Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và quy hoạch

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện thanh sơn tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2012 (Trang 56 - 64)

3.2. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thanh

3.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và quy hoạch

* Công tác khảo sát, đo đạc và lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã xây dựng được các hệ thống bản đồ cụ thể như sau: Cấp huyện đã xây dựng xong bản đồ địa giới hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện tỷ lệ 1/25000;

cấp xã có 23/23 xã thị trấn đã xây dựng được bản đồ địa giới hành chính, bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ: 1/5.000, 1/10.000, và 23/23 xã hoàn thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thị trấn tỷ lệ 1/5.000, 1/10.000, bản đồ giao đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000. Trên địa bàn huyện phần diện tích đất lúa, đất bãi và đất ở đã được đo đạc lập bản đồ giải thửa theo chỉ thị 299/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ từ những năm 1983 - 1987, loại bản đồ này qua quá trình sử dụng nhiều năm đã cũ nát. Mặc dù hàng năm đều được cập nhật chỉnh lý biến động, song do quá trình biên tập lại nhiều lần và công tác cập nhật chỉnh lý chưa thường xuyên nên độ chính xác của loại bản đồ này không cao. Nhưng địa phương chưa có điều kiện đầu tư kinh phí cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính đối với các diện tích này, do đó bản đồ giải thửa 299 vẫn là tài liệu chủ yếu để thực hiện các nghiệp vụ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, giải quyết tranh chấp được thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9: Kết quả điều tra thu thập bản đồ huyện Thanh Sơn

STT Tên bản đồ ĐVT Số

lượng

Năm

Thành lập Đánh giá

1 Bản đồ địa giới hành chính Bộ 24 1998 Đạt yêu cầu

2 Bản đồ địa chính cơ sở Bộ 23 2000 Đạt yêu cầu

3

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2000- 2010

Bộ 01 2001 Đạt yêu cầu

4

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2000- 2010

Bộ 01 2001 Đạt yêu cầu

5 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

cấp xã giai đoạn 2006-2010 Bộ 23 2007 Đạt yêu cầu

6

Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2006-2010

Bộ 23 2007 Đạt yêu cầu

7 Bản đồ giao đất lâm nghiệp Bộ 23 1994 Đạt yêu cầu

8 Bản đồ thổ nhưỡng cấp huyện Bộ 01 2004 Đạt yêu cầu

9 Bản đồ giải thửa Tờ 445 1985-1987 Đạt yêu cầu

10 Bản đồ địa chính Tờ 54 2001 Tốt

11 Sổ mục kê Bộ 23 1987 Đạt

12 Sổ địa chính Quyển 215 1987 Đạt

13 Sổ theo dừi biến động đất đai Bộ 23 1987 Đạt

14 Sổ cấp GCN quyền sử dụng đất Quyển 35 1987 Đạt

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Sơn)

Qua bảng trên ta thấy bản đồ giải thửa gồm 23 bộ với 445 tờ, tỷ lệ 1/10.000 được đo vẽ năm 1987 được dùng cho 23 xã trong huyện. Sổ mục kê gồm 23 bộ, sổ địa chớnh 215 quyển, sổ theo dừi biến động đất đai 23 bộ, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm 35 quyển đều được sử dụng từ năm 1987 đến nay. Phục vụ

cho nhu cầu quản lý Nhà nước về đất đai như thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, tranh chấp tố cáo, khiếu nại...

Nhận thức được tầm quan trọng của bản đồ trong công tác quản lý đất đai nên công tác lập bản đồ của huyện Thanh Sơn đã được quan tâm thực hiện tốt. Đến nay dự án đo đạc bản đồ địa chính cho 22 xã và 01 thị trấn huyện Thanh Sơn đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hiện tại đã có 16 xã đang tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy, còn lại 7 xã sẽ tiến hành triển khai vào năm 2014. Đây sẽ là một hệ thống bản đồ địa chính, chính quy đầu tiên của huyện Thanh Sơn có độ chính xỏc cao, thể hiện rừ ràng, chớnh xỏc cỏc nội dung như vị trớ, ranh giới, diện tớch, loại đất, chủ sử dụng và hệ thống bản đồ này đã phục vụ tích cực cho công tác trong nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.

* Công tác đánh giá phân hạng đất.

- Kết quả phân loại đất huyện Thanh Sơn:

Việc phân hạng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã được tiến hành xong từ năm 2008 cụ thể như sau.

Căn cứ vào hình thái phẫu diện, kết quả phân tích đặc tính lý hóa học của từng phẫu diện. Đối chiếu từng phẫu diện với các tiêu chuẩn và các nguyên tắc phân loại để xác định tên đất cho từng phẫu diện, sau đó tổng hợp và đối chiếu bản đồ để xây dựng bảng phân loại đất chính thức. Kết quả điều tra, phân loại đất huyện Thanh Sơn được thể hiện ở bảng 3.10 dưới đây:

Bảng 3.10: Bảng phân loại đất huyện Thanh Sơn theo FAO-UNESCO

STT Tên đất Việt Nam

hiệu Tên đất theo FAO-

UNESCO Ký hiệu

I Đất cát C Arenosols AR

1.1 Đất cát glây Cg Gleyic Arenosols ARg

1 Đất cát glây điển hình Cg-h Hapli Gleyic

Arenosols ARg-h

II Đất phù sa P Fluvisols FL

2.1 Đất phù sa trung tính ít chua P Eutric Fluvisols FLe 2 Đất phù sa trung tính ít chua điển

hình p-h Hapli Eutric Fluvisols FLe-h

3 Đất phù sa trung tính ít chua cơ giới

nhẹ p-a Areni Eutric Fluvisols FLe-a

4 Đất phù sa trung tính ít chua glây nông

p-g1 Epi gleyi Eutric Fluviosols

FLe-g1 2.2 Đất phù sa có tầng loang lổ Pb Cambic Fluvisols FLb

5 Đất phù sa có tầng loang lổ điển hình Pb-h Hapli cambic fluvisols FLb-h

III Đất glây GL Gleysols GL

3.1 Đất glây chua GLc Dytric Gleysols GLd

6 Đất glây chua điển hình GLc-h Hapli Dytric Gleysols GLd-h 3.2 Đất glây trung tính ít chua GLe Eutric Gleysols GLe

7 Đất glây trung tính ít chua điển hình GLe-h Hapli Eutric Gleysols GLe-h

IV Đất xám X Acrisols AC

4.1 Đất xám glây Xg Gleyic Acrisols ACg

8 Đất xám glây điển hình Xg-h Hapli Gleyic Acrisols ACg-h 9 Đất xám glây sỏi sạn sâu Xg-s2 Endo skeleti Gleyic

Acrisols

ACg-sk2

4.2 Đất xám Feralit Xf Ferralic acrisols ACf

10 Đất xám Feralit điển hình Xf-h Hapli Ferralic Acrisols ACf-h 11 Đất xám Feralit đá lẫn nông Xf-đ1 Epi lithi Ferralic

Acrisols

ACf-11 12 Đất xám Feralit đá lẫn sâu Xf-đ2 Endo lithi Ferralic

Acrisols

ACf-12

V Đất tầng mỏng E Leptosols Lp

5.1 Đất tầng mỏng chua Ec Dystric Leptosols LPd

13 Đất tầng mỏng rất chua điển hình Ec-h Hapli Dystric Leptosols

LPd-h (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Sơn)

- Kết quả xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và mô tả các loại đất:

Tổng diện tích đất điều tra của huyện là 56900,48 ha; chiếm 91,51% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Các loại đất chính trong huyện gồm:* Đất phù sa (Fluvisols : FL)

Đất phù sa huyện Thanh Sơn có diện tích 2724,39ha; chiếm 4,79% diện tích điều tra, được hình thành do sự bồi lắng các vật liệu phù sa của các con sông, suối lớn trong huyện, xuất hiện ở nhiều xã từ Lương Nha, Tinh Nhuệ, Yên Lãng, Thục Luyện đến Văn Miếu, thị trấn Thanh Sơn…

Đặc điểm chung của nhóm đất phù sa là đất còn trẻ, các quá trình thổ nhưỡng trong đất diễn ra yếu, phẫu diện đất chưa cú sự phõn húa rừ rệt.

Đất phù sa huyện Thanh Sơn là loại đất tốt, độ phì tự nhiên tương đối khá, khả năng thâm canh cây trồng là rất lớn, thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các loại cây trồng. Song do quá trình khai thác, sử dụng lâu năm liên tục lại không chú ý bồi dưỡng đất nên phần nào đã làm giảm độ phì và thoái hóa đất mà điển hình là sự chua hóa tầng đất mặt ở một số phẫu diện.

Hiện tại, các loại hình sử dụng đất trên các loại đất này khá phong phú và đa dạng, chủ yếu là trồng hai vụ lúa một vụ màu, hai vụ lúa, một lúa một mầu hoặc chuyên mầu. Trong tương lai, vẫn duy trì các chế độ canh tác này nhưng cần căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng đơn vị đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng và đề ra các biện pháp cải tạo đất hợp lý.

* Đất Glây: GL(Gleysols: GL)

Đất glây huyện Thanh Sơn có diện tích là 685,25ha, chiếm 1,2% diện tích đất điều tra bao gồm 2 đơn vị cấp II và 2 đơn vị phụ đất cấp III là đất glây trung tính ít chua điển hình và đất glây chua điển hình. Tập trung chủ yếu ở các xã: Cự Thắng, Thắng Sơn, Thục Luyện, Yên Sơn, Yên Lãng, Tinh Nhuệ… Hình thành trên các dạng địa hình thấp, trũng đọng nước thường xuyên hoặc những nơi có mực nước ngầm nông, từ các vật liệu không gắn kết. Do đất thường xuyên bị úng nước, trong đất xảy ra 2 quá trình chủ yếu là quá trình tích sét và quá trình khử Fe3+ thành Fe2+, kết quả hình thành lên tầng glây rất điển hình có màu xám xanh, xanh lục, xám sẫm hay đen.

Các đơn vị đất glây khá thích hợp cho việc canh tác lúa nước hoặc các cây trồng cạn vào mùa khô. Hiện tại, người dân địa phương mới chỉ gieo cấy được một hoặc hai vụ lúa, một vài chỗ vẫn còn bỏ hoang. Trong tương lai nếu cải thiện được hệ thống tưới, tiêu và có biện pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý thì có thể đưa toàn bộ diện tích đất ruộng bỏ hoang vào sản xuất, chuyển từ đất một vụ lên hai vụ lúa, thậm chí gieo trồng cả ba vụ. Các loại hình sử dụng đất có khả năng áp dụng trên các đơn vị thuộc nhóm: 2 vụ lúa - 1 vụ màu ( áp dụng pháp trồng Ngô trên đất lầy thụt), 2 vụ lúa, 1 vụ lúa - 1 vụ cá kết hợp chăn thả vịt.

Khi thâm canh trên các đơn vị đất glây chua cần có biện pháp khử chua cho đất. Ngoài các biện pháp thủy lợi, có thể áp dụng thêm một số biện pháp kỹ thuật như: Bón vôi hợp lý theo mùa vụ, sử dụng các loại phân bón trung tính, kết hợp sục bùn khi vơ cỏ để tạo điều kiện giải phóng chất độc ra khỏi đất, nếu tạo được điều kiện để phơi đất thì các càng tốt

Để sử dụng phân bón có hiệu quả thì phương pháp bón cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nhóm đất glây của huyện chủ yếu phân bố trên dạng địa hình thấp trũng, thường xuyên đọng nước do vậy khi bón đạm cần bón sâu ( ít nhất 5cm) vào đến tầng khử của đất để tránh phản ứng đạm hóa gây mất đạm.

* Đất xám: X ( Acrisols : AC)

Là nhóm đất lớn nhất trong huyện với diện tích 52952,2ha; chiếm 92,43%

diện tích đất điều tra. Việc phân loại đất xám huyện Thanh Sơn được tuân thủ theo các chỉ tiêu phân loại của FAO: Có tầng B Argic tích sét điển hình, riêng với đất vùng đồi núi phải chú ý xác định tầng B ferralit để chuyển sang nhóm đất đỏ. Nhóm đất xám của huyện gồm 2 đơn vị cấp II và 5 đơn vị phụ cấp III.

* Đất xám glây: Xg ( Gleyic-Acrisols: Acg)

Đất xám glây thuộc huyện có diện tích là 1228,67ha; chiếm 2,16% diện tích đất điều tra, phân bố trên các dạng địa hình từ vàn thấp đến vàn cao. Đặc điểm chung: Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình; phản ứng của đất từ chua đến trung tính; hàm lượng chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu tầng mặt khá, các tầng kế tiếp nghèo; kali khá; dung tích hấp thu thấp. Đất xám glây huyện Thanh Sơn gồm hai đơn vị phụ là đất xám glây điển hình và xám glây sỏi sạn sâu.

Các đơn vị thuộc đất xám glây rất phù hợp với cây lúa, cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhìn chung độ phì của đất ở mức trung bình đến khá, có thể đảm bảo cho sự phát triển đa dạng các loại cây trồng. Trên các đơn vị của loại đất này có thể áp dụng các loại hình sử dụng đất: 2 lúa- màu, 2 lúa, 1 lúa-màu hay chuyên màu. Song để đạt hiệu quả kinh tế cao mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái đất cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa.

* Đất xám Feralit: Xf(Feralic Acrisols: Acf)

Có diện tích 51363,53ha; chiếm 90,27% tổng diện tích đất điều tra, phân bố ở tất cả các xã trong huyện từ địa hình cao đến độ dốc cấp IV. Hình thành do sự phong hóa của nhiều loại đá mẹ khác nhau như: Gnai, mica, phiến sét… Đặc điểm chung của loại đất này là chua lại nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới của đất từ nhẹ đến nặng. Tuy vậy, tiềm năng khai thác của đất cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng từ các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm đến cây hoa màu. Các đơn vị đất này cũng rất thuận tiện để phát triển các mô hình kinh tế đa dạng như: VAC, phát triển trang trại, mô hình VACR….

Hiện tại trên một số đơn vị, do sử dụng và khai thác không hợp lý đã xảy ra hiện tượng xói mòn rửa trôi mạnh khiến tầng đất bị mỏng đi rất nhanh, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì việc thoái hóa đất là không thể tránh khỏi. Vì vậy, trong tương lai cần có biện pháp chống xói mòn, rửa trôi:

- Biện pháp công trình: Tạo ruộng bậc thang hoàn chỉnh hoặc bán hoàn chỉnh, đào mương, đắp bờ hoặc kết quả cả hai…. Ngoài tác dụng ngăn chặn bào mòn tới mức tối thiểu còn có tác dụng kéo dài thời gian giữ ẩm cho đất khi chuyển từ mùa mưa sang mùa khô.

- Biện pháp sinh học: Tạo quần thể rừng, trồng cây theo băng xanh, theo đường đồng mức kết hợp trồng xen, trồng gối….. Vừa hạn chế được xói mòn rửa trôi lại vừa có ý nghĩa trọng việc cải thiện kết cấu, nâng cao độ phì và bổ sung cho đất một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng mà cây đã lấy đi từ đất.

* Đất cát: C ( Arenosols: AR):

Có diện tích 91,36ha; chiếm 0,16% diện tích đất điều tra, bao gồm 1 đơn vị cấp II và 1 đơn vị phụ đất cấp III là đất cát glây điển hình.

Loại đất này có hạn chế là độ phì thấp, thường bị ngập nước vào mùa mưa nhưng vẫn thích hợp với một loại cây trồng cạn. Trên đất này, nên bố trí trồng các loại cây chuyên màu như: Khoai lang, lạc, vừng, ngô…. Vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao lại giúp nhanh thuần thục. Gần đây, trên một số đơn vị thuộc nhóm đã được người dân cải tạo trồng lúa nhưng năng suất thu được không cao. Do ngập nước vào mùa mưa nên việc bố trí thời vụ cần hợp lý( thường chỉ bố trí hai vụ là vụ đông và vụ xuân) để thu hoạch trước mùa mưa và tránh lũ tiểu mãn. Việc cải tạo các đơn vị đất cát cần áp dụng các biện pháp đa dạng như:

- Biện pháp kỹ thuật: Do khả năng giữ nước, giữ phân của đất rất kém nên khi bón phân không bón tập trung mà phải chia nhỏ lượng phân ra bón làm nhiều lần theo nhu cầu của từng giai đoạn phát triển của cây trồng: Bón phân hợp lý và cân đối giữa đạm, lân, ka li.

- Biện pháp sinh học: Trồng xen, trồng gối và trồng dày giúp mặt đất luôn luôn được phủ kín có tác dụng điều hòa các chế độ nhiệt, chế độ nước trong đất.

- Biện pháp thủy lợi: Cải tạo hệ thống thủy lợi, đưa nước phù sa vào tưới để nâng cao hàm lượng sét trong đất, cải thiện dung tích hấp thu của đất.

* Đất tầng mỏng: E( Leptosols: LP)

Đất tầng mỏng huyện Thanh Sơn có diện tích 807,28ha; chiếm 1,30% diện tích đất tự nhiên và 1,42% diện tích đất điều tra. Phân bố ở địa hình dạng đồi núi, độ dốc từ cấp II đến cấp IV, tập trung chủ yếu ở các xã Hương cần, Cự Thắng, Khả Cửu, Thượng Cửu. Đặc trưng nổi bật của các loại đất này là có tầng đất mặt rất mỏng(<30cm) do bị xói mòn rửa trôi rất mạnh, trong đất vẫn còn tồn tại trên 80%

các loại đá mẹ( kết von) chưa hoặc đang phong hóa.

Đất tầng mỏng là loại đất xấu, độ phì tự nhiên của đất thấp, trên các đơn vị đất này hiện đang được người dân sử dụng để trồng bạch đàn, keo, cây ăn quả và cây màu ( sắn, ngô). Hạn chế lớn nhất của nhóm đất này là tầng đất mỏng, khó canh tác, muốn sử dụng đất có hiệu quả phải có sự đầu tư ban đầu lớn.

Trong tương lai nếu không có biện pháp cải tạo đất thì khả năng không sử dụng được là rất lớn. Trong công tác cải tạo đất, công tác chống xói mòn, rửa trôi đất phải là nhiệm vụ hàng đầu. Ngoài việc trồng cây trên đất dốc, trồng cây theo

đường đồng mức còn cần tăng cường trồng các loại cây họ đậu, cây bản địa và cây phân xanh sinh trưởng nhanh kết hợp trồng xen, trồng gối nhằm khép tán nhanh, tạo nhiều tầng tán bảo vệ và cải tạo đất. Hạn chế tối đa việc làm đất, tuyệt đối không đơn canh cây hoa màu( sắn, ngô…) và các loại cây gây ảnh hưởng xấu tới hệ vi sinh vật vùng rễ như bạch đàn, tăng cường bón phân cải tạo đất.

Kết quả của việc đánh giá, phân hạng đất của huyện là cơ sở cho công tác định giá đất; Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần điều chỉnh phát triển kinh tế xã hội của các xã, thị trấn và huyện;

Đánh giá phân hạng đất theo phương pháp đánh giá của FAO đã xem xét, đề xuất sử dụng hợp lý cho từng khoanh đất với các loại hình sử dụng đất cụ thể trên địa bàn huyện đến tất cả các xã, thị trấn trên quan điểm tổng hợp; Vừa đảm bảo thu được lợi nhuận cao trên 1 đơn vị diện tích, vừa đảm bảo tăng thêm việc làm cho nhân dân và cải thiện được môi trường theo hướng phát triển bền vững;

Bỏo cỏo đỏnh giỏ, phõn hạng đất của huyện đó làm rừ những thuận lợi, khú khăn và đề ra những giải pháp nhằm khai thác sử dụng đất đai hiệu quả, bền vững;

tạo cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo về cơ sở hạ tầng về biện pháp canh tác và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn;

Làm cơ sở cho đánh giá, phân hạng đất chi tiết phục vụ sản xuất ở phạm vi nhỏ hơn ( xã, thị trấn ) hay những loại hình sử dụng riêng biệt (chuyên cây chè, lúa…)

Hướng các chủ sử dụng đất tới các biện pháp canh tác, sử dụng đất hợp lý nhất.

3.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện thanh sơn tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2012 (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w