Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Đề tài: "Phân tích hiệu quả sử dụng vốn" pdf (Trang 52 - 55)

NGHỆ GỖ ĐẠI THÀNH

2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CPCN Gỗ Đại Thành 1.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

2.3.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 1.Phân tích kết cấu vốn cố định của công ty

2.3.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Như đã phân tích ở trên hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên nhưng để thấy được hiệu quả sử dụng vốn cố định có tăng lên như thế nào ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 2.15: Hiệu quả và hiệu suất sử dụng VCĐ

Chỉ tiêu Đvt Năm

2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch (2008/2007)

+/- %

1.Doanh thu thuần trđ 180.842,85 201.299,18 285.343,03 84.043,85 41,75 2.Lợi nhuận sau thuế trđ 2.930,63 4.332,03 7.194,65 2.862,62 66,08

3.VCĐ bình quân trđ 47.653,07 94.260,58 46.607,51 97,81

4.Hiệu suất sử dụng

VCĐ(1:3) Lần 4,22 3,03 -1,20 -28,34

5.Hiệu quả sử dụng

VCĐ(2:3) % 9,09 7,63 -1,46 -16,04

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006,2007,2008 - Phòng Kế toán)

Qua bảng phân tích trên cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định có xu hướng giảm, nếu như năm 2007 cứ 1 đồng vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 4,22 đồng doanh thu trong khi đó năm 2008 con số này giảm còn 3,03 đồng.Sở dĩ như vậy là do trong năm công ty đã không ngừng gia tăng đầu tư TSCĐ, mở rộng sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo tiền đề gia tăng doanh thu nhưng phần tăng doanh thu thuần vẫn nhỏ hơn phần tăng về đầu tư TSCĐ nên hiệu suất sử dụng vốn cố định có phần giảm sút. Giá trị vốn cố định của công ty vào năm 2008 tăng

97,81% so với năm 2007, trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng 41,75% so với năm trước là nguyên nhân chính làm hiệu suất sử dụng tài sản giảm. Tuy nhiên, những đầu tư tại đơn vị hứa hẹn một tiềm lực lớn trong tương lai để đáp ứng nhu cầu thị trường đang gia tăng.

Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hiệu suất sử dụng vốn cố định.

+ Ảnh hưởng của doanh thu thuần 285.343,03 201.299,18 47.653,07 47.653,07 + Ảnh hưởng của vốn cố định:

285.343,03 285.343,03 94.260,58 47.653,07

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố:

+1,76 + (-2,96) = -1,2

Kết quả phân tích trên cho thấy, trong điều kiện vốn cố định không đổi như năm 2007, những nỗ lực gia tăng doanh thu trong năm 2008 đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng thêm 1,76 lần. Tuy nhiên, trong điều kiện doanh thu không thay đổi như năm 2008, việc gia tăng đầu tư vào TSCĐ làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 2,96 lần. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2008 giảm so với năm 2007chủ yếu là do công tác đầu tư tại doanh nghiệp.

Về hiệu quả sử dụng vốn cố định, với những nỗ lực của công ty trong việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí làm tăng lợi nhuận cho công ty đạt 7.194,65 triệu đồng tương ứng tăng 66,08% so với năm 2007. Tuy thế vẫn không làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên là do trong năm công ty đã gia tăng một lượng lớn giá trị vốn cố định là 94.260,58 triệu đồng, tăng

- = +1,76

- = -2,96

97,81% so với năm trước. Đó là nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm xuống còn 7,63% vào năm 2008.

Ta tiến hành đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn cố định qua phương pháp thay thế liên hoàn:

Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế:

7.194,65 4.332,03 47.653,07 47.653,07 Ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định:

7.194,65 7.194,65 94.260,58 47.653,07

Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định:

6% + (-7,46%) = -1,46%

Từ kết quả trên cho thấy, sự tăng lên của lợi nhuận vào năm 2008 đã làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định lên 6%, bên cạnh đó vốn cố định tăng lên làm hiệu quả giảm đi 7,46%. Chính sự đối nghịch về mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố trên đã giúp cho hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm ít 1,46% so với năm 2007.

* Hiệu quả sử dụng TSCĐ:

Bảng 2.16: Phân tích hiệu quả, hiệu suất sử dụng TSCĐ

Chỉ tiêu Đvt Năm

2006 Năm

2007 Năm

2008

Chênh lệch (2008/2007)

+/- %

1.Doanh thu thuần Trđ 180.842,85 201.299,18 285.343,03 84.043,85 41,75 2.Lợi nhuận sau thuế Trđ 2.930,63 4.332,03 7.194,65 2.862,62 66,08 3.TSCĐ bình quân Trđ 34.770,52 81.690,96 46.920,44 134,94

- = +6%

- = -7,46%

x100% x100%

x100% x100%

4.Hiệu suất

sử dụng TSCĐ Lần 5,79 3,49 -2,30 -39,67

5.Hiệu quả

sử dụng TSCĐ % 12,46 8,81 -3,65 -29,31

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006,2007,2008 - Phòng Kế toán)

TSCĐ là bộ phận cấu thành nên vốn cố định và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản, qua bảng số liệu 2.12 nhận thấy việc sử dụng vốn cố định chủ yếu là sử dụng tài sản cố định.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định qua các năm có xu hướng giảm đi.

Năm 2007 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 5,79 lần thì sang năm 2008 cứ 100 đồng tài sản cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 3,49 đồng doanh thu, giảm 39,67% so với năm trước.Nếu xem xét kỹ hơn số liệu, ta nhận thấy trong 3 năm qua công ty đã có nhiều đầu tư mới về máy móc thiết bị, góp phần làm tăng năng lực sản xuất, tạo tiền đề gia tăng doanh thu nhưng phần tăng doanh thu vẫn nhỏ hơn phần tăng về đầu tư TSCĐ nên hiệu suất sử dụng tài sản có giảm sút. Tuy nhiên, những đầu tư tại đơn vị hứa hẹn một tiềm lực lớn trong tương lai để đáp ứng nhu cầu thị trường đang gia tăng.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ thể hiện cứ 100 đồng tài sản cố định thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Năm 2007 cứ 100 đồng tài sản cố định đầu tư vào kinh doanh tạo ra được 12,46 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng tới năm 2008 con số này lại giảm đi 29,31% chỉ còn 8,81 đồng. Chính sự đầu tư TSCĐ của công ty trong năm 2008 làm giá trị TSCĐ tăng quá nhanh, tăng 134,94% trong khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn (66,08%) đã làm hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty bị giảm đi. Tuy nhiên với nỗ lực trong tiết kiệm chi phí sản xuất đã giúp công ty tăng phần lợi nhuận cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu.

2.3.3.Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Đề tài: "Phân tích hiệu quả sử dụng vốn" pdf (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w