NGHỆ GỖ ĐẠI THÀNH
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phân Công Nghệ Gỗ Đại Thành 1Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Công
2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại DN 1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sảnxuất
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty là một quá trình liên tục từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến việc chế biến các loại sản phẩm đảm bảo quan hệ chặt chẽ với nhau, không có tình trạng NVL hay bán thành phẩm của các khâu đi ngược chiều nhau hoặc chồng chéo lên nhau.
- Xẻ gỗ tròn: Từ nguyên liệu chính là gỗ tròn các loại đưa vào máy cưa xẻ theo kích cỡ, theo yêu cầu sản xuất sản phẩm.
- Sấy khô và tẩm thuốc: Khi gỗ xẻ còn tươi, ẩm nên đưa vào lò sấy( nhiệt độ từ 70-800c )
- Cắt phôi: Khi gỗ có độ ẩm nhất định thì đưa vào cắt phôi tạo thành phôi chi tiết, tùy theo kích cỡ quy cách của từng loại sản phẩm, khi phôi chi tiết được cắt xong được xếp vào palet chuyển vào kho để bảo quản.
- Tinh chế: Phôi chi tiết được đưa vào cưa lộng tạo cho phôi có những đường cong lượn hay gợn sóng tùy theo yêu cầu của bản vẽ. Rồi đưa vào máy bào, máy cắt phay mộng, máy đục lỗ, soi rãnh để tạo ra chi tiết sản phẩm.
Gỗ tròn nhập kho
Nhập kho thành phẩm Mộc ghép làm đẹp Tinh chế Sấy và tẩm thuốc
Xẻ gỗ tròn Cắt phôi
- Tổ ghép hoàn thiện: Sử dụng lao động thủ công, công nhân sẽ dùng bào tay để sửa chữa những chỗ máy không làm được, tiến hành lắp ghép các chi tiết sản phẩm.Hoàn chỉnh sản phẩm. Sau đó có thể nhúng dầu, phun sơn...
- Nhập kho thành phẩm: sản phẩm hoàn thiện nhập kho qua khâu kiểm tra của công ty.
2.1.4.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại DN a) Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Bộ máy quản lý của công ty có chức năng chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý ở công ty Đại Thành Chú thích:
Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp
Tổng giám đốc
Phòng hành chính
nhân sự
Phòng kế toán
tài chính
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh
XNK
Phòng KT chất lượng
sp
Phòng kỹ thuật vi tính Phòng
đầu tư
& phát triển
Bộ phận
nguyên liệu Bộ phận máy Bộ phận hoàn thiện Các phó giám đốc
Chủ tịch hội đồng quản trị
2.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
- Tổng giám đốc: điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và các thành viên góp vốn.
- Các phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân công ủy quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao.
- Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho ban giám đốc sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý tổ chức lao động, tuyển dụng nhân viên, tính toán tiền lương thực hiện chế độ lương bổng cho cán bộ công nhân viên trong công ty - Phòng kế toán tài chính: điều phối mọi hoạt động về tài chính. tình hình biến động tài chính tại công ty, báo cáo lên giám đốc kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty một cách kịp thời.
- Phòng đầu tư & phát triển: Điều phối mọi hoạt động đầu tư mở rộng quy mô của công ty
- Phũng kế hoạch: Chịu trỏch nhiệm theo dừi, điều hành cỏc hoạt động sản xuất của công ty để việc sản xuất diễn ra theo đúng tiến độ và hiệu quả.
Phòng còn có nhiệm vụ vạch ra các hoạch định chiến lược, các kế hoạch sản xuất của công ty.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tìm kiếm các nhà cung cấp đầu vào của sản phẩm và đầu ra cho các sản phẩm, tính toán giá cho các sản phẩm.
Tham mưu cho ban giám đốc trong quá trình ký hợp đồng kinh tế, mở rộng mạng lưới kinh doanh
- Phòng kĩ thuật chất lượng sản phẩm: Chịu trách nhiệm kiểm tra đảm bảo kỹ thuật sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật vi tính: Chịu trách nhiệm xử lý, kiểm tra hệ thống ,máy tính lắp đặt tại công ty.
- Bộ phận nguyên liệu: Quản lý, kiểm kê tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu tại các kho của công ty.
- Bộ phận máy: Tiến hành sản xuất từ gỗ tinh ra phôi và các chi tiết của sản phẩm
- Bộ phận hoàn thiện: Tổ chức lắp ráp, phun sơn, nhúng dầu, đóng gói bao bì hoàn thiện sản phẩm.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của doanh nghiệp