Năng suất của toàn nền kinh tế ViệtNam tăng trưởng thấp

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 90 - 92)

3. Năng suất các ngành kinh tế của ViệtNam

3.1 Năng suất của toàn nền kinh tế ViệtNam tăng trưởng thấp

Theo báo cáo của APO (2012), năng suất lao động của Việt Nam liên tục gia tăng trong

suốt thời kỳđổi mới. Tuy nhiên, năng suất này vẫn còn ở mức rất thấp, năm 2010 năng suất lao

động bình quân của Việt Nam quy đổi theo ngang bằng sức mua (PPP) chỉ bằng 5,9% so với Xing-ga-po, bằng 15,0% Ma-lay-xia và bằng 42,7% của Trung Quốc.

Tuy nhiên, TFP của Việt Nam đã có sự cải thiện. TFP của năm 2010 đã tăng 14% so với

năm 2000 và tăng 54% so với năm 1986. Dẫu thế thì con số này là quá khiêm tốn đối với một

91

kỳđẩy mạnh hội nhập kinh tế, và có định hướng xuất khẩu như Việt Nam. Sựgia tăng khiêm tốn này của TFP không đủ để bù đắp cho sự giảm sút năng suất vốn do thâm dụng vốn gây ra. Kết quảlà năng suất vốn giảm sút một cách nhanh chóng. Năng suất vốn bình quân trong năm 2010

chỉ còn bằng 72% so với năm 2000 và bằng 59% so với năm 1986. Điều này cho thấy nếu không cải thiện TFP một cách nhanh chóng thì khảnăng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam sẽ sụt giảm mạnh trong tương lai không xa. Đây là một điều cần chú ý vì trong thời gian tới, kinh tế

Việt Nam vẫn còn phụ thuộc một cách đáng kể vào việc phát triển theo chiều rộng.

Để so sánh, chúng ta lấy Trung Quốc – một quốc gia có định hướng phát triển kinh tế

trong những năm 1970–2000 tương tự với kinh tế Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Có thể thấy rằng có những sự khác biệt khá lớn giữa sự phát triển của hai quốc gia.

Hình 4.1: Năng suất, đóng góp của năng suất vào tăng trưởng, và mức độ thâm dụng vốn

Nguồn: Tổ chức Năng suất châu Á (APO)

Hình 4.1(b) cho thấy các chỉ số năng suất của Trung Quốc trong giai đoạn 1970–2010. Nếu tính từ mốc 1990, sau khoảng 20 năm đổi mới kinh tế của quốc gia này, năng suất lao động của Trung Quốc gia tăng một cách vượt bậc. Nếu năm 1990, chỉ sốnăng suất lao động chỉở mức 41,3 thì sau 10 năm con sốnày đã là 100, tăng 140%. Chỉ số này sau đó tiếp tục gia tăng một cách ngoạn mục cho đến nay. Cũng trong giai đoạn này, TFP của Trung Quốc đã tăng 50%, giúp cho năng suất vốn hầu như không bị giảm sút mặc dù mức độ thâm dụng vốn của Trung Quốc

trong giai đoạn này cũng gia tăng đáng kể. Sựgia tăng đều đặn của TFP tại Trung Quốc cho thấy một nguồn tăng trưởng bền vững ở nước này. Tính từ 1970 đến nay, các chỉ số năng suất lao

động và TFP liên tục gia tăng với mức độ lớn, đảm bảo cho Trung Quốc có được tăng trưởng khá

0 50 100 150 200 250 300

(b) Chỉ số năng suất Trung Quốc (Năm 2000=100, APO)

PL TFP PK 0 30 60 90 120 150 180

(a) Chỉ số năng suất Việt Nam (Năm 2000=100, APO)

PL TFP PK 0 20 40 60 80 100 120 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

(d) Diễn biến tỷ trọng L/K so với năm 2000 (APO)

Trung Quốc Ma-lay-xia

Thái Lan Việt Nam

Tăng trưởng Đóng góp của K Đóng góp của K Đóng góp của TFP 2000–2008 Trung Quốc 9,98 0,39 4,94 4,66 Ma-lay-xia 5,46 0,76 2,56 2,13 Thái Lan 5,13 1,01 1,17 2,95 Việt Nam 7,36 1,91 3,02 2,43 2008–2010 Trung Quốc 9,29 0,19 6,02 3,08 Ma-lay-xia 3,34 0,62 2,02 0,71 Thái Lan 2,59 0,90 1,52 0,17 Việt Nam 6,03 3,24 4,12 -1,33

92

ngoạn mục ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008–2010. Trong khi đó, sự gia tăng thấp của TFP tại Việt Nam trong suốt quá trình dài đã ẩn chứa một sự tăng trưởng dễ bị

tổn thương do thiếu tính bền vững, điều này đã bộc lộ trong kỳ khủng hoảng 2008–2010, khi đó

TFP không những không gia tăng mà còn bị giảm sút.

Trong giai đoạn 2000–2007, tuy nền kinh tế Việt Nam phát triển chủ yếu theo chiều rộng,

trong đó lao động và vốn tiếp tục đóng gópcho tăng trưởng ở mức 1,91% và 3,02%, nhưng giai đoạn này cũng chứng kiến một sự đóng góp đáng kể của TFP, ở mức 2,43%, trong tổng mức

tăng trưởng bình quân của GDP, khá ngang ngửa với Thái lan và Ma-lay-xia. Trong khi đó, giai đoạn 2008–2010 lại chứng kiến sự thay đổi theo hướng xấu đi của nền kinh tế Việt Nam: trong

6,03% tăng trưởng GDP có tới 3,24% được tạo ra là do gia tăng lao động, 4,12% là do sự gia

tăng vốn, còn đóng góp của TFP thậm chí là –1,33%.

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 90 - 92)