được tái lập và đi vào hoạt động từ 01/1/1997 trên cơ sở chia tách từ tỉnh Vĩnh Phú trước đây, tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên hơn 3.533,3km2, dân số trên 1,34 triệu người, mật độ dân số là 379 người/km2, địa hình tương đối phức tạp, đồi núi chiếm 65,37% diện tích đất tự nhiên. Toàn tỉnh có 11 huyện, 1 thành phố, 1 thị
xã với 271 xã, phường, thị trấn. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, nhu cầu đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc là đất cho xây dựng công nghiệp, giao thông, đô thị là rất lớn. Cùng với nó là vấn đề gia tăng dân số tự nhiên đã gây ra một sức ép rất lớn đến việc quản lý và sử dụng đất đai trên toàn tỉnh.
Nhận thức được vai trò to lớn của nguồn tài nguyên đất đai đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, từ khi tái lập đến nay công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã được đổi mới và tăng cường lên một bước. Ngành địa chính đã được kiện toàn, đang phát huy vai trò tham mưu đắc lực cho chính quyền các cấp, đưa công tác quản lý và sử dụng đất đi dần vào nề nếp, đúng pháp luật.
Cụ thể trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Phú Thọ đã Xây dựng được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt, 13 huyện thị và 237 xã / 270 xã đã được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2010 và kế hoạch sử dụng đất 2010-2015.
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính cũng đạt được những tiến bộ quan trọng.
Theo báo cáo của ngành địa chính Phú Thọ, công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính đã thực hiện một khối lượng lớn các công việc sau: Xây dựng lưới tọa độ địa chính được 1.056 điểm, trong đó 388 điểm cấp I, 718 điểm cấp II. Đo đạc lập bản đồ địa chính được tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 được 50.539ha. Bên cạnh đó, công tác đo đạc bổ sung bản đồ địa chính cũng được tiến hành khẩn trương, đến nay đã có 28.375ha được đo đạc [13]. Nhìn chung công tác đo đạc lập bản đồ đã đáp ứng kịp thời công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh.
Một ghi nhận nữa là công tác đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất. Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã giao đất nông nghiệp cho các chủ sử dụng đất đạt 85.796ha, đã cấp GCN quyền sử dụng đất cho 244.965 hộ với diện tích hơn 80.000ha đạt hơn 93%, cấp GCN quyền sử dụng đất ở khu vực nông thôn cho trên 21.400 hộ với diện tích hơn 6.140ha đạt trên 92%, cấp GCN quyền sử dụng đất cho đất lâm nghiệp được hơn 116,400ha chiếm 88%. Công tác lập hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp.
Song với tinh thần vượt khó, ngành Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cấp, các đơn vị thi công triển khai ở hầu hết các phường, thị trấn. Đến nay đã cơ bản
hoàn thành khâu chỉnh lý tài liệu bản đồ và triển khai một bước đăng ký xét duyệt cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ.
Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng có những tiến bộ nhất định. Công tác tiếp dân được tổ chức định kỳ, đúng quy định. Trong những năm qua, cấp tỉnh và cấp huyện đã giải quyết gần 2.000 đơn thư khiếu nại tố cáo trong tổng số 2.738 lá đơn chiếm 73%. Phần lớn công tác giải quyết đơn thư khiếu nại đảm bảo kịp thời, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, ít có tái khiếu, tái tố.
Cùng với thành tích mà ngành Tài nguyên và Môi trường đạt được trong thời gian qua, công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ đóng vai trò to lớn.
Đáng kể nhất là việc Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập hội đồng khoa học ứng dụng nhiều thành tựu khoa học vào thực tiễn, như xây dựng cơ sở tín hiệu cho hệ thống thông tin địa lý GIS, thực hiện tốt trong việc tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng các phần mềm về quản lý thông tin lưu trữ tư liệu địa chính, sử dụng các phần mềm TK 2005 trong thống kê, kiểm kê đất đai, in GCN QSĐ theo mẫu mới nhất. Sử dụng thành thạo, trong việc áp dụng đề tài “ Thiết kế hệ thống dữ liệu tài chính theo công nghệ Famis-Caddb trong quản lý Nhà nước về đất đai” đặc biệt ứng dụng rộng rãi trong công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và lập hồ sơ địa chính chính quy.
Nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Phú Thọ đang được đi vào nề nếp, đất đai được sử dụng có hiệu quả hơn, biến động đất đai theo chiều hướng tích cực, đất cho các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, đất chưa sử dụng giảm dần qua các năm. Công tác quản lý đã đáp ứng được nhu cầu về đất đai cho sự phát triển kinh tế xã hội như giao thông, thủy lợi, xây dựng và nhu cầu đất ở cho nhân dân.
* Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất Năm 1994 sở Địa chính được thành lập (nay là sở Tài nguyên và Môi trường), từ đó đến nay Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như sau:
+ Ban hành bốn (04) chỉ thị về giao đất cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, bốn (04) Quyết định ban hành quy định về trình tự thủ tục giao đất, cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, năm (05) Quyết định ban hành hạn mức khi giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Ban hành sáu (06) Quyết định ban hành quy định khung giá, giá các loại đất.
+ Ban hành sáu (06) Quyết định về quy trình bồi thường thiệt hại, chính sách hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.
+ Ban hành hai mươi lăm (25) Quyết định về thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
+ Ban hành ba mươi sáu (36) Quyết định về phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thị xã, các phường, thị trấn, các xã thuộc khu vực phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, các tổ chức sử dụng đất ( nông lâm trường, công ty lâm nghiệp…) trên địa bàn tỉnh.