Giá cả và lạm phát

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: KINH TẾ VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG

2. Giá cả và lạm phát

Năm 2012 chứng kiến sự giảm tốc mạnh của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Tính đến cuối tháng 12/2012, CPI chỉ tăng 6,81% so với cùng kì năm trước, thấp hơn nhiều so với con số 18,13% tương ứng của năm 2011.1 Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng giá các hàng hoá cơ bản như điện, xăng dầu, dịch vụ y tế và giáo dục, và đặc biệt là khả năng tăng giá trở lại của lương thực &

thực phẩm, sẽ là những nguy cơ chính khiến cho lạm phát của năm 2013 nhiều khả năng sẽ cao hơn lạm phát của năm 2012.

Đóng góp chính vào lạm phát giá tiêu dùng của năm 2012 là ba nhóm hàng dược phẩm &

y tế, giáo dục, và nhà ở & vật liệu xây dựng. Trong đó, dẫn đầu là nhóm hàng dược phẩm & y tế và nhóm hàng giáo dục với mức tăng lần lượt là 45,23% và 16,97%, tổng cộng chiếm hơn một nửa mức tăng của CPI cả năm. Ngoài ra, bất chấp cầu nhà ở và bất động sản giảm mạnh, giá cả của nhóm hàng nhà ở & vật liệu xây dựng vẫn tăng tới 9,18% do tác động của việc tăng giá xăng dầu trong nước, chiếm 13,5% tổng mức tăng của CPI toàn nền kinh tế. Trong khi đó, ngược với xu hướng tăng mạnh của các nhóm hàng trên là sự giảm tốc mạnh của giá hàng ăn & dịch vụ ăn uống. Chiếm tỉ trọng lên tới 39,93% trong rổ hàng hoá tính CPI, việc nhóm hàng ăn & dịch vụ ăn uống chỉ tăng 1,01% là nguyên nhân chính giúp lạm phát cả năm ở mức một con số trong năm 2012.

Nhiều khả năng giá cả tiêu dùng sẽ tăng cao hơn trong những tháng đầu và cả năm 2013 khi giá nhóm hàng ăn & dịch vụ ăn uống tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi và do yếu tố mùa vụ như những năm trước đây. Ngoài ra, giá cả nhiều nhóm hàng trong rổ hàng hoá tính CPI còn chịu sự kiểm soát bởi Chính phủ và đang chịu sức ép tăng, nhằm bù lỗ cho các doanh nghiệp cung ứng hoặc nhằm giảm sự hỗ trợ tài chính từ nhà nước. Các nhóm hàng có thể kể đến ở đây bao gồm dịch vụ y tế, giáo dục, điện, nước, than,… Trong đó, sự điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục được dự kiến có thể lên tới vài chục phần trăm. Thêm vào đó, mặc dù đã tăng hơn 10% trong năm 2012, nhưng giá điện nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2013 và những năm tiếp theo khi ngành điện đang cố gắng bù đắp cho khoản lỗ từ những năm trước. Cuối cùng, không ngoại trừ khả năng giá xăng dầu trong nước sẽ tăng theo giá xăng dầu quốc tế khi kinh tế thế giới hồi phục hoặc các bất ổn ở khu vực Trung đông giữa I-ran với châu Âu và Mỹ leo thang.

Hình 1.4: Lạm phát Việt Nam 2003–2012

1 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2012 tăng 9,21%. Trong khi đó, chỉ số giá chung của toàn nền kinh tế (tính bằng GDP giá hiện hành/GDP giá so sánh) tăng 10,8% so với năm 2011.

22

Nguồn: TCTK và tính toán của tác giả2.2 Chi phí và giá cả quốc tế

Giá lương thực & thực phẩm và giá năng lượng là những nhân tố quyết định chính đến lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây, và dự kiến sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng trong những năm tới. Ngoài chịu sự can thiệp quản lý từ Bộ Tài chính (BTC), giá cả các mặt hàng này còn phụ thuộc lớn vào sự biến động trên thị trường quốc tế.

Cần phải nhìn nhận rằng thành công trong việc kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm 2012, ngoài nhờ vào chính sách tiền tệ thận trọng trong nước và sự ổn định của tỉ giá hối đoái, còn có sự trợ giúp rất lớn của chi phí và giá cả trên thị trường quốc tế. Trong năm 2012, chỉ số giá nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam đã lần lượt giảm 3,43% và 4,80% so với năm 2011.

Trong khi đó trên thị trường quốc tế, giá cả các hàng hoá cơ bản (ngoại trừ giá năng lượng có sự tăng nhẹ do sự căng thẳng ở khu vực Trung Đông) đều có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2011.

Trung bình cả năm 2012, chỉ số giá cả hàng hoá cơ bản trên thế giới đã giảm khoảng 3,1% so với năm 2011. Trong đó, giá lương thực & đồ uống giảm 3,7%, giá nguyên liệu thô nông nghiệp giảm 12,6%, giá kim loại giảm 16,8%. Sự sụt giảm giá cả hàng hoá cơ bản này chủ yếu là do sự

-1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0

-15.0 -10.0 -5.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0

(b) Phân rã lạm phát (%)

Chu kì - trái Xu hướng - trái

Mùa vụ -phải

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 20.0

(d) Đóng góp của các nhóm hàng vào lạm phát (%)

Các nhóm hàng còn lại Nhà ở và vật liệu xây dựng

Giáo dục Dược phẩm, y tế

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0

(c) Lạm phát phân theo hai nhóm hàng chính (%)

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống Hàng phi ăn uống

-1.0 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0

(a) Lạm phát hàng tháng (%)

Lạm phát so với tháng trước -phải Lạm phát so với cùng kì - trái

500 700 900 1100 1300 1500

(f) Biến động giá điện

Giá điện bình quân (VND/KW)

- 5 10 15 20 25

50 65 80 95 110 125 140 155

(e) Biến động giá xăng dầu

Giá xăng A92 (Singapore, giá FOB, USD/thùng) - trái Giá xăng A92 trong nước (Ngàn đồng/lít) -phải

23

phục hồi chậm chạp của các nền kinh tế châu Âu và Mĩ, góp phần đáng kể vào việc duy trì tỉ lệ lạm phát thấp trên toàn thế giới.

Hình 1.5: Giá cả và chi phí quốc tế

Nguồn: TCTK và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)Tuy nhiên, mặc dù mức giá trung bình cả năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng nửa cuối năm 2012 lại chứng kiến sự gia tăng trở lại của giá cả hàng hoá lương thực cơ bản. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết xấu ở nhiều nơi trên thế giới và do yếu tố mùa vụ trong nông nghiệp. Sự tăng giá trở lại của hàng hoá đầu vào trong nông nghiệp dự kiến sẽ góp phần làm tăng giá cả lương thực & thực phẩm tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2013.

3.3 Triển vọng lạm phát

Phân rã chuỗi số lạm phát cho thấy thành phần xu hướng dài hạn của lạm phát đang giảm dần trong gần hai năm qua sau khi Việt Nam hạn chế tăng trưởng cung tiền để kiềm chế lạm phát và tập trung giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Đường xu hướng dài hạn này của lạm phát cho chúng ta những thông tin tương đối về lạm phát trung bình của nền kinh tế. Hay nói cách khác, tỉ lệ lạm phát trong thực tế sẽ xoay quanh, thấp hơn hoặc cao hơn, đường xu hướng tùy thuộc vào các yếu tố mùa vụ và chu kì. Về cơ bản, xu hướng dài hạn của lạm phát phụ vào tốc độ tăng trưởng cung tiền trung bình hàng năm của nền kinh tế. Mặc dù mức lạm phát dài hạn của Việt Nam đang giảm nhưng vẫn ở mức khá cao, xấp xỉ 10% vào cuối năm 2012. Loại trừ các ảnh hưởng mùa vụ và biến động chu kì của lạm phát do các cú sốc giá cả tạm thời, với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 5–6%, nếu muốn đạt được mục tiêu lạm phát ở mức một con

-20.0 -10.0 0.0 10.0 20.0 30.0

(b) Tốc độ tăng giá nhập khẩu (%, so với cùng kì, TCTK)

Giá nhập khẩu Hàng tiêu dùng

Tư liệu sản xuất

-60.0 -40.0 -20.0 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0

(a) Tốc độ tăng giá xuất khẩu (%, so với cùng kì, TCTK)

Giá xuất khẩu Hàng tiêu dùng

Tư liệu sản xuất

70 90 110 130 150 170 190 210 230 250 270

(d) Giá hàng hoá quốc tế (2005=100, IMF)

Nguyên liệu thô nông nghiệp Kim loại Thực phẩm & đồ uống

70 90 110 130 150 170 190 210 230 250 270

(c) Giá hàng hoá quốc tế (2005=100, IMF)

Hàng hoá phi năng lượng Năng lượng

Chỉ số chung giá hàng hóa

24

số trong dài hạn thì NHNN cần giới hạn độ tăng trưởng cung tiền ổn định ở mức xấp xỉ 15%/năm.2

Trong năm 2012, ước tính cung tiền tăng khoảng 22,4% so với năm 2011. Điều này nhiều khả năng sẽ khiến lạm phát của năm 2013 tăng cao hơn so với lạm phát của năm 2012 do những thay đổi tiền tệ thường bắt đầu có tác động đến lạm phát sau khoảng thời gian từ 3–6 tháng.

Thêm vào đó, kế hoạch hạ lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của NHNN trong năm 2013, mặc dù được cho là sẽ thận trọng, nhưng ít nhiều sẽ làm cung tiền, và do vậy là tổng cầu của nền kinh tế tăng cao hơn so với năm 2012. Do đó, với mức tăng cao hơn của tổng cầu trong nước, lạm phát của năm 2013 được dự kiến sẽ cao hơn so với lạm phát của năm 2012.

Bên cạnh yếu tố cầu tăng cao hơn, việc dự kiến tiếp tục điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng hoá và dịch vụ thiết yếu như điện, than, y tế và giáo dục nhằm giảm hoặc chấm dứt sự hỗ trợ tài chính từ nhà nước cũng sẽ góp phần làm tăng chi phí sinh hoạt trong năm 2013. Đặc biệt, những dịch vụ như y tế và giáo dục có thể có sự điều chỉnh tăng giá trung bình lên tới hàng chục phần trăm. Cuối cùng, sự ấm lên của kinh tế thế giới, mặc dù được dự báo là chậm chạp, và việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương cũng sẽ làm tăng giá cả hàng hoá cơ bản trên thị trường thế giới, góp phần làm lạm phát trong nước năm 2013 có xu hướng cao hơn so với lạm phát năm 2012.

3. Tổng cầu và sản xuất

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)