CHƯƠNG 4: NĂNG SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT Ở VIỆT
3. Năng suất các ngành kinh tế của Việt Nam
3.4 Năng suất nhân tố tổng hợp theo ngành kinh tế
Phần này chúng tôi đưa ra một số tính toán và đánh giá diễn biến của năng suất nhân tố tổng hợp cho một số ngành cấp 2 trong lĩnh vực chế biến chế tạo.
Phương pháp luận
Chúng tôi sử dụng phương pháp chỉ số để tính toán TFP cũng như tăng trưởng TFP của một số ngành kinh tế. Về bản chất, độ lớn của TFP phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến số đầu vào cũng như đầu ra nên bản thân độ lớn của TFP là không thực sự quan trọng. Độ lớn của TFP trong mối tương quan so sánh giữa các ngành kinh tế mới là cái chúng ta quan tâm. Vì vậy, chúng tôi áp dụng phương pháp tính TFP tương đối. Do khi tính toán TFP cần thực hiện một số ước lượng phụ như sự đóng góp của đất đai vào tổng giá trị gia tăng, mà số liệu về đất đai là không đầy đủ, nên chúng tôi chỉ thực hiện so sánh TFP cho một số ngành cấp 2 trong ngành chế biến chế tạo, bao gồm:
(1) Chế biến thực phẩm, đồ uống (2) Dệt may và trang phục (3) Chế biến gỗ và đồ gỗ, giấy
(4) Sản xuất da và sản phẩm có liên quan (5) Hóa chất và sản phẩm hóa chất (6) Cao su và nhựa
(7) Sản xuất từ khoáng phi kim
(8) Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (9) Sản xuất thiết bị điện
(10) Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị
Với giả thiết nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, việc tính toán TFP tương đối của ngành i so với ngành b được tớnh bởi chỉ số Tửrnqvist như trong Solow (1957) hay O’Mahony van Ark (2003) theo công thức sau:
, , , , , , ,
, ,
, , ,
ln ln ln
ln( ) (1 )
ln 2 ln 2 ln
i t i t b t i t i t b t i t
i b t
b t b t b t
Y K L
TFP Y K L
, (4.10)
trong đó b là chỉ số ngành cơ sở, TFPi,b là TFP tương đối của ngành i so với ngành b,itlà đóng góp của vốn vào tổng giá trị gia tăng. Mức tăng trưởng của TFP của mỗi ngành i có thể được tính theo công thức sau:
, , , , 1 , , , 1 ,
, 1 , 1 , 1 , 1
ln ln
ln( ) ln( ) (1 )
2 ln 2 ln
i t i t i t i t i t i t i t i t
i t i t i t i t
TFP Y K L
TFP Y K L
. (4.11)
96
Các hệ số đóng góp vốn này được tính trực tiếp từ số liệu điều tra doanh nghiệp và có hiệu chỉnh thông qua hệ số tính toán từ Bảng I-O năm 2007. Số liệu sử dụng trong các tính toán được trích xuất từ bộ số liệu điều tra doanh nghiệp 2007-2010.
Kết quả
Kết quả TFP tương đối của các ngành trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo được trình bày trong Bảng 4.4.
Bả.g 4.4: TFP mTFPh công nghiệp chế biến chế tạo được trình bàành (1)
Ngành (2)
Ngành (3)
Ngành (4)
Ngành (5)
Ngành (6)
Ngành (7)
Ngành (8)
Ngành (9)
Ngành (10)
2008 -0,24 -0,3 -0,17 0,35 -0,33 -0,16 0,22 0,01 0,02 2009 -0,25 -0,41 -0,10 0,23 -0,32 -0,42 -0,13 -0,03 0,58 2010 -0,13 -0,12 -0,08 0,36 -0,10 -0,29 -0,02 0,07 0,75
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra doanh nghiệp
Bảng 4.4 thể hiện độ lớn tương đối của TFP các ngành so sánh với ngành (1) là ngành chế biến thực phẩm và đồ uống. Chẳng hạn con số (-0,24) ở dòng đầu bên trái của Bảng cho biết TFP của ngành (2) thấp hơn TFP của ngành (1) là 0,24. Nếu lấy năm 2008 là năm đầu khủng hoảng và năm 2010 là năm Việt Nam bắt đầu chịu tác động sâu của cuộc khủng hoảng để so sánh, có thể thấy TFP của các ngành (2), ngành (6), ngành (9) và ngành (10) trong năm 2008 đều thấp hơn so với năm 2010. Điều này ngụ ý rằng các ngành này có TFP được cải thiện tốt hơn ngành (1). Trong khi đó các ngành (7) và ngành (8) thì lại có chiều hướng ngược lại, TFP các ngành này có xu hướng cải thiện kém hơn ngành (1). Đáng lưu ý là ngành (8) (Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học) có mức sụt giảm TFP khá lớn, từ 0,22 năm 2008 còn -0,02 năm 2010. Ngược lại, ngành (10) (Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị) lại có TFP gia tăng mạnh, từ 0,02 năm 2008 lên 0,75 năm 2010. Nếu cho rằng ngành (8) là ngành đòi hỏi công nghệ hiện đại hơn các ngành khác thì các con số trên cho thấy một sự sụt giảm mạnh của ngành này. Trong khi đó, ngành (10) đòi hỏi một công nghệ vừa phải, phù hợp với trình độ phát triển của Việt nam trong giai đoạn hiện tại, đã có những bước cải thiện đáng ghi nhận.
Mức tăng trưởng TFP, tính theo công thức (4.11) được trình bày trong Bảng 4.5 dưới đây.
Bả d 4.5: Tăng trưới đây.ình bày trong Bảng công thức
Ngành (1)
Ngành (2)
Ngành (3)
Ngành (4)
Ngành (5)
Ngành (6)
Ngành (7)
Ngành (8)
Ngành (9)
Ngành (10)
2008 -0,04 0,09 0,08 0,10 -0,07 0,12 0,13 -0,04 0,13 0,02 2009 -0,23 -0,29 -0,35 -0,21 -0,18 -0,44 -0,52 -0,27 0,22 -0,31
97
2010 0,21 0,48 0,53 0,46 0,41 0,23 0,31 0,33 0,47 0,31
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra doanh nghiệp
Bảng 4.5 trình bày tốc độ tăng trưởng TFP của các ngành từ (1) đến (10) trong ba năm 2008–2010. Số liệu trong Bảng cho thấy, trong năm 2008 khi khủng khoảng kinh tế mới bắt đầu có ảnh hưởng đến Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng TFP của các ngành đã rất thấp, còn trong năm 2009 thì TFP đã giảm ở hầu hết các ngành được xem xét. Trong năm 2010, TFP bắt đầu hồi phục ở tất cả các ngành được xem xét. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam: theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2010, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng nhập khẩu đáng kể ở mức gần 40%, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị.
Kết luận
Từ các phân tích trên, có thể rút ra một số kết luận chung về diễn biến của năng suất nền kinh tế Việt Nam như sau:
1) Các chỉ số về năng suất của Việt Nam đều kém khá xa so với nhiều nước trong khu vực như Thái lan, Ma-lay-xia, Phi-líp-pin hay Trung Quốc. Không những thua kém về chỉ số, mà tốc độ tăng trưởng năng suất của Việt Nam cũng kém hơn. Với thực tế Việt Nam đang là nước có nền kinh tế phát triển ở mức thấp, và do đó thường có tốc độ phát triển cao, thì sự tụt hậu này sau hơn 20 năm đổi mới đang là một vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc nếu không muốn ngày càng tụt lại xa hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2) Năng suất nhân tố tổng hợp tăng rất thấp, và thậm chí là giảm trong giai đoạn 2008–
2010. Tỷ lệ vốn trên lao động ở Việt Nam tăng khá nhanh so với nhiều nước trong khu vực, điều này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế theo chiều rộng trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do hiệu quả quản lý thấp, mà dấu hiệu là TFP tăng trưởng chậm, đã làm cho năng suất vốn giảm sút nhanh chóng trong suốt hai thập kỷ qua. Điều này cho thấy phát triển kinh tế của Việt Nam là kém bền vững và sức cạnh tranh thấp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh thấp làm cho Việt Nam không những khó tận dụng được những lợi thế của việc là thành viên WTO mà còn trở nên dễ bị tổn thương khi kinh tế quốc tế có khó khăn như trong thời kỳ 2008–2012.
3) Năng suất lao động thay đổi rất không đồng đều giữa các ngành, trong đó đáng lưu ý là trong giai đoạn 2005–2010, năng suất lao động tại một số ngành là hầu như không thay đổi, thậm chí còn giảm sút. Các ngành có năng suất lao động tăng cao chủ yếu là ngành dịch vụ bao gồm kinh doanh bất động sản, vui chơi giải trí và dịch vụ lưu trú ăn uống. Đây là các ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Điều này cho thấy một sự phát triển thiếu bền
98
vững do thiếu nền tảng sản xuất. Mặt khác hiện tượng này cũng phản ánh một thực tế là chưa có sự liên thông bền vững giữa khu vực dịch vụ và khu vực sản xuất.