Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện thanh sơn tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2012 (Trang 74 - 83)

3.2. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thanh

3.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất

Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện đúng theo thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng quy trình và quy định của pháp luật đất đai; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất.

Công tác giao đất - Đất nông nghiệp:

+ Đối với hộ sản xuất nông nghiệp hiện nay đất sản xuất nông nghiệp đã giao cho 19.036 hộ sản xuất nông nghiệp với diện tích là 4.687 ha đạt 97,28% so với tổng diện tích cần giao. Từ việc giao ruộng đất ổn định cho nông dân, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã chuyển dịch đúng hướng. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, như cây chè, cây sơn...

Bên cạnh những thành quả đã đạt được từ chính sách giao ruộng đất ổn định cho nông dân thì cũng nổi lên một số khó khăn, tồn tại. Đó là việc giao đất trước đây được tính theo nhân khẩu tại thời điểm giao ruộng chủ yếu là năm 1993. Từ đó đến nay, nhân khẩu mới phát sinh có nhu cầu sản xuất nông nghiệp thì không được chia ruộng, trong khi những người được chia ruộng đã mất hoặc đã chuyển sang ngành nghề khác, thoát ly khỏi nông nghiệp lại vẫn có. Ở nhiều địa phương có tình trạng, một gia đình 10 người nhưng chỉ có 1-2 sào ruộng, thậm chí không có ruộng để sản xuất, ngược lại có gia đình 3 hoặc 4 nhân khẩu nhưng có tới hơn mẫu ruộng.

Việc giao đất của các địa phương trước đây cũng không đồng bộ, có nơi giao ruộng trước năm 1993, có nơi thực hiện sau khi chia ruộng. Do đó dẫn tới tình trạng nhiều gia đình có trẻ em sinh ra tại thời điểm chia ruộng nhưng chưa được bổ sung vào phương án giao đất ở các địa phương, thời gian qua liên tục có đơn đề nghị giao đất nông nghiệp theo NĐ 64/CP... Bên cạnh đó, trước đây đất giao cho các hộ nông dân thực hiện theo phương châm "có xấu - tốt - xa - gần" nên ruộng đất manh mún. Mặc dù huyện đã chỉ đạo dồn điền, đổi thửa, tuy nhiên tiến độ thực hiện của nhiều địa phương còn chậm, đến nay mới dồn đổi được hơn 300ha. Một vấn đề khá nhức nhối nữa ở nhiều địa phương là việc quản lý quỹ đất vào mục đích công ích, đất nông nghiệp khó giao tại các địa phương còn nhiều bất cập. Đặc biệt, tình trạng lấn chiếm xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, tự chuyển đổi mục đích sử dụng, cho thuê, cho mượn diễn ra khá phổ biến, thống kê sơ bộ đã có trên 100 ha đất nông nghiệp đã bị sử dụng sai mục đích hoặc bị lấn chiếm...

Để quản lý chặt việc sử dụng đất nông nghiệp, cần phải điều chỉnh bổ sung cho phù hợp như điều chỉnh từ người không có nhu cầu sang người có nhu cầu để tạo sự công bằng và phát huy hơn nữa tiềm năng đất đai. Vì vậy UBND huyện chỉ đạo các xã cần khẩn trương rà soát, xác định chính xác quỹ đất nông nghiệp đã giao, chưa giao, đất công ích và đất nông nghiệp khó giao đủ điều kiện trồng được hai vụ lúa trở lên. Theo đó, Chủ tịch UBND xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND huyện về công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp giao theo NĐ 64, đất công ích, kịp thời ngăn chặn, kiên quyết xử lý vi phạm về sử dụng đất, nhất là trường hợp tự chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

+ Đất lâm nghiệp: Huyện đã giao cho hộ gia đình và cá nhân là: 30.162,7 ha đạt 84,98% so với tổng diện tích cần giao. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong công tác giao, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp còn hạn chế, chưa đánh giá được chất lượng, trữ lượng rừng; việc giao đất, giao rừng cho các chủ rừng ở một số nơi ranh giới trên thực địa chưa phõn định rừ ràng, sai lệch về vị trớ giữa bản đồ và thực địa, giao đất không căn cứ vào quy hoạch 3 loại rừng... nên ở hầu hết các huyện, thành phố đã giao ra ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp dẫn đến tình trạng canh tác chồng chéo, xâm canh, tranh chấp giữa đất của tổ chức và hộ gia đình hoặc giữa các hộ gia đình với nhau. Trong khi đời sống của đại đa số người dân sống trên đất rừng, gần rừng còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ rừng chưa cao, do thiếu hoặc chưa được giao đất, giao rừng để sản xuất, vẫn còn tình trạng đất rừng bị xâm lấn để làm nương rẫy;

một số nơi rừng vẫn bị chặt phá, khai thác trái phép và sử dụng không theo quy hoạch gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như thực hiện các chính sách về lâm nghiệp.

Về hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, về cơ bản công tác giao đất, giao rừng đã góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong lĩnh vực lâm nghiệp, làm cho rừng có chủ thực sự, cơ bản các hộ gia đình, cá nhân đã ý thức được vai trò làm chủ của mình trên diện tích đất lâm nghiệp được giao và thấy được lợi ích kinh tế từ rừng nên đã đầu tư lao động, tiền vốn vào trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng; nhiều hộ gia đình bước đầu đã có thu nhập cao, ổn định từ nghề rừng. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai khá tốt đối với các khu vực giao cho các tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước thuộc các Ban quản lý rừng phòng hộ, các Công ty Lâm nghiệp; các chủ rừng sau khi nhận đất lâm nghiệp đã tổ chức khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn quản lý, bảo vệ rừng... Vì vậy, những năm gần đây cơ bản rừng được bảo vệ và phát triển tốt, tình trạng vi phạm pháp luật như khai thác trái phép, phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng... đã giảm đáng kể.

Bên cạnh đó còn một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân ở một vài địa phương khi đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả thấp, nguồn thu nhập từ rừng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đa số các hộ làm nghề rừng đời sống còn nghèo; một số hộ gia đình còn sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích để làm lò gạch thủ công, sản xuất cây lương thực. Đặc biệt là đã tồn tại từ lâu đời tình trạng dân cư sinh sống, canh tác trên đất rừng phòng hộ;

do ở phân tán và sâu trong rừng nên việc phá rừng để sản xuất, tự khai thác gỗ làm nhà và chặt củi làm chất đốt, phục vụ sinh hoạt xảy ra khá phổ biến, đã đặt ra những khó khăn, thách thức rất lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

- Đất phi nông nghiệp:

+ Đất ở: Hàng năm căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân và căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, huyện Thanh Sơn đã tiến hành giao đất cho các hộ gia đình cá nhân có nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn huyện. Kết quả giao đất ở giai đoạn 2010-2012 của huyện Thanh Sơn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.11: Kết quả giao đất ở của huyện Thanh Sơn giai đoạn 2010 - 2012

STT Tên xã Số hộ Diện tích(ha)

1 Thị trấn Thanh Sơn 235 2,81

2 Sơn Hùng 56 1,68

3 Giáp Lai 30 0,90

4 Thạch Khoán 128 3,84

5 Địch Quả 140 4,10

6 Thục Luyện 80 2,20

7 Vừ Miếu 260 7,90

8 Văn Miếu 52 1,80

9 Khả Cửu 45 1,35

10 Đông Cửu 32 0,96

11 Thượng Cửu 15 0,40

12 Tân Minh 38 0,95

13 Tân Lập 124 3,53

14 Cự Thắng 82 1,64

15 Tất Thắng 140 2,80

16 Cự Đồng 159 4,63

17 Thắng Sơn 324 5,83

18 Hương Cần 143 2,95

19 Yên Lương 96 2,25

20 Yên Lãng 76 2,10

21 Yên Sơn 58 1,16

22 Tinh Nhuệ 65 1,30

23 Lương Nha 86 1,72

Tổng 2364 58,80

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Sơn)

Qua kết quả bảng 3.11 ta thấy xó Vừ Miếu cú tỷ lệ giao đất ở cao nhất là: 260 hộ diện tích 7,9ha, xã Thượng Cửu giao đất ở có tỷ lệ thấp nhất là: 15 hộ diện tích 0,40ha. Nhìn chung công tác giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân tại huyện Thanh Sơn cơ bản đảm bảo theo các quy định của pháp luật đất đai, nhu cầu sử dụng đất ở của nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được giải quyết, tuy nhiên vẫn còn một số xã trong những năm trước đây giao đất trái thẩm quyền thu tiền không đúng theo qui định, không nộp vào ngân sách Nhà nước như xã Yên Lãng, xã Yên lương. Một số xã vẫn chưa trú trọng đến việc giao đất ở cho nhân dân dẫn đến người dân tự lấn chiếm đất để làm nhà ở làm phá vì quy hoạch của địa phương nhưng không có biện pháp sử lý hoặc sử lý không dứt điểm.

Để khắc phục tình trạng trên đề nghị các xã thị trấn cần công bố công khai quy hoạch, quản lý tốt quy hoạch. Ngoài những khu vực thuận lợi để đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng năm có kế hoạch giao đất ở có thu tiền cho những hộ có thu nhập thấp. Việc giao đất có thu tiền thì phải xét duyệt công bằng và giao đất đúng theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt.

- Công tác giao đất cho các tổ chức.

Kết quả giao đất cho tổ chức trên địa của huyện Thanh Sơn đến năm 2012 là 25 trường hợp với diện tích 63,21 ha

- Về công tác cho thuê đất.

Kết quả cho thuê đất trên địa của huyện Thanh Sơn được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, đến năm 2012 là trường hợp với diện tích 467,51 ha, chủ yếu là cho các tổ chức thuê đất để sản xuất kinh doanh.

* Đánh giá về công tác giao đất cho thuê đất: Giao đất, cho thuê đất là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và bước đầu phát huy nguồn lực của đất đai trong phát triển của đất nước. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định; từng bước khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng. Đất được giao, cho thuê, được chuyển mục đích về cơ bản là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất được xét duyệt và quá trình chuyển đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động và bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Tuy nhiên, tình trạng đất được giao, cho thuê sử dụng không đúng mục đích, vi phạm pháp luật, găm giữ đất, chậm đưa vào sử dụng hoặc chuyển nhượng dự án còn xảy ra ở dẫn đến lãng phí đất đai và gây bất bình trong dư luận. Còn tình trạng nhiều tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền nhưng sử dụng lãng phí, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra nhiều sai phạm.

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu là:

- Theo chính sách hiện hành, đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất quá rộng. Việc phân cấp mạnh về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và thẩm quyền quyết định đầu tư của pháp luật về đầu tư chưa đi đôi với việc giám sát thực thi trên thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập.

- Quy định về căn cứ giao đất, cho thuê đất cùng với việc định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thường thấp hơn nhiều so với giá đất trên thị trường, đặc biệt là giá cho thuê đất quá thấp cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng một nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất để thực hiện nhiều dự án nhưng găm giữ đất, chậm đưa vào sử dụng hoặc chuyển nhượng dự án.

- Quy định Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế trong nước, dẫn đến sự không thống nhất giữa nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và chưa gắn với mục đích sử dụng đất.

- Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay còn thấp nên có nhiều trường hợp sử dụng đất có diện tích lớn đã lách luật bằng cách nhờ người khác đứng tên khi nhận chuyển quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, gây phức tạp trong việc đăng ký sử dụng đất, dễ phát sinh khiếu kiện, tranh chấp đất đai.

- Chưa đánh giá hết năng lực các nhà đầu tư khi giao đất, cho thuê đất. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm sau khi giao đất, cho thuê đất chưa được tiến hành một cách thường xuyên. Chưa thống nhất các thủ tục về đầu tư, xây dựng và đất đai trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ còn phức tạp, thời gian thực hiện còn kéo dài...

Khắc phục những bất cập trên, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) (dự thảo ngày 06-9-2013) đã đưa ra nhiều quy định mới, mang tính đột phá, trong đó tập trung vào 03 nội dung cơ bản sau: [20]

Một là, quy định về căn cứ giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật (Điều 52) là quy định việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì phải có Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án, công trình thuộc các trường hợp theo quy định.

Hai là, quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

Theo đó, dự thảo Luật (Điều 53) đã bổ sung quy định về các điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội như:

chủ đầu tư phải có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư; phải ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư và không vi phạm pháp Luật đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác. Quy định này sẽ giúp lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực triển khai dự án, khắc phục tình trạng chạy dự án vì mục đích đầu cơ, bảo đảm tính khả thi trong việc triển khai, hạn chế tình trạng giao đất tràn lan cho nhà đầu tư và chậm đưa đất vào sử dụng, lãng phí tài nguyên đất.

Ba là, thu hẹp các đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để chuyển sang thuê đất.

Theo đó, dự thảo Luật (điểm e, khoản 1, Điều 57) quy định các tổ chức sự nghiệp công đã tự chủ tài chính phải chuyển sang áp dụng hình thức thuê đất. Thực tế thời gian qua cho thấy, việc giao đất không thu tiền sử dụng đất được áp dụng cho nhiều đối tượng kể cả các đối tượng là các tổ chức sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước có khả năng tự chủ về tài chính. Do đó, đã dẫn tới tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả. Quy định như dự thảo Luật sẽ tạo ra cơ chế để từng bước xóa bỏ bao cấp, khắc phục tình trạng lãng phí, nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai; bảo đảm sự bình đẳng giữa các đối tượng trong việc sử dụng đất.

* Về công tác thu hồi đất

Căn cứ vào quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu công nghiệp và quy hoạch hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt, từ năm 2010- 2012, UBND huyện Thanh Sơn đã làm thủ tục đề nghị UBND tỉnh thu hồi 118 trường hợp đất do UBND các xã, các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang quản lý, sử dụng trên địa bàn huyện để chuyển sang sử dụng vào các mục đích theo quy hoạch được duyệt, trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp: 3.535,25ha;

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 454,12ha;

- Nhóm đất chưa sử dụng: 13,0ha.

Song song với việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy định, UBND huyện Thanh Sơn kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện, kết quả đã đề nghị UBND tỉnh ra Quyết định thu hồi một phần đất lâm nghiệp của Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng; Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài và Công ty Cổ phần chè Phú Thọ tổng số là: 3332,27ha giao lại cho địa phương quản lý. Qua

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện thanh sơn tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2012 (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w