Các yếu tố tiên lợng thời gian sống thêm không bệnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ ap trong ung thư vú giai đoạn iii (Trang 120 - 124)

Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu

4.3. Các yếu tố tiên lợng lâm sàng, mô bệnh học 1. Các yếu tố dự báo đáp ứng lâm sàng với hoá trị

4.3.4. Các yếu tố tiên lợng thời gian sống thêm không bệnh

Chúng tôi đã tìm ra tính chất di động của u, độ mô học, tình trạng hạch nách sau mổ, tình trạng ER và đáp ứng mô bệnh học là các yếu tố tiên lợng thời gian sống thêm không bệnh khi phân tích đơn biến. Khi phân tích đa biến, các yếu tố tiên lợng độc lập cho thời gian sống thêm không bệnh là độ mô

học, tình trạng hạch nách sau mổ, tình trạng ER và đáp ứng mô bệnh học.

Độ mô học l yà ếu tố tiên lượng quan trọng đối với UTV giai đoạn sớm và cả các bệnh nhân ở giai đoạn muộn hơn. Tổng kết của Contesso v CS (1987)à trên 398 bệnh nhân UTV không mổ được điều trị tại Viện Gustave-Roussy (Pháp) cho thấy độ mô học l yà ếu tố tiên lượng quan trọng nhất đối với thời gian sống thêm không bệnh (p<0,05) [104].

Các nghiên cứu về hóa trị tiền phẫu khác trên bệnh nhân UTV cũng cho thấy tình trạng ER có ý nghĩa đối với thời gian sống thêm không bệnh.

Nghiên cứu của Colleoni v CS (2004) trên 399 bệnh nhân UTV khà ối u lớn hoặc tiến triển tại vùng (T2-4, N0-2, M0) được hóa trị tiền phẫu cho thấy thụ thể nội tiết l yà ếu tố tiên lượng độc lập đối với thời gian sống thêm không bệnh (tỷ lệ sống thêm không bệnh 4 năm 41% ở nhóm thụ thể nội tiết âm tính so với 74% ở nhóm thụ thể nội tiết dương tính). Nghiên cứu cũng cho thấy các bệnh nhân có hạch âm tính có tỷ lệ sống thêm không bệnh cao hơn nhóm có hạch dơng tính (77% so với 60%, p=0,005) [130].

El-sayed v CS (2012) nghiên cứu hoá trà ị phác đồ adriamycin, paclitaxel v cyclophosphamide tià ền phẫu UTV giai đoạn II-IIIA có tỷ lệ sống thêm không bệnh 5 năm của nhóm thụ thể nội tiết dương tính l 82,3%, trong khià ở nhóm thụ thể âm tính l 26,5% (p<0,0001). à Tỷ lệ sống thêm không bệnh 5 năm của nhãm HER2 dương tÝnh so với HER2 ©m tÝnh l 33,8% so và ới 81,8% với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,001) [128].

Nghiên cứu của Shet và CS (2007) thấy các yếu tố tiên lợng thời gian sống thêm không bệnh là độ mô học (khi gộp độ 1 và 2 so sánh với độ 3) và

tình trạng ER. Các tác giả cũng thấy tình trạng PR và HER2 không có ý nghĩa tiên lợng thời gian sống thêm không bệnh [129].

Precht và CS (2010) thấy tỷ lệ tái phát ở nhóm thụ thể nội tiết dơng tính chỉ có 22% trong khi nhóm thụ thể nội tiết âm tính, tỷ lệ này là 38%

(p<0,001). Tình trạng HER2 cũng không có giá trị tiên lợng sống thêm không bệnh ở nghiên cứu này. Các bệnh nhân đạt đợc đáp ứng hoàn toàn trên mô

bệnh học có tỷ lệ tái phát 8% trong khi các trờng hợp không đạt đáp ứng hoàn toàn tỷ lệ này là 31% (p=0,01) [131].

Kuerer và CS (1999) cũng cho thấy đáp ứng hoàn toàn mô bệnh học là yếu tố tiên lợng sống thêm không bệnh ở bệnh nhân UTV tiến triển tại chỗ đ- ợc hóa trị trớc mổ. Tỷ lệ sống thêm không bệnh 5 năm của nhóm đáp ứng hoàn toàn mô bệnh học là 87% trong khi của nhóm không đạt đáp ứng hoàn toàn là 58% (p=0,0005) [9].

Nghiên cứu của Gajdos và CS (2002) thấy số lợng hạch nách sau mổ là yếu tố tiên lợng thời gian sống thêm không bệnh (p=0,02) [124].

Von Minckwitz và CS (2012) đã phân tích tổng hợp trên 6377 bệnh nhân UTVđợc hóa trị tiền phẫu phác đồ antharcycline-taxane trong 7 thử nghiệm lâm sàng. Trong số đó có 759 trờng hợp UTV tiến triển tại chỗ (giai đoạn III).

Kết quả cho thấy, thời gian sống thêm không bệnh cao hơn đáng kể ở những trờng hợp không còn tế bào ác tính cả tại vú và hạch so với bất kỳ trờng hợp dù chỉ còn UTBM tại chỗ tại u nguyên phát hoặc hạch hoặc còn bệnh trên đại thể (p<0,001) [115].

Krishnan và CS (2013) theo dõi kết quả 15 năm điều trị bệnh nhân UTV giai đoạn II, III đợc hóa trị tiền phẫu cũng thấy đáp ứng hoàn toàn mô bệnh học vẫn là yếu tố tiên lợng thời gian sống thêm không bệnh (p=0,019) [123].

Kích thớc u nhỏ hơn sau hóa trị cũng là một yếu tố tiên lợng tốt [56].

Trong một nghiên cứu, Chen và CS (2004) đã báo cáo u còn lại trên mô bệnh học lớn hơn 2 cm có tỷ lệ tái phát u tại chỗ tại vùng cao hơn ở những bệnh

nhân đợc phẫu thuật bảo tồn vú và xạ trị sau hoá trị bổ trợ trớc mổ [139]. Sự giảm hoặc mất tế bào trong khối u đã đợc chứng minh có liên quan với tiên l- ợng lâm sàng tốt hơn [140]. Tuy nhiên, chúng ta không thể xác định chính xác lợng tế bào u trớc điều trị để so sánh ở một quần thể lớn bệnh nhân.

Tỷ lệ sống thêm của những bệnh nhân đợc hoá trị bổ trợ trớc phẫu thuật với di căn nhỏ (minimetastasis, < 1,0mm) và vi di căn (micrometastasis <

2,0mm) trong các hạch giống nh ở những bệnh nhân có di căn đại thể nhng thấp hơn có ý nghĩa so với những bệnh nhân có hạch âm tính [54],[136]. Hơn nữa, những bệnh nhân có di căn tồn d nhng đáp ứng với điều trị có thời gian sống thêm không bệnh tốt hơn và tỷ lệ tái phát thấp hơn những bệnh nhân có hạch di căn nhng điều trị không có hiệu quả [141].

Đối với hoá trị tiền phẫu cho UTV mổ đợc, Bonadonna và CS (1998) cũng thấy mức độ xâm lấn hạch nách sau mổ và mức độ đáp ứng với hoá trị là yếu tố ảnh hởng thời gian sống thêm không bệnh 8 năm [79].

Nghiên cứu của Angelucci và CS (2013) trên 409 bệnh nhân UTV tiến triển tại chỗ đợc hóa trị bổ trợ trớc phẫu thuật cho thấy giai đoạn III và thụ thể nội tiết âm tính là yếu tố tiên lợng xấu đối với thời gian sống thêm không bệnh cả khi phân tích đơn biến và đa biến [122].

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ ap trong ung thư vú giai đoạn iii (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w