Tình hình hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nói chung

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 65 - 73)

I. Khái quát về Ngân hàng Th-ơng mại Cổ phần Quân Đội

1.1. Tình hình hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nói chung

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Ngân hàng Quân Đội thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận về tín dụng chiếm trên 70% tổng thu nhập của Ngân hàng. Trong đó doanh số cho vay xuất nhập khẩu chiếm khoảng 25- 30% hoạt động tín dụng và tương ứng là tỷ lệ về thu lãi vay của tín dụng xuất nhập khẩu. Nhìn về công tác tín dụng thì điều đó là bình thường nhưng xét về khía cạnh thanh toán quốc tế thì công tác này chưa nổi bật, trong đó Ngân hàng còn chưa đa dạng các hình thức cho vay xuất nhập khẩu.

Điều này có thể giải thích là do thời gian hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn ngắn, bước khởi đầu chỉ tập trung cho thị trường sản xuất trong nước, hoạt động thanh toán quốc tế dù được quan tâm song những năm gần đây mới có sự phát triển đáng kể nhờ sự định hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển của Ban lãnh đạo Ngân hàng, trong đó có sự quan tâm, hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng lớn và uy tín trên thế giới. Bên cạnh đó khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Quân Đội trước đây đa số là các doanh nghiệp Quân Đội có nguồn vốn ngân sách dồi dào nên trong các thanh toán ngoại thương ít có nhu cầu vốn từ ngân hàng. Một yếu tố nữa là sự cạnh tranh quyết

liệt của các ngân hàng lớn mà thế mạnh là việc cho vay xuất nhập khẩu như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, hơn nữa do việc nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nên hoạt động tín dụng nói chung cũng như tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng cũng gặp nhiều rủi ro. Song Ngân hàng Quân Đội đã từng bước tạo dựng được sự tín nhiệm của mình đối với khách hàng, hoạt động an toàn hiệu quả và luôn nỗ lực trong lĩnh vực tín dụng xuất nhập khẩu nhằm làm tăng uy tín của mình đối với thị trường ngoài nước.

Tuy nhiên doanh số hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu vẫn chưa đạt được tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng Quân Đội.

Thời gian gần đây, đặc biệt là năm 2007, công tác tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Quân Đội tiếp tục được củng cố và tăng cường. Hoạt động tín dụng được tập trung hơn tới các công ty lớn có tình hình tài chính mạnh, các dự án lớn thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng phát triển kinh tế. Bên cạnh việc chú trọng củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống, ngân hàng Quân Đội cũng tích cực tìm kiếm và mở rộng các đối tượng khách hàng mới, đồng thời tiến hành áp dụng nhiều hình thức cho vay mới, vừa đảm bảo thuận tiện và linh hoạt đối với khách hàng, vừa đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

1.2. Tình hình hoạt động cho vay xuất nhập khẩu

Trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng cho vay xuất khẩu bằng VNĐ, với mục đích xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị trong nước, chỉ trả chi phí xây lắp, góp vốn liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu, gia công chế biến và thu mua các mặt hàng xuất khẩu như thu mua hàng nông sản. Bên cạnh đó Ngân hàng còn tham gia vào các dự án lớn như tham gia chương trình xuất khẩu gạo, hỗ trợ xuất khẩu theo phương thức hàng đổi hàng, chương trình cho vay trả nợ

CHLB Nga... Nhiều khách hàng lớn được Ngân hàng tài trợ như: Công ty thực phẩm miền Bắc, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty Xuất nhập khẩu Intimex, Công ty Xuất nhập khẩu Unimex...

Trong hoạt động cho vay nhập khẩu, Ngân hàng thường đứng ra cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu bằng ngoại tệ. Các khoản đầu tư lớn ở đây thường tập trung cho các doanh nghiệp quân đội nhập khẩu các mặt hàng quốc phòng hoặc một số mặt hàng thiết yếu như thiết bị viễn thông, linh kiện máy móc...

Hiện nay Ngân hàng Quân Đội đang phát triển kinh doanh theo hướng một ngân hàng bán lẻ, do vậy định hướng cho vay của Ngân hàng Quân Đội được mở rộng ra và tập trung nhiều hơn vào các thành phần kinh tế nhỏ và vừa. Điều này được thể hiện trong nghị quyết của Đại hội cổ đông, chiến lược phát triển của Hội đồng Quản trị và Ban lãnh đạo Ngân hàng. Với quy mô của Ngân hàng cũng như xu thế hiện nay thì chiến lược đó là phù hợp. Nó tạo vị thế và khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng, đồng thời phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

Từ đó cơ cấu cho vay nói chung và cơ cấu cho vay xuất nhập khẩu nói riêng của Ngân hàng Quân Đội có sự thay đổi với tỷ trọng lớn thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đặc biệt, sau việc một số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, phỏ sản thỡ điều này càng rừ nột. Tuy vậy, đối với cỏc khách hàng quốc doanh truyền thông kinh doanh có hiệu quả, các đơn vị doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng vẫn là những khách hàng tin cậy, do đó dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp quốc doanh vẫn khá cao.

Cho vay ngoại tệ có ý nghĩa chiến lược quan trọng tới các hoạt động khác như đối ngoại, thanh toán quốc tế, chính sách khách hàng. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ cho vay ngoại tệ có xu hướng giảm dần và cho vay VNĐ có xu hướng tăng trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Quân Đội. Do biến động về tỷ giá ngoại tệ rất khó lường, khó phân tích vì vậy rủi ro về giá xảy ra

đối với cho vay bằng ngoại tệ lớn. Bên cạnh đó lãi suất VNĐ có xu hướng tăng lên, đặc biệt là cuối năm 2004, đầu năm 2005, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất và lãi suất vay theo đó tăng lên. Để phát triển các hoạt động bằng ngoại tệ như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng Quân Đội áp dụng cho vay bằng VNĐ nhưng chuyển đổi sang ngoại tệ cho khách hàng để thanh toán.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hoá tình hình tài chính và giảm nợ quá hạn, Ngân hàng Quân Đội đã áp dụng phương châm an toàn và hiệu quả cho các hoạt động sử dụng vốn của mình. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do biến động về thị trường và bị cạnh tranh gay gắt về giá cả. Đứng trước tình hình này, mặc dù đầu tư tín dụng xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, song dư nợ cho vay của xuất nhập khẩu của Ngân hàng Quân Đội vẫn tăng trưởng (đánh giá cả về quy mô và chất lượng).

Bảng 2.5. Biến động của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Số tiền Số tiền (+/-)% Số tiền (+/-)%

Doanh số cho vay - Ngắn hạn

- Trung và dài hạn

1.853,41 1.515,36 338,05

2.512,52 2.130,78 381,74

35,56 40,61 12,9

3.416,87 2.977,68 439,19

35,99 39,74 15,04 Doanh số thu nợ

- Ngắn hạn

- Trung và dài hạn

1.629,62 1.432,93 169,69

2.141,48 1.988.71 152,77

31,4 38,78

-9,97

3.050,17 2.863,05 187,12

42,43 43,96 22,48 Dƣ nợ 1.635,15 2.297,10 40,48 3.114,83 35,59

- Ngắn hạn

- Trung và dài hạn

1.286,62 348,53

1.945,66 351,44

51,22 0,83

2.682,96 431,87

37,89 22,88 (Nguồn: Báo cáo tín dụng, báo cáo tổng kết, cân đối chi tiết năm 2005-2007

của Ngân hàng Quân Đội – Tỷ giá được quy đổi theo từng thời kỳ) Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu không phải là một thế mạnh của Ngân hàng Quân Đội, song với việc tìm kiếm các dự án lớn và phần nào đa dạng hóa được các hình thức đầu tư nên dư nợ các năm 2005-2007 tăng trưởng khá (năm 2006 đạt 2.297,10 tỷ đồng tăng 40,48% so với năm 2005, năm 2007 đạt 3.114,83 tỷ đồng tăng 35,59% so với năm 2006) trong đó tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng trung bình trên 70% tổng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu do vốn huy động của Ngân hàng trong ngắn hạn lớn, cách tính lãi cạnh tranh trong khi việc đầu tư trung, dài hạn chỉ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu quốc phòng. Sự tăng trưởng trên là kết quả của việc thực thi một số chính sách cho vay hiệu quả và đặc biệt, Ngân hàng Quân Đội đã xây dựng và áp dụng một số chiến lược Marketing phù hợp với điều kiện và tình hình sử dụng vốn vay của Ngân hàng.

Cho vay ngắn hạn: Nhìn chung, cho vay ngắn hạn là khoản mục cho vay có tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại Ngân hàng Quân Đội và luôn đạt mức tăng trưởng khá trong cả khoản vay nội tệ và ngoại tệ. Trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ lại có xu hướng giảm với tỷ lệ trung bình trong 3 năm 2005-2007 là dưới 2%, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được củng cố an toàn hơn.

Bảng 2.6. Biến động cho vay ngắn hạn đối với hoạt động xuất nhập khẩu Đơn vị: tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Số tiền Số tiền (+/-)% Số tiền (+/-)%

Doanh số cho vay 1.515,36 2.130,78 40,61 2.977,68 39,74 Doanh số thu nợ 1.432,93 1.988,71 38,78 2.863,05 43,96

Dƣ nợ 1.286,62 1.945,66 51,22 2.682,96 37,89

Nợ quá hạn 2,98 3,01 1,06 3,22 6,97

Tỷ lệ nợ quá hạn/dƣ nợ 0,23 0,15 0,12

(Nguồn: Báo cáo tổng kết, cân đối chi tiết của Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007) Cho vay ngắn hạn thường có những rủi ro tiềm ẩn do trong thời hạn ngắn, vòng quay vốn của nhiều doanh nghiệp chưa kịp với thời hạn trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy có rất nhiều khoản nợ ngắn hạn các doanh nghiệp phải xin gia hạn nợ, có thể qua một kỳ hạn trả nợ tiếp theo hoặc tiếp tục với thời gian lâu hơn.

Luật công ty ra đời tạo đà cho sự phát triển mạnh của nhiều loại hình doanh nghiệp. Tồn tại trong cơ cấu cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Quân Đội là sự chênh lệch khá lớn giữa dư nợ cho vay các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tạo nên một khoảng trống lớn về cơ cấu cho vay của Ngân hàng, cũng như việc thiết lập một “sân chơi bình đẳng” đối với mọi thành phần kinh tế mặc dù có sự dịch chuyển trong những năm trở lại đõy. Nghiờn cứu bảng số liệu sau sẽ cho ta thấy rừ điều đú:

Bảng 2.7. Cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với hoạt động xuất nhập khẩu Đơn vị: tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Dƣ nợ

- DNQD - DNNQD

1.286,62 912,23 374,39

70,9 29,1

1.945,66 1.243,89 701,77

63,9 36,1

2.682,96 1.863,11 819,85

69,44 30,56 Nợ quá hạn

- DNQD - DNNQD

2,98 1,39 1,59

46,64 53,36

3,01 1,39 1,62

46,18 53,82

3,22 1,51 1,71

46,89 53,11 Tỷ lệ NQH/dƣ nợ

- DNQD - DNNQD

0,23%

0,15%

0,46%

0,15%

0,11%

0,23%

0,12%

0,08%

0,21%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng, cân đối chi tiết của Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007) Bảng 2.7 cho thấy khu vực kinh tế quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình cho vay, không loại trừ cho vay ngắn hạn. Tỷ trọng dư

nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp quốc doanh chiếm trung bình gần 70%

trong tổng dư nợ ngắn hạn. Trong khi đó chênh lệch về tỷ trọng nợ quá hạn giữa hai khu vực không lớn, do vậy tỷ lệ nợ quá hạn khu vực ngoài quốc doanh thường cao hơn. Mặc dù vậy, tỷ trọng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang tăng lên theo định hướng chung của Ngân hàng Quân Đội, nó phù hợp với quy mô và sự phát triển của Ngân hàng.

Cho vay trung và dài hạn: Đối với hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng, hoạt động cho vay trung và dài hạn thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn với cho vay ngắn hạn. Đây là tình hình chung của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh vì giới hạn của nguồn vốn ngắn hạn so với trung và dài hạn.

Thông thường cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Quân Đội để phục vụ nhập khẩu trang thiết bị quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, trang thiết bị cao cấp cho thuê...đối với ngoại tệ; mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, cho vay thương mại... đối với nội tệ.

Bảng 2.8. Biến động cho vay trung dài hạn đối với hoạt động xuất nhập khẩu Đơn vị: tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Số tiền Số tiền (+/-)% Số tiền (+/-)%

Doanh số cho vay 338,05 381,74 12,9 439,19 15,04 Doanh số thu nợ 169,69 152,77 -9,97 187,12 22,48

Dƣ nợ 348,53 351,44 0,83 431,87 22,88

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007) Mặc dù cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu, song dư nợ của loại hình này vẫn có tăng trưởng qua các năm (năm 2006 tăng 0,83% đạt 351,44 tỷ đồng và năm 2007 là 22,88% đạt 431,87%).

Đặc biệt, cho vay trung và dài hạn không xảy ra tình trạng nợ quá hạn trong thời gian nghiên cứu (2005-2007). Đây có thể nói là thành công của Ngân hàng Quân Đội trong việc phát triển, đánh giá chính xác các khoản vay, các dự án. Ngoài ra trong loại hình vay này, Ngân hàng tập trung nhiều vào đối tượng khách hàng truyền thống, kinh doanh hiệu quả, các đơn vị quốc phòng hoặc các dự án có vốn ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn cũng không che dấu được thay đối trong bảng cân đối tài chính của các ngân hàng thương mại theo hướng ưu tiên các phương án kinh doanh ngắn hạn nhằm đảm bảo tính thanh khoản. Điều đú càng được thể hiện rừ khi gần đõy, Ngõn hàng Quõn Đội gia tăng các tài sản có tính lỏng cao trong kết cấu của bảng cân đối bằng cách mua lại công trái giáo dục hay chiết khấu trái phiếu Chính phủ.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số thu nợ cũng đạt mức tăng trưởng khá qua các năm ( năm 2006 là 2.141,48 tỷ đồng, tăng 31,4 lần so với năm 2005; năm 2007 mức tăng trưởng là 42,43% đạt 3.050,17 tỷ đồng). Tuy nhiên trong hoạt động cho vay trung dài hạn, năm 2006 lại có số tăng trưởng âm là -9,97, điều này được lý giải là do tính rủi ro cao của các dự án cho vay trung và dài hạn.

Năm 2007, Ngân hàng đã thực hiện một số biện pháp nhằm chuẩn hóa các quy trình, quy chế, chính sách cho vay cũng như việc đảm bảo bằng các tài sản có tính khả mại cao nên năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng thu nợ cho vay trung và dài hạn đã tăng trở lại, đạt 22,88% so với năm 2006.

 Để hiểu rừ hơn về nghiệp vụ tớn dụng xuất nhập khẩu của Ngõn hàng Quân Đội, sau đây ta sẽ đi sâu nghiên cứu riêng về hình thức tín dụng xuất khẩu và tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng Quân Đội. Mặc dù thực tiễn hoạt động ngân hàng của các nước trên thế giới cho thấy có rất nhiều hình thức tín dụng xuất nhập khẩu phong phú, nhưng do còn hạn chế bởi những lý do chủ quan và khách quan, Ngân hàng Quân Đội chưa thể áp dụng tất cả các hình

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)