CHƯƠNG 1: KINH TẾ VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG
3. Tổng cầu và sản xuất
GDP tính theo giá hiện hành năm 2012 của Việt Nam ước đạt 2.950.684 tỉ đồng, tương đương khoảng 142 tỉ USD, và tăng 16,4% so với năm 2011. Mặc dù tốc độ tăng GDP tính theo giá hiện hành có thấp hơn những năm vừa qua nhưng đây vẫn là một con số khá cao so với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở dưới một con số. Sự giảm sút của tốc độ tăng tổng cầu trong nước của năm 2012 được cho là do thu nhập thực của người dân tăng thấp, các điều kiện tín dụng bị thắt chặt, đầu tư công bị cắt giảm, và cầu về sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế tăng chậm.
Đầu tư cố định của doanh nghiệp tiếp tục có mức tăng thấp năm thứ hai liên tiếp với tốc độ tăng xấp xỉ 4,1%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, biến số này thậm chí là giảm 6,0% so với năm 2011. Trong khi đó, ước tính đầu tư hàng tồn kho là vào khoảng 3,2% GDP, tăng 14,3% về giá trị danh nghĩa và tăng 3,2% về giá trị thực so với năm trước. Tuy nhiên, con số tồn kho này có lẽ chưa phản ánh hết thực trạng của nền kinh tế. Theo số liệu thống kê của Stoxplus, báo cáo tài chính quý III của 695 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy giá trị hàng
2 Mối quan hệ trong dài hạn giữa lạm phát và tăng trưởng cung tiền có thể được xem xét thông qua phương trình số lượng tiền tệ, MV = PY, của trường phái cổ điển. Với tốc độ lưu chuyển tiền tệ V ổn định, tốc độ tăng giá P (lạm phát) sẽ xấp xỉ bằng với chênh lệch giữa tốc độ tăng cung tiền M và tốc độ tăng của sản lượng Y (tăng trưởng kinh tế).
25
tồn kho (chưa kể chi phí xây dựng cơ bản dở dang) ước tính vào khoảng 7,1% GDP của cả năm 2012, trong đó 1/3 là tồn kho bất động sản. Thu nhập thực giảm sút, sức mua thấp, lãi suất cao và điều kiện tín dụng bị thắt chặt được cho là những nguyên nhân chính làm giảm đầu tư cố định và làm tăng tồn kho của doanh nghiệp trong năm 2012.3
Hình 1.6: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2003–2012
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTKBên cạnh đó, tốc độ tăng cầu tiêu dùng của cả khu vực nhà nước và tư nhõn đều cú sự giảm sỳt rừ rệt so với năm trước. Cụ thể, tiờu dựng của khu vực nhà nước và tư nhân lần lượt tăng và 18,5% và 16,3%, giảm so với mức 27,1% và 23,7% tương ứng của năm 2011. Nếu loại trừ yếu tố giá, tiêu dùng nhà nước và tư nhân lần lượt tăng 6,9% và 5,0% so với năm trước. Sự giảm sút này được cho là do tốc độ tăng thu nhập thực giảm sút trong những năm gần đây khi giá cả liên tục tăng cao.
3.2 Kinh tế thế giới và thương mại & đầu tư quốc tế của Việt Nam
Kinh tế thế giới tiếp tục trải qua một năm với tốc độ tăng trưởng thấp hoặc âm ở hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới. Khu vực đồng tiền chung châu Âu chính thức rơi trở lại suy thoái với GDP giảm quý thứ ba liên tiếp trong năm 2012. Suy thoái của khu vực châu Âu chủ yếu bắt nguồn từ những khó khăn trong việc giải quyết nợ công và nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, Hy Lạp tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng sau khi nước này nhận được sự cứu trợ của các tổ chức quốc tế. Trong khi đó, các cuộc biểu tình nhuốm màu bạo lực liên tiếp nổ ra các nền kinh tế lớn hơn như Tây Ban Nha, Ý, và Bồ Đào Nha sau khi
3 Tốc độ tăng của biến thực được tính toán bằng cách loại trừ tốc độ tăng giá. Trong đó, tốc độ tăng giá được tính theo tốc độ thay đổi của chỉ số điều chỉnh GDP (= GDP tính theo giá hiện hành/GDP tính theo giá cố định).
7.3 7.8 8.4 8.2 8.5 6.3 5.3 6.8 5.9 5.0
6.7 8.2 8.2 7.3 8.2 22.1 6.0 11.9 20.9 10.8
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (b) Đóng góp vào tăng trưởng tổng cầu (%)
Giá cả GDP thực Tổng
-30.0 -20.0 -10.0 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
(d) Tốc độ tăng đầu tư thực (%)
Tồn kho Đầu tư cố định
0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (c) Tốc độ tăng tiêu dùng thực (%)
Tiêu dùng nhà nước Tiêu dùng tư nhân
03-07 2008 2009 2010 2011 2012
Tiêu dùng tư nhân 16,3 35,2 10,1 19,5 23,7 16,3 Tiêu dùng nhà nước 16,3 31,3 15,0 23,7 27,1 18,5 Tổng đầu tư
- Đầu tư cố định 21,5 17,4 11,4 23,0 5,8 4,1 - Tồn kho 39,1 36,3 -21,1 10,0 23,9 14,3 Thương mại ròng
- Xuất khẩu 23,7 31,6 -2,1 35,6 43,6 18,3 - Nhập khẩu 26,4 30,4 -5,7 33,4 33,0 7,1 GDP giá hiện hành 16,4 29,8 11,7 19,4 28,0 16,4
(a) Các thành phần của tổng cầu (% thay đổi)
26
các nước này buộc phải cắt giảm chi tiêu công nhằm tránh sự giải cứu quốc tế. Sự thắt chặt chi tiêu và thu nhập giảm sút ở các nước này, cộng với tốc độ tăng trưởng chậm của kinh tế thế giới cũng khiến cho cầu tiêu thụ và sản xuất tăng chậm lại ở các nền kinh tế đầu tàu của khu vực châu Âu như Đức, Pháp, Anh và Hà Lan. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tiếp tục giảm sâu.
Trong khi đó, kinh tế Mỹ đã có sự hồi phục đáng kể trong ba quý đầu năm, trung bình tăng trên 2,3% so với cùng kì năm 2011. Tuy nhiên, quý cuối cùng của năm 2012 Mỹ đã quay trở lại mức tăng trưởng âm 0,1% lần đầu tiên kể từ Đại suy giảm 2008-2009 bởi chi tiêu chính phủ giảm và bởi sự sụt giảm sản lượng nông nghiệp do hạn hán và sự tàn phá của cơn bão Sandy.
Mặc dù có nhiều tín hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ có nhiều cải thiện trong năm 2013 nhưng khả năng phục hồi vẫn rất bấp bênh do những bất ổn về chương trình cải cách tài khoá và tỷ lệ thất nghiệp còn cao hiện nay ở nước này.
Hình 1.7: Kinh tế thế giới và thương mại & đầu tư quốc tế của ViệtNam
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK
Nhật Bản cũng đã rơi vào giai đoạn suy thoái do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu và suy giảm tăng trưởng ở Mỹ và Trung Quốc. Theo số liệu ước tính của Văn phòng nội các Nhật Bản, trong quý 3 năm 2012, GDP của nước này giảm 0,9% so với quý trước, và giảm 3,5%
so với cùng kỳ năm ngoái. GDP quý 2 của Nhật Bản giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, có thể nói Nhật Bản đã chính thức rơi vào suy thoái.
Nhiều nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ tuy có dấu hiệu hồi phục vào cuối năm 2012 nhưng tốc độ tăng trưởng cả năm 2012 vẫn thấp hơn so với năm 2011 và thấp hơn rất nhiều so với những năm trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới. Sau những chính sách
-3.5 -3.0 -2.5 -2.0 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0
(b) Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (Thomson Reuters)
Khu vực Euro Mỹ
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
(d) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tỉ USD)
Thực hiện Đăng kí
-15.0 -10.0 -5.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
(c) Tốc độ tăng xuất khẩu thực (%)
Nhập khẩu Xuất khẩu
-10.0 -5.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0
(a) Tăng trưởng kinh tế thế giới (%, EuroStat, NBSC)
Trung Quốc Mỹ Khu vực Euro
27
thắt chặt vào năm 2010 và 2011 nhằm kiềm chế lạm phát, gần đây nhiều nền kinh tế mới nổi đã bắt đầu nới lỏng tài khoá và tiền tệ nhằm kích thích tổng cầu nội địa và xuất khẩu.
Như vậy, loại trừ khu vực châu Âu và Nhật Bản được coi là khó có tăng trưởng, kinh tế Mĩ và các nền kinh tế lớn mới nổi khác đều được kì vọng sẽ có sự cải thiện nhẹ và quyết định đến sự hồi phục của kinh tế thế giới trong năm 2013.
Cùng với sự hồi phục chậm chạp của các nền kinh tế lớn trên thế giới như châu Âu, Mĩ và Trung Quốc là sự giảm sút về tốc độ tăng cầu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012 mặc dù tăng tới 18,3% nhưng chỉ bằng chưa đầy một nửa so với con số 43,6% của năm 2011 và 35,6% của năm 2010. Do sản xuất trong nước ngưng trệ, tốc độ tăng cầu về hàng hoá nhập khẩu trong năm 2012 thậm chí còn có sự sụt giảm mạnh hơn, xuống còn 7,1% so với 33,0% của năm 2011. Điều này giúp cho Việt Nam lần đầu tiên có được thặng dư thương mại sau hơn hai thập kỉ.
Cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm kể từ năm 2008. Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp giải ngân ước tính vẫn ở mức khá, đạt khoảng 10,5 tỉ USD và chỉ giảm đôi chút so với năm 2011. Đặc biệt, cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có sự chuyển biến tích cực năm thứ hai liên tiếp khi có tới xấp xỉ 70% tổng vốn đăng kí hướng vào công nghiệp chế biến, thay vì tập trung vào kinh doanh bất động sản như trước đây.
Triển vọng kinh tế thế giới cho thấy sự hồi phục chậm chạp của các nền kinh tế lớn trong thời gian tới. Do vậy, nhiều khả năng sẽ không có sự đột phá nào trong tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2013.
3.3 Sản lượng
GDP thực của năm 2012 ước tính tăng 5,03%, bằng chưa đầy 2/3 tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2003–2007 trước khi diễn ra suy giảm kinh tế. Trong đó, đầu tàu về tăng trưởng vẫn là khu vực dịch vụ và công nghiệp & xây dựng. Cụ thể, khu vực dịch vụ có tỉ trọng chiếm tới 42,6% toàn nền kinh tế tính theo giá cố định năm 1994 và đạt tốc độ tăng 6,42%.
Bên cạnh đó, mặc dù chịu ảnh hưởng suy giảm mạnh trong ngành xây dựng nhưng khu vực công nghiệp & xây dựng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 4,52% và chiếm tỉ trọng 41,6% quy mô của toàn nền kinh tế. Cuối cùng là khu vực nông, lâm & thuỷ sản với tỉ trọng 15,8% chỉ tăng 2,72% trong cả năm 2012.
Hình 1.8(b) phân rã tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo các thành phần xu hướng (dài hạn) và chu kì (ngắn hạn) trong giai đoạn 10 năm gần đây.4 Thành phần xu hướng được cho là được quyết định bởi các yếu tố quyết định đến năng suất của nền kinh tế như tiến bộ công nghệ, kĩ năng và kiến thức của người lao động, thể chế và môi trường kinh doanh, v.v. Trong khi đó,
4 Chuỗi số tăng trưởng GDP thực của Việt Nam giai đoạn 2003Q1-2012Q4 được phân rã theo phương pháp lọc HP (Hodrick-Prescott Filter).
28
thành phần chu kì được quyết định bởi các chính sách quản lý tổng cầu, các cú sốc tạm thời về cầu hàng hoá trên thị trường quốc tế, các cú sốc giá cả nguyên vật liệu đầu vào, v.v. Có thể thấy, xu hướng tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2008–2012 so với giai đoạn 2003–2007 trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước.5 Các chính sách kích thích tổng cầu như trong giai đoạn 2009–2010 đã không giúp kinh tế Việt Nam tránh được xu hướng giảm dần của tăng trưởng dài hạn khi chúng không được đi kèm với những cải thiện về năng suất của nền kinh tế. Thay vào đó, thành phần tăng trưởng chu kì tạm thời trong những năm đó tăng mạnh nhưng cũng kéo theo hậu quả nghiêm trọng về lạm phát và các thâm hụt vĩ mô khác.6
Hình 1.8: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2003–2012
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK
Có thể thấy tốc độ tăng trưởng trung bình suy giảm dàn trải ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó, sự suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng nhất diễn ra ở các ngành như thuỷ sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, và các ngành liên quan đến lĩnh vực bất động sản như công nghiệp xây dựng, khách sạn nhà hàng và kinh doanh bất động sản. Đây là các ngành chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới khi cầu xuất khẩu giảm hoặc do thị trường bất động sản trong nước đóng băng sau một thời kì phát triển quá nóng tạo ra bong bóng giá. Các ngành này có tốc độ suy giảm chỉ còn khoảng một nửa trong giai đoạn 2008–2012 so
5 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 2008-2012 chỉ đạt 5,84% so với con số 8,05% của giai đoạn 2003-2007 trước đó.
6 Số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính cho thấy lạm phát trong hai năm 2010 và 2011 sau kích cầu đều ở mức 2 con số (11,75% và 18,13%); Thâm hụt thương mại các năm 2009 và 2010 đều trên 10% GDP; Thâm hụt ngân sách các năm 2009 và 2010 lần lượt tăng cao lên mức 6,9% và 5,6% GDP.
-3.0 -2.3 -1.5 -0.8 0.0 0.8 1.5
-1.5 0.0 1.5 3.0 4.5 6.0 7.5 9.0
(b) Phân rã tốc độ tăng trưởng (%)
Mùa vụ - trái Xu hướng - trái
Chu kì -phải
0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0
(d) Tăng trưởng của một số ngành (%)
Trung bình giai đoạn 2003-2007 Trung bình giai đoạn 2008-2012
0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0
(c) Tăng trưởng của một số ngành (%)
Trung bình giai đoạn 2003-2007 Trung bình giai đoạn 2008-2012 0.0
2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0
(a) Tốc độ tăng trưởng so với cùng kì (%, hiệu chỉnh mùa vụ)
GDP Nông, lâm nghiệp & thuỷ sản
Công nghiệp & xây dựng Dịch vụ
29
với giai đoạn 2003–2007. Ngược với xu hướng tăng trưởng giảm mạnh ở các ngành trên, một số ngành trong nền kinh tế những năm gần đây lại duy trì hoặc thậm chí còn đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng. Dấu hiệu tích cực này chủ yếu diễn ra ở các ngành nông lâm nghiệp, sản xuất điện, khí & nước, và các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, với tỉ trọng nhỏ, tốc độ trưởng cao của của các ngành này không giúp tránh được xu hướng suy giảm tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
3.4 Lao động và năng suất của nền kinh tế
Theo số liệu của TCTK, tính đến cuối năm 2012, ước tính lực lượng lao động của Việt Nam tăng khoảng 2,3% lên 52,58 triệu người. Trong đó, số người có việc làm là vào khoảng 51,7 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011. Nhờ đó, tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam giảm xuống còn khoảng 1,7%, tiếp tục xu hướng giảm kể từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên, cũng theo TCTK, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 có giảm nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức trong năm này lại tăng so với các năm trước, từ 34,6% trong năm 2010 tăng lên 35,8% trong năm 2011 và 36,6% trong năm 2012. Điều này cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh.Hình 1.9: Lao động và năng suất lao động trong các ngành kinh tế Việt Nam 2003–2012
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK
Trong khi đó, năng suất lao động của nền kinh tế tiếp tục xu hướng tăng chậm lại trong những năm gần đây. Sự sụt giảm tốc độ tăng năng suất lao động này diễn ra ở cả ba khu vực nông, lâm & thuỷ sản, công nghiệp & xây dựng, và dịch vụ. Trung bình trong giai đoạn 2003–
2007 tốc độ tăng năng suất lao động của nền kinh tế đạt khoảng 5,17% mỗi năm. Tuy nhiên, con số này giảm xuống chỉ còn khoảng 3,08% mỗi năm trong giai đoạn 2008–2012. Điều này phù hợp với việc xu hướng tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam đang giảm dần trong những năm gần đây. Sự cải thiện chậm của năng suất lao động được cho là do chất lượng yếu kém của lực lượng lao động và sự cải thiện chậm của tiến bộ công nghệ trong nước.
3.5 Triển vọng tăng trưởng
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (b) Năng suất lao động (triệu đồng/người), giá cố định 1994)
Toàn nền kinh tế Nông, lâm & thuỷ sản
Công nghiệp & xây dựng Dịch vụ
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (a) Lao động (triệu người, trái) và tỉ lệ thất nghiệp (%, phải)
Dịch vụ Công nghiệp và xây dựng
Nông, lâm & thuỷ sản Tỉ lệ thất nghiệp
30
Phân rã tăng trưởng cho thấy thành phần tăng trưởng dài hạn của Việt Nam đang tiếp tục xu hướng giảm dần do năng lực sản xuất bị giới hạn bởi các yếu tố năng suất lao động và tiến bộ công nghệ. Bên cạnh đó, sau thời gian dài thắt chặt điều kiện tín dụng do lo ngại nợ xấu tăng cao và kiềm chế lạm phát, đã có hàng trăm ngàn doanh nghiệp trong nền kinh tế tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản do không tiêu thụ được sản phẩm và/hoặc không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.7 Điều này đã khiến cho khả năng sản xuất trong tương lai của nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh.
Tổng cầu của nền kinh tế trong năm 2012 mặc dù tăng thấp hơn so với những năm trước nhưng vẫn tăng tới 16,4%. Tuy nhiên, phần lớn sự gia tăng này là do giá cả. Sự sụt giảm tốc độ tăng tổng cầu chủ yếu do lãi suất cao và điều kiện tín dụng chặt khiến cho tốc độ tăng cầu đầu tư của nền kinh tế sụt giảm mạnh. Trong khi đó, tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng của khu vực nhà nước, và xuất khẩu vẫn có được tốc độ tăng khá cao. Mặc dù gần đây lãi suất đã được cắt giảm và điều kiện tín dụng được nới lỏng đôi chút, tuy nhiên điều này là chưa đủ khi lãi suất cho vay phổ biến trên thị trường vẫn dao động trong khoảng từ 12–15%/năm. Khả năng cắt giảm thêm lãi suất bị hạn chế khi lạm phát bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại sau đợt điều chỉnh tăng giá điện vào cuối năm 2012, cộng với sự gia tăng mạnh của giá lương thực & thực phẩm do thời tiết không thuận lợi và nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết cổ truyền. Ngoài ra, nợ xấu vẫn là nguyên nhân chính khiến cho dòng vốn không luân chuyển trong nền kinh tế và làm lãi suất khó giảm.
Việc xử lý nợ xấu, qua bất kì hình thức nào, nếu làm tăng tổng phương tiện thanh toán sẽ dẫn đến nguy cơ làm tăng lạm phát trở lại trong dài hạn.
Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh là rào cản đối với Chính phủ nếu muốn thực hiện các gói kích cầu quy mô lớn thông qua chính sách tài khoá. Các kích thích tài khoá quy mô lớn, thay vì giúp nền kinh tế tăng trưởng cao, sẽ chủ yếu dẫn đến lạm phát trong dài hạn do nền kinh tế đã ở quanh mức tăng trưởng tiềm năng của nó. Do vậy, thay vì kích thích toàn bộ các thành phần của tổng cầu, Chính phủ nên thực hiện việc hoán đổi cơ cấu tổng cầu theo hướng giảm tiêu dùng và đầu tư công, chuyển sang kích thích đầu tư tư nhân. Hay nói cách khác, các chính sách kích thích đầu tư tư nhân cần phải đi kèm với sự cắt giảm chi tiêu công để tránh sự gia tăng quá nóng của tổng cầu, gây lạm phát và kéo theo thâm hụt ngân sách và nợ công tăng nhanh. Cuối cùng, những dự báo về sự hồi phục chậm chạp của kinh tế thế giới sẽ khiến xuất khẩu của Việt Nam khó có sự tăng trưởng đột biến nhằm làm động lực cho tăng trưởng của năm tới.
7 Thống kê về số doanh nghiệp ngừng hoạt động có nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ, Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2011 cho biết có 79.000 doanh nghiệp giải thể trong năm 2011, trong khi đó cơ quan thuế cho biết có khoảng 200.000 doanh nghiệp không tham gia đóng thuế trong năm 2011. Trong năm 2012, theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động trên cả nước là vào khoảng 41.200 trong 10 tháng đầu năm.