Một số đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy năng suất

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 98 - 100)

Một điểm dễ nhận thấy là trong những năm gần đây, tuy Việt Nam vẫn đạt được một số

thành công nhất định trong việc thu hút vốn nhưng nền kinh tếđã bộc lộ các đặc điểm của một nền kinh tế phát triển thiếu bền vững. Nguồn lực chủ yếu được tập trung vào các ngành dịch vụ

không mang tính phục vụ sản xuất, do đó không tạo ra được mối liên kết hỗ trợ với các ngành sản xuất. Vốn sản xuất tăng nhanh nhưng không tạo ra được sự cải thiện vềnăng suất tổng hợp, do vậy năng suất vốn giảm sút nhanh chóng, làm suy giảm khảnăng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Điều này cho thấy một đòi hỏi cấp thiết trong việc cải thiện TFP, không chỉ cho mục đích tăng trưởng bền vững dài hạn mà còn đểđảm bảo tăng trưởng trong ngắn hạn khi thực tế cho thấy dư địa cho đóng góp của vốn vào tăng trưởng là không còn nhiều.

Bên cạnh việc tiến hành các đề án tái cơ cấu kinh tếđang được cảnước quan tâm, qua

các phân tích trên, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghịsau đây:

Khuyến nghị 1: Định hướng phát triển khu vực dịch vụ có mục tiêu một cách hợp lý

Tăng tỷ trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp – công nghiệp là xu thế của các nền kinh tế phát triển. Trong gần một thập kỷ qua, việc tỷ trọng khu vực dịch vụgia tăng là phù hợp với xu thế chung này. Tuy nhiên, nguồn lực lại tập trung dịch chuyển quá nhiều sang một số hoạt

động dịch vụ không có mối liên kết hỗ trợ trực tiếp với các ngành sản xuất. Điều này không chỉ

không giúp cải thiện được khu vực sản xuất mà còn làm cho chính sự phát triển của các ngành dịch vụ này kém bền vững. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng định hướng phát triển các ngành dịch vụ một cách hợp lý, chẳng hạn các lĩnh vực như giao thông vận tải – kho bãi, hệ thống ngân hàng tài chính bảo hiểm, logistic. Đây là các ngành dịch vụ có mối liên hệ hỗ trợ mật thiết với các ngành sản xuất, sự phát triển của các ngành này sẽ tạo điều kiện cho các ngành sản xuất phát triển, từđó tạo thế cân bằng bền vững cho tăng trưởng kinh tế.

Khuyến nghị 2: Đổi mới thể chế và nâng cao tính minh bạch để phát huy trí lực của toàn xã hội

Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, có đầy đủđiều kiện kỹ thuậtđể tiếp nhận và hấp thu công nghệ cũng như kỹnăng quản lý tiên tiến hiện có trên thế giới. Vì vậy, có thể nói

nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng năng suất nhân tố tổng hợp thấp và kém ổn định so với các

nước trong khu vực là do các rào cản về thể chế. Rào cản về mặt thể chếđược nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là sự thiếu minh bạch trong quản lý nhà nước, sựdung dưỡng một cách thái quá khu vực kinh tế nhà nước và lợi ích nhóm. Những rào cản này tạo sẽ tạo môi trường

99

thuận lợi cho các hoạt động trục lợi tô kinh tế (rent seeking), làm cản trở và thui chột niềm tin và

động lực hướng tới sản xuất kinh doanh lâu dài bền vững. Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tạo lập sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế là cần thiết nhưng không đủđể hạn chế các rào cản này. Hiện tượng lũng đoạn trong một số ngân hàng trong năm 2011–2012 là một minh chứng cho điều đó. Khi thiếu tính minh bạch và thiếu một cơ chế giám sát hữu hiệu thì ngay cả

nền kinh tế thị trường vẫn có thể hoạt động kém hiệu quả bởi nó có thể bị các nhóm lợi ích chi phối lũng đoạn.

Khuyến nghị 3: Nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo lao động

Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất lao động của Việt Nam rất thấp so với

các nước láng giềng là trình độ của lao động Việt Nam còn thấp, kể cả lao động nghề và lao

động có học vấn cao. Điều này một phần là do năng lực của hệ thống đào tạo lao động là chưa đáp ứng được với thực tiễn hoạt động kinh tế. Vì vậy, nhà nước cần phải có những đổi mới căn

bản trong hệ thống giáo dục đào tạo. Ngoài ra, khi tri thức và kỹnăng lao động được đánh giá đúng với đóng góp của nó, thì quy luật tất yếu là người lao động sẽ có nhu cầu cải thiện trình độ lao động của mình. Hệ thống giáo dục đào tạo cần được chuẩn bị tốt để đáp ứng được các nhu cầu này trong tương lai, khi mà nền kinh tế càng tiến dần đến kinh tế thịtrường.

Khuyến nghị 4: Đổi mới mô hình tăng trưởng là điều kiện tiên quyết để cải thiện năng suất một cách bền vững

Để thực hiện được các khuyến nghị nêu trên thì việc đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nền kinh tế thị trường là điều kiện không thể thiếu. Như đã phân tích ở trên, khảnăng hấp thụ vốn của Việt Nam đang giảm sút nhanh chóng do mức độ thâm dụng vốn tăng nhanh mà hiệu quả sử dụng vốn lại cải thiện chậm. Do đó, dư địa cho tăng trưởng nhờ vào phát triển theo chiều rộng là rất hạn chế, vì thế Việt Nam cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng chú trọng đến sự

phát triển về chất của nền kinh tế.

Khuyến nghị 5: Cần quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đphát triển ổn định

Các kết quả phân tích trên cho thấy năng suất lao động trong ngành nông nghiệp trong 5

năm gần đây là hầu như không thay đổi. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếnhư hiện nay khi mà các công cụ bảo hộ là rất hạn chế, thì thực trạng đó của nông nghiệp Việt Nam là một

điều đáng quan ngại. Thêm vào đó, như thực tiễn đã chỉ ra, với một nền kinh tế trong đó công

nghiệp – dịch vụ còn non yếu như ở Việt Nam, nông nghiệp tỏ ra là một công cụ giảm xóc hữu hiệu cho toàn nền kinh tế khi có khủng hoảng xảy ra. Năm 2008–2009, Chính phủđã phê duyệt

100

nghiệp theo hướng toàn diện hiện đại. Tuy nhiên, số liệu thực tế chỉ ra rằng chưa có sự cải thiện nào trong chất lượng cũng như bản chất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Điều này cho thấy các chủ trương chính sách về nông nghiệp nông thôn cần có tính khảthi hơn, và cùng với nó là một cơ chế giám sát hữu hiệu cho việc thực thi các chủtrương chính sách này.

Tài liệu tham khảo

Abramovitz M. (1956). Resource and Output Trends in the United States Since 1870, American Economic Review, 46(2), pp. 5-23;

Aigner, D.J., Lovell, C. A. K. and Schmidt, P. (1977). Formulation and estimation of stochastic frontier production function models, Journal of Econometrics, 6, pp. 21-37;

Caves, D. W.; Christensen, L. R. and Diewert, E. W., (1982). Multilateral Comparisonsof Output, Input and Productivity Using Superlative Index Numbers. Economic Journal, 92 (365), pp. 73–86;

Charnes, A., Cooper W. W. and Rhodes, E. (1978). Measuring the efficiency of decision making units, European Journal of Operation Research, 2, pp. 429-444;

Farrell, M. J. (1957). The measurement of productive efficiency, Journal of the Royal Statistical Society, Series A, 3, pp. 253-290;

Johannes Van Biesebroeckw (2007). The robustness of productivity estimates, Journal of industrial economics, vol LV, pp. 529-569;

Meeusen, W. and van den Broeck (1977). Efficiency estimation from Cobb-Douglas production functions with composed error, International Economic Review, 18, pp. 435-444;

O’Mahony, M. and van Ark, B. (eds.) (2003). EU productivity and competitiveness:An industry perspective. Can Europe resume the catching-up process? EuropeanCommission;

Solow R. (1957). Technical Change and the Aggregate Production Function. The review of Economics and Statistics, 39(3), pp. 312-320.

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 98 - 100)