Thu chi ngân sách

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 31 - 33)

4. Thâm hụt ngân sách và nợ công

4.1Thu chi ngân sách

Thâm hụt ngân sách hàng năm được xác định bằng chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi ngân sách của chính quyền trung ương và địa phương. Trong năm 2012, ước tính tổng thu và tổng chi ngân sách của chính phủ Việt Nam lần lượt đạt 741,5 và 904,1 ngàn tỉ đồng. Do đó, thâm hụt ngân sách ước vào khoảng 162,6 ngàn tỉ đồng, tương đương với 5,5% GDP của năm

2012.8Đây là mức thâm hụt cao chỉsau năm 2009 khi mà Việt Nam thực hiện các gói kích thích nhằm chống suy giảm kinh tế.

Sự suy giảm kinh tếđã khiến cho tổng thu và viện trợ của Việt Nam trong năm 2012 chỉ tăng khoảng 5,3% so với năm trước. Trong đó, hai loại thuế chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trịgia tăng có tốc độtăng chậm lại, lần

lượt ở mức 18,0% và 10,4%, so với 24,1% và 26,1% tương ứng của năm 2011. Ước tính trung bình trong giai đoạn 2008–2012 tổng thu và viện trợ của Việt Nam mỗi năm chiếm khoảng 28,0% GDP có giảm đôi chút so với con số 28,2% GDP trung bình của giai đoạn 2003–2007. Tuy nhiên, nếu loại trừ thu từ dầu thô thì con số này lại có xu hướng tăng trong những năm gần

đây. Cụ thể, tổng thu và viện trợ không tính thu từ dầu thô của Việt Nam đã tăng từ 21,0% GDP

mỗi năm trong giai đoạn 2003–2007 lên 23,8% GDP mỗi năm trong giai đoạn 2008–2012. Đây

là tỉ lệ khá cao so với các nước đang phát triển trong khu vực.9

Trong khi đó, tổng chi ngân sách nhà nước, không kể chi trả nợ gốc, của Việt Nam năm 2012 ước tăng 10,9% so với năm 2011 và tương đương hơn 28,6% GDP. Trong đó, chi đầu tư

phát triển (chiếm tỉ trọng gần 22,2%) giảm 3,3% còn chi thường xuyên (chiếm tỉ trọng hơn

76,8%) vẫn tăng tới 18,9%. Điều này cho thấy các nỗ lực cắt giảm chi tiêu công chủ yếu nhằm vào cắt giảm chi đầu tư phát triển, còn chi thường xuyên – nhân tố được coi là có ít đóng góp hơn cho tăng trưởng kinh tế dài hạn – lại chưa được xem xét. Điều này khiến cho tổng chi (không tính chi trả nợ gốc) của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trung bình ở mức 35,0% GDP

8 Tổng thu không bao gồm thu chuyển nguồn và tổng chi bao gồm cả chi trả nợ gốc. Nếu không tính chi trả nợ gốc thì thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2012 ước tính vào khoảng 3,5% GDP.

9 Theo số liệu của IMF, trung bình giai đoạn 2001-2010, tổng thu/GDP của chính phủ (cả trung ương lẫn địa phương) Cam-pu-chia là 13,6%, Trung Quốc là 17,9%, Ấn Độ là 18,4%, In-đô-nê-xia là 18,9%, Phi-líp-pin là 15,1%,... thấp hơn nhiều so với con số 24,7% của Việt Nam trong giai đoạn này.

32

mỗi năm trong giai đoạn 2008–2012, tăng so với mức 33,2% GDP mỗi năm của giai đoạn 2003–

2007 trước đó.10

Hình 1.10: Thu chi ngân sách nhà nước 2003 - 2012

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Quyết toán NSNN các năm của BTC và IMF

Do thâm hụt ngân sách kéo dài và nợcông tăng nhanh trong những năm gần đây, nghĩa

vụ chi trả nợ gốc và nợ lãi cũng đang ngày càng nặng hơn. Theo ước tính của ngân sách nhà

nước, trong hai năm gần đây, mỗi năm Việt Nam phải trảhơn 60 ngàn tỉđồng nợ gốc và gần 40 ngàn tỉ đồng nợ lãi, bằng khoảng 14% tổng thu và hơn 50% chi đầu tư phát triển mỗi năm từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, con số này có lẽ chưa phản ánh hết nghĩa vụ nợ mà hàng năm

mà Chính phủ Việt Nam phải chi trả. Theo số liệu thống kê của HNX, tính đến thời điểm đầu

năm 2013, tổng giá trịTPCP đang lưu hành trên thịtrường nội địa là khoảng 294 ngàn tỉđồng (nếu tính cả TPCPBL thì con số này là 414 ngàn tỉ đồng) với mức lãi suất trung bình 10,2%.

10 Cũng theo số liệu của IMF, trung bình giai đoạn 2001-2010, tổng chi/GDP của chính phủ (cảtrung ương lẫn địa phương) của Cam-pu-chi là 15,1%, Trung Quốc là 19,6%, In-đô-nê-xia là 19,7%, Phi-líp-pin là 18,5%, Thái Lan là 21,8%,… thấp hơn nhiều so với con số 28,3% của Việt Nam trong giai đoạn này.

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Ước 2012

(b) Thu ngân sách nhà nước (% GDP, BTC)

Thu thuế và phí khác Thu dầu thô Viện trợ không hoàn lại Thu bán nhà ở và QSDĐ

4 .9 4.9 4.9 5 5 .7 4 .6 6 .9 5 .5 4 .4 5 .5 1 .8 1.1 0.9 0.9 1.8 1.8 3 .7 2 .4 2 .1 3 .5 -1.0 0.5 2.0 3.5 5.0 6.5 8.0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Ước 2012

(a) Thâm hụt ngân sách (% GDP, BTC)

Gồm cả chi trả nợ gốc Không gồm chi trả nợ gốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Ước 2012 (d) Gánh nặng nợ (ngàn tỉ đồng, BTC) Chi trả nợ lãi Chi trả nợ gốc

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Ước 2012

(c) Chi ngân sách nhà nước (% GDP, BTC)

Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

(f) So sánh quốc tế chi ngân sách nhà nước (% GDP, IMF)

Cam-pu-chia Trung Quốc Ấn Độ In-đô-nê-xia Phi-líp-pin Thái Lan Việt Nam 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

(e) So sánh quốc tế thu ngân sách nhà nước (% GDP, IMF)

Cam-pu-chia Trung Quốc Ấn Độ In-đô-nê-xia Phi-líp-pin Thái Lan Việt Nam

33

Trong đó, có hơn 66 ngàn tỉ đồng TPCP sẽ đáo hạn trong năm 2013. Như vậy, chỉ tính riêng

TPCP phát hành trong nước, nghĩa vụ chi trả nợ gốc và lãi của năm 2013 sẽlên đến khoảng 96 ngàn tỉđồng. Bên cạnh đó, theo Bản tin Nợ nước Ngoài số 7 của Bộ Tài chính, nghĩa vụ chi trả

nợ gốc và lãi nợnước ngoài trong năm 2013 của Việt Nam sẽ vào khoảng 1652 triệu USD, tương đương với 34,5 ngàn tỉđồng. Tổng cộng lại, gánh nặng chi trả gốc và lãi nợ công (chưa kể nợ

chính phủ bảo lãnh), cả trong và ngoài nước, sẽ rơi vào khoảng 130,5 ngàn tỉđồng trong năm

2013.

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 31 - 33)