Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện thanh sơn tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2012 (Trang 64 - 74)

3.2. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thanh

3.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

UBND huyện Thanh Sơn đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001- 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt năm 2000. Năm 2005, UBND huyện Thanh Sơn tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2006-2010 được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt năm 2006. Hiện nay, UBND huyện đang tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011 - 2015 theo chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ và đã cơ bản hoàn thành; hiện tại đang trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt.

- Đối với cấp xã:

Thực hiện Quyết định số 2503/QĐ-UB ngày 18 tháng 9 năm 2000 của UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt dự án lập quy họach sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2001-2005, UBND huyện Thanh Sơn đã chỉ đạo toàn bộ các xã lập quy hoạch sử dụng đất 2001- 2005 và đã được UBND huyện phê duyệt. Riêng thị trấn Thanh Sơn tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2003-2010 và được UBND tỉnh phê duyệt.

Thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-CT ngày 30 tháng 5 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt dự án, kinh phí lập bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2006-2010, tất cả các xã đã tiến hành lập bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, đã được UBND huyện phê duyệt.

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm, từ đó tổng hợp và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và từng năm cho toàn huyện theo đúng các quy định hiện hành.

Hiện nay, các xã đã triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm theo quy định của Luật đất đai đến nay 22/23 xã đã được UBND huyện Thanh Sơn phê duyệt riêng thị trấn Thanh Sơn đang trình UBND tỉnh phê duyệt.

Kết quả quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 của huyện Thanh Sơn Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Nguồn: Tổng hợp từ Quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Sơn giai đoạn 2001- 2010 và số liệu của Phòng Tài nguyên - Môi trường Thanh Sơn

Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Theo kết quả sử dụng đất của huyện giai đoạn 2001 – 2010 [13], diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 791,52ha. Thực hiện đến năm 2010 là 167,12 ha, đạt 21,11% so với mục tiêu đặt ra.

- Đất trồng cây hàng năm: 19,53ha thực hiện 3,14ha, đạt 16,08%

+ Đất trồng cây hàng năm khác 16,67ha thực hiện 64,66ha, đạt 387,88%

+ Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 18,41ha thực hiện 3,24ha, đạt 17,60%

Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch chu chuyển nội bộ đất nông nghiệp Trong thời kỳ 2001 - 2010 thực hiện theo mục tiêu đề ra: Đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản, chuyển đất trồng rừng phòng hộ sang trồng rừng sản xuất.

- Mục tiêu phát triển đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 20,8ha không thực hiện được mục tiêu đặt ra.

- Mục tiêu phát triển đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng là 46,87ha thực hiện đến năm 2010 là 107,48ha đạt 229,32% mục tiêu đặt ra.

Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng Theo kế sử dụng đất đến năm 2010, thực hiện đưa 8.019,67ha đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đưa đất chưa sử dụng vào mục đích nông nghiệp

Mục tiêu đặt ra khai hoang đưa vào sử dụng mục đích nông nghiệp là 3.965,58ha, thực hiện đến năm 2010 là 1.477,01ha đạt 37,25%

Theo chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 không có diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích trồng cây lâu năm. Thực hiện đến năm 2010, đưa vào sử dụng cho mục đích trồng cây lâu năm 370,03ha.

Đất đồi núi chưa sử dụng chuyển sang đất lâm nghiệp là 7.368,89 ha (trong đó: Đất đồi núi chưa sử dụng chuyển sang đất trồng rừng sản xuất: 6.267,39ha và sang đất trồng rừng phòng hộ: 1.101,5ha)

Đất đồi núi chưa sử dụng chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt không có trong chỉ tiêu quy hoạch đặt ra nhưng thực hiện được 1,89ha vượt chỉ tiêu đề ra.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đưa đất chưa sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp

Mục tiêu đưa đất chưa sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp của huyện trong giai đoạn 2001 - 2010 là 3.965,58ha. Đến nay huyện đã thực hiện được 1.734,63ha, đạt 43,74%. Cụ thể:

- Chuyển sang đất ở 58,40ha, đạt 6,36% chỉ tiêu đề ra

- Chuyển sang đất có mục đích công cộng là 25,37ha đạt 4,79% mục tiêu đặt ra.

- Núi đá không có rừng cây chuyển sang đất cho hoạt động khoáng sản là 6,28ha. Vượt chỉ tiêu đề ra.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp

Theo chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 4.792,86ha. Thực hiện là 4.347,68ha, đạt 90,71% chỉ tiêu kế đề ra.

- Đất ở:

+ Chỉ tiêu quy hoạch phát triển đất ở nông thôn đến năm 2010 là 94,99ha, thực hiện đến năm 2010 là 124,89ha đạt 131,48% chỉ tiêu đề ra.

+ Chỉ tiêu quy hoạch phát triển đất ở đô thị đến năm 2010 là 11,03ha, thực hiện đến năm 2010 là 38,04ha, đạt 344,88% chỉ tiêu đề ra.

- Đất chuyên dùng: Theo chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 quỹ đất chuyên dùng của huyện là 2.387,41ha. Thực hiện đến năm 2010 là 2.197,72 ha, đạt 92,05% chỉ tiêu đặt ra.

- Chỉ tiêu quy hoạch phát triển đất giao thông 48,12ha, thực hiện đến năm 2010 là 79,95ha đạt 166,15% chỉ tiêu đặt ra.

- Chỉ tiêu quy hoạch phát triển đất làm vật liệu xây dựng 7,5ha, thực hiện đến năm 2010 là 22,97ha, đạt 306,27% chỉ tiêu đặt ra.

- Đất nghĩa trang nghĩa địa: Chỉ tiêu quy hoạch đề ra là 5,0ha. Thực hiện đến năm 2010 là 16,24ha, vượt chỉ tiêu so với quy hoạch đề ra.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Theo chỉ tiêu quy hoạch đề ra đến năm 2010 diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 42,28ha. Thực hiện đến năm 2010 là 149,58ha. Nguyên nhân do điều chỉnh diện tích tự nhiên và tăng từ đất nông nghiệp.

*Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 Đánh giá chung

Nhìn chung kết quả đạt được trong việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch là chưa cao. Nhiều chỉ tiêu đạt ở mức thấp.

Tuy nhiên trong suốt quá trình thực hiện, tính cân bằng trong cơ cấu sử dụng đất luôn được đảm bảo. Tạo ra động lực, tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung trong toàn huyện theo hướng cân đối và bền vững, năm sau cao hơn năm

trước. Công tác thực hiện các chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất trong những năm qua cũng đã thu được những thành quả nhất định, trong đó có cả những mặt đạt được và chưa được.

Những mặt đã đạt được

- Các chỉ tiêu sử dụng đất đã đề ra cơ bản phù hợp với các điều kiện thực tế của huyện;

- Việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch luôn đảm bảo đúng với các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước hiện hành;

- Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 đã xác lập được cho huyện những mục tiêu mang tính định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Sơn nói riêng và của toàn tỉnh Phú Thọ nói chung;

- Tất cả các ngành, các cấp, các địa phương và toàn thể nhân dân trong huyện luôn có sự nỗ lực cố gắng thực hiện các chỉ tiêu đề ra;

- Một số chỉ tiêu đến nay đã đạt kết quả tốt, có hiệu quả cao mặc dù chưa hết kỳ thực hiện như; Chỉ tiêu về phát triển đất ở nông thôn, chỉ tiêu phát triển đất ở đô thị, chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng vào rừng sản xuất dù chưa có trong chỉ tiêu quy hoạch đề ra hay chỉ tiêu về đất phi nông nghiệp khác…

Những thiếu sót, hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh được những thiếu sót mang tính tiêu cực như:

- Việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đã đề ra trong toàn kỳ nhìn chung còn chậm.

- Tính hiệu quả của công tác dự đoán, dự báo về xu thế phát triển của xã hội ở từng lĩnh vực còn chưa cao, chưa sát;

- Vẫn còn một vài chỉ tiêu thực hiện không đạt so với kế hoạch sử dụng đất đã đề ra;

- Việc thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch là chưa đồng đều, một số chỉ tiêu khi thực hiện còn chưa đúng trình tự;

- Công tác chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra trong suốt quá trình thực hiện còn chưa sát sao;

- Các chỉ tiêu quy hoạch đề ra ở một số ngành chưa thực sự hợp lý do chưa định hướng được sự phát triển của xã hội.

- Một số dự án thực hiện không nằm trong quy hoạch sử dụng đất được duyệt.

Nhiều công trình, dự án nằm trong danh mục quy hoạch được duyệt nhưng vẫn chưa hoặc không thực hiện (đặc biệt đối với đất văn hóa, thể dục thể thao, thuỷ lợi...); trong khi có những công trình, dự án đã triển khai lại không nằm trong quy hoạch được duyệt (phát sinh ngoài quy hoạch), tình hình này xảy ra chủ yếu đối với một số loại đất: Đất khai thác khoáng sản, đất nguyên vật liệu xây dựng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp khác.

- Việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp không theo quy hoạch của cấp huyện vẫn còn diễn ra. Do một số công trình, dự án phát sinh ngoài quy hoạch, nên có một phần không nhỏ diện tích phải chuyển mục đích không theo vị trí, không đúng quy mô. Đặc biệt, việc chuyển diện tích đất trồng lúa sai mục đích còn sảy ra (chuyển sang nuôi trồng thủy sản).

- Chưa khai thác triệt để quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng cho các mục đích; thực hiện quy hoạch sử dụng đất chưa phát huy hết lợi thế của huyện (có quốc lộ 32 và tỉnh lô 316 đi qua) để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ chưa phát huy hết nguồn lực từ đất cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyên nhân của những tồn tại

Trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá, có thể rút ra những nguyên nhân chính dẫn đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện còn mắc phải những tồn tại, yếu kém nêu trên là:

* Chất lượng lập QHSDĐ chưa cao:

Chất lượng công tác lập, ĐCQHSDĐ của huyện còn nhiều hạn chế như:

- Cơ sở để xây dựng Phương án quy hoạch thiếu chặt chẽ, chính xác, điều này thể hiện ngay từ số liệu đất đai đầu vào còn nhiều sai sót, việc tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các ngành, cấp xã thể nhu cầu sử dụng đất của cấp trên chưa thật đầy đủ.

- Tính logic trong quy hoạch chưa cao, chưa thể hiện được tầm nhìn, số liệu đưa ra trong bản quy hoạch quỏ chi tiết, nhưng thể hiện khụng gian chưa rừ ràng, đầy đủ. Trong bản điều chỉnh quy hoạch, đưa ra khá nhiều danh mục các công trình nhưng nhiều công trình không xác định được vị trí cụ thể trên bản đồ nên quá trình triển khai gặp khó khăn. Mặt khác, phương án quy hoạch sử dụng đất

còn thiếu tầm nhìn chiến lược lâu dài, mới chỉ tập trung giải quyết các yêu cầu trước mắt cho phát triển kinh tế - xã hội;

- Các giải pháp trong phương án quy hoạch đề cập còn sơ sài, chung chung, thiếu những giải pháp cụ thể xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương.

* Việc lập, điều chỉnh quy hoạch của các cấp, các ngành thiếu đồng bộ:

- Quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh lập từ năm 1997, điều chỉnh năm 2004, trong khi Quy hoạch sử dụng đất của huyện lập từ năm 2000, điều chỉnh năm 2006;

đặc biệt hầu hết các loại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, quy hoạch thương mại, du lịch, công nghiệp không đồng bộ với nhau.

- Nhiều dự án phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch chỉ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp xã hoặc quy hoạch của các ngành, nhưng không bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, đặc biệt đối với các dự án sản xuất kinh doanh, dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông), các dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

* Thiếu vốn để thực hiện quy hoạch:

Tuy quy hoạch đã dành một quỹ đất đáp ứng nhu cầu cho mọi ngành, lĩnh vực, nhưng do thiếu vốn nên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế... đã không thực hiện được hoặc thực hiện với tiến độ chậm.

* Công tác giải phóng mặt bằng thường bị chậm:

Công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn, thường chậm tiến độ do chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước có nhiều thay đổi, phức tạp, còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích cho người chấp hành tốt, hay sảy ra khiếu kiện.

* Quá trình xây dựng quy hoạch việc tham gia của các ngành liên quan, cộng đồng chưa được sâu sắc

Khi tiến hành lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch chưa phát huy hết việc tham gia của các ngành liên quan, chưa chú trọng đến vấn đề phản biện xã hội, đặc biệt là ý kiến người dân và các nhà khoa học đóng góp cho phương án quy hoạch.

* Hạn chế của các cán bộ quy hoạch, cán bộ quản lý quy hoạch

Trình độ, năng lực của các cán bộ quy hoạch, cán bộ quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế; tư tưởng, tư duy quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch còn lạc hậu; tình trạng quy hoạch bị áp đặt theo ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo, quy hoạch theo nghị quyết vẫn còn tồn tại; đơn vị tư vấn lập quy hoạch chưa thực sự am hiểu địa phương, còn có tư tưởng làm cho xong, trong khi trách nhiệm của các bộ, lãnh đạo của địa phương còn hạn chế.

* Việc công khai, tuyên truyền, phổ biến QHSDĐ; kiểm tra, giám sát giám sát thực hiện quy hoạch chưa được tốt

Công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ còn hình thức, chưa thực chất; việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức.

Chính quyền ở cơ sở cũng như các cơ quan quản lý chưa thường xuyên rà soát, kiểm tra, xử lý những bất cập trong quá trình thực hiện và chưa kịp thời kiến nghị cơ chế, chính sách, chế tài thực hiện.

Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 huyện Thanh Sơn

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện QHSDĐ thời gian qua, để QHSDĐ giai đoạn 2011 - 2020 đạt kết quả cao hơn, khắc phục được những tồn tại, yếu kém như đã nêu, huyện cần thực hiện một số giải pháp cơ bản:

- Nâng cao chất lượng lập QHSDĐ:

Trước hết phải thu thập đầy đủ, chính xác hiện trạng các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, thực trạng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện, định hướng phát triển của vùng, tỉnh, huyện; thu thập đầy đủ nhu cầu sử dụng đất của các ngành liên quan, nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới, phân bổ chỉ tiêu của cấp trên để đưa ra phương án quy hoạch đầy đủ, thể hiện được tầm nhìn không chỉ trong vòng 10 năm mà cần đưa ra tầm nhỡn 20 năm hoặc xa hơn. Cần khoanh định rừ những loại đất cần bảo vệ nghiêm ngặt như: Đất trồng lúa nước, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu bảo tồn...

Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, không quá đi vào chi

tiết từng công trình, dự án cụ thể. Đảm bảo tính ổn định tương đối của phương án quy hoạch cũng như tính điều tiết vĩ mô trong phương án quy hoạch;

Xác định được mục tiêu, định hướng phát triển, tính chất đô thị, quy mô diện tích và hướng mở rộng của thị trấn theo những dự báo cho cả một thời kỳ dài từ 20 - 50 năm;

Khi lập quy hoạch cần giải quyết hài hòa tất cả các lợi ích của các chủ thể: Nhà nước, người dân, nhà đầu tư trên cơ sở lấy lợi ích chung, lâu dài để cân nhắc phương án quy hoạch.

- Lập quy hoạch sử dụng đất của huyện phải đồng bộ với quy hoạch các ngành, các cấp:

Khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất của huyện phải thu thập đầy đủ quy hoạch của các ngành liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông vận tải, quy hoạch phát triển văn hoá, giáo dục, thể thao...; tổng hợp đầy đủ nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới, phân bổ chỉ tiêu đất đai của cấp tỉnh. Đồng thời, phải nghiên cứu sâu sắc các quy hoạch liên quan để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện được đầy đủ, thống nhất, đồng bộ với quy hoạch các ngành, các cấp; quá trình xây dựng phương án quy hoạch phải tổ chức hội thảo, rà soát kỹ để hoàn thiện phương án trước khi trình duyệt.

- Đảm bảo nguồn vốn thực hiện quy hoạch:

Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút vốn đầu tư vào địa bàn; tranh thủ mọi nguồn lực, gắn kết chặt chẽ với chương trình xây dựng nông thôn mới để tạo nguồn vốn thực hiện quy hoạch, xây dựng nông thôn đáp ứng đủ các tiêu chí đề ra. Tập trung nguồn lực đầu tư vào những công trình trọng điểm, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung của huyện, không nên đầu tư dàn trải.

Tăng cường các nguồn thu từ đất, đặc biệt là dành quỹ đất thích hợp cho đấu giá để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ công tác quản lý đất đai.

- Tập trung các giải pháp để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng:

Đẩy mạnh tuyên truyền trong các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân để nhân dân hiểu và chấp hành tốt công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án. Mặt khác

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện thanh sơn tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2012 (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w