Quá trình cải cách khu vực DNNN trong thời gian gần đây

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 3: TÁI CẤU TRÚC TRIỆT ĐỂ KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỂ

3. Đánh giá vai trò của khu vực DNNN ở Việt Nam

3.6 Quá trình cải cách khu vực DNNN trong thời gian gần đây

Về tiến trình cổ phần hoá: tuy tiến trình cổ phần hoá DNNN bị chững lại từ năm 2009 nhưng nền kinh tế thị trường về cơ bản đã được hình thành ở Việt Nam

Việc cổ phần hoá DNNN lớn, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước hầu như chững lại trong những năm vừa qua. Thị trường chứng khoán sụt giảm và chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát được xem là nguyên nhân chính. Các nhà đầu tư bị hạn chế về nguồn tài chính để mua cổ phần, mặt khác họ cũng thiếu lạc quan về việc đầu tư vào doanh nghiệp cổ phần hoá.

Bản thân các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá và cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng chưa muốn thực hiện cổ phần hoá ở thời điểm này do e ngại thu hồi vốn nhà nước ở mức độ không mong muốn.

chức, để tạo thêm một đồng sản phẩm năm 2007 thì DNNN phải đầu tư thêm 8,28 đồng (ICOR), trong khi mức trung bình của nền kinh tế là 5,38 đồng.

75

Ngoài những nguyên nhân có tính thời điểm như trên còn có những nguyên nhân căn bản sau cản trở quá trình cổ phần hóa:

- Cơ chế định giá doanh nghiệp hiện tại khiến việc xác định giá trị doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là các yếu tố xác định giá trị quyền sử dụng đất, tính toán giá trị lợi thế, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược,... Điều này dẫn tới tình trạng doanh nghiệp phải xin ý kiến của nhiều cấp có thẩm quyền trước khi quyết định, khiến thời gian tiến hành cổ phần hoá bị kéo dài.

- Qui định phân loại ngành nghề nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hóa. Vì tập đoàn, tổng công ty nhà nước thường là tổ hợp các doanh nghiệp, nên việc xác định đối tượng cổ phần hoá là vấn đề phức tạp. Nhiều trường hợp, tổng công ty có ngành nghề, lĩnh vực thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn nhưng đơn vị thành viên thuộc diện cổ phần hoá. Ngược lại, không ít trường hợp tổng công ty thuộc diện cổ phần hoá, nhưng một số đơn vị thành viên hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Cũng có trường hợp, tổng công ty hoặc công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ – công ty con chỉ thực hiện chức năng đầu tư tài chính (không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn) tại các công ty con có ngành nghề, lĩnh vực không thuộc diện cổ phần hoá.

Mặc dù quá trình cổ phần hoá có bị chững lại từ năm 2009 nhưng Việt Nam cơ bản đã hình thành nền kinh tế thị trường. Chỉ trừ một vài lĩnh vực dịch vụ công ích như truyền tải điện, cung cấp nước sạch và đường sắt, tất cả các lĩnh vực khác đều có sự cạnh tranh giữa các công ty, bao gồm cả DNNN và tư nhân, trong việc cung cấp các dịch vụ. Các thị trường các nhân tố sản xuất như vốn, công nghệ, đất đai và lao động tuy còn nhiều bất cập nhưng đã hình thành. Đa phần các giao dịch về các yếu tố sản xuất đều được trao đổi trên thị trường thay vì theo sự chỉ đạo của nhà nước.

Về cơ chế thực hiện chức năng chủ sở hữu: ngoài một số DNNN được quản trị bởi Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), cơ chế sở hữu vẫn chưa tách khỏi cơ quan chủ quản hành chính

Chủ thể thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước rất phân tán. Mặc dù theo các quy định hiện hành, các quyền chủ sở hữu đối với DNNN do Chính phủ thống nhất quản lý, nhưng tùy từng DNNN, Chính phủ có thể trực tiếp thực hiện quyền này hoặc giao về cho các bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, các tập đoàn và tổng công ty. Theo thống kê của ông Trần Tiến Cường thuộc viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đến cuối năm 2011, Việt Nam có tới 101 đầu mối quản lý trực tiếp 1.309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Với số lượng đầu mối quản lý lớn như vậy, việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN trở nên rất khó giám sát. Các quyết định về nhân sự, về phương hướng phát triển kinh doanh, về thụ hưởng quyền lợi từ kết quả hoạt động của DNNN trở nên khó ăn nhập với

76

nhau. Cách thức thực hiện giám sát chủ yếu căn cứ vào các báo cáo của doanh nghiệp, trong khi cơ chế xác định tính xác thực của các báo cáo này còn bị bỏ ngỏ. Vì vậy, kết quả của công tác giám sát DNNN nhìn chung mới dừng ở việc tổng kết hoạt động của doanh nghiệp, chưa làm tốt chức năng cảnh báo, phòng ngừa rủi ro. Việc nhiều DNNN quy mô lớn lún sâu vào tình trạng không có khả năng thanh toán nợ đến hạn, thậm chí bên bờ phá sản như nêu trên mà không có cảnh báo sớm từ phía các chủ thể giám sát là minh chứng điển hình cho hạn chế này.

Về hệ thống mục tiêu của DNNN: do chưa tách khỏi cơ quan chủ quản hành chính nên DNNN bị ôm đồm nhiều nhiệm vụ của bộ hoặc địa phương

Bản thân các chỉ tiêu giao nhiệm vụ thường do doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký với cơ quan chủ sở hữu trước khi thực hiện. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước là một trong những chỉ tiêu chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN, song mức độ yêu cầu cao nhất chỉ là “cao hơn năm trước.”

Việc thực hiện các chính sách xã hội của DNNN cũng không có thước đo cụ thể để đánh giá. Đối với các DNNN có thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc theo phương thức đấu thầu, thì chỉ xác định được khối lượng công việc của doanh nghiệp đã thực hiện mà không đánh giá được ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ngành hoặc nền kinh tế. Nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc DNNN hoạt động kinh doanh tham gia nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, chịu sự điều hành của nhà nước về giá bán sản phẩm,… tuy nhiên chưa có cơ chế hạch toán riêng đối với phần nhiệm vụ đặc thù này khi tính toán hiệu quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.

Về minh bạch hóa thông tin: ngoại trừ một số ít doanh nghiệp DNNN được cổ phần và niêm yết, các DNNN khác đều không minh bạch hóa thông tin về hoạt động kinh doanh

Cơ chế minh bạch hoá thông tin của DNNN 100% vốn nhà nước, tổng công ty, tập đoàn kinh tế đặc biệt yếu kém. Việc tiếp cận với thông tin có kiểm chứng (ví dụ báo cáo tài chính được kiểm toán) hoàn toàn khó khăn. Ngoại trừ các DNNN là công ty đại chúng hoặc đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhìn chung thông tin cập nhật và xác thực về hoạt động của DNNN không được công bố. Tình trạng này ảnh hưởng không tốt tới cơ chế giám sát từ bên ngoài đối với DNNN, hạn chế các đối tượng có liên quan, trước hết là các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác, nhà đầu tư tiềm năng và công luận có thể đưa ra đánh giá đúng và khách quan về thực trạng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Về hệ thống khuyến khích trong DNNN: hệ thống khuyến khích trong các DNNN vẫn còn mang tính hành chính, chưa tương thích với cơ chế thị trường

Theo CIEM (2011), tuyển dụng và quản lý lao động tại DNNN nhìn chung chưa vận hành đầy đủ quy luật cạnh tranh để thu hút nhân lực. Chế độ tiền lương, tiền thưởng quy định đối với DNNN vẫn nặng tính hành chính. Chẳng hạn, cơ chế tiền lương hiện hành quy định tiền

77

lương và quỹ tiền lương của người lao động trong DNNN ít phụ thuộc vào mức tăng, giảm năng suất lao động, vẫn dựa vào yếu tố thâm niên, theo thang, bảng lương do Chính phủ ban hành; chỉ tiêu đánh giá để xác định quỹ lương đối với viên chức quản lý và người lao động đều dựa trên ba chỉ tiêu chung là nộp ngân sách, lợi nhuận và năng suất lao động, dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp tạo lợi nhuận lớn sẽ chi tiền lương lớn ngay cả trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước giảm; tiền lương bình quân của thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc DNNN đều thấp hơn so với tiền lương của các chức danh tương đương trên thị trường.27 Tất cả những điều này dẫn đến tình trạng bình quân chủ nghĩa. Tiền lương trả cho lao động có trình độ thấp thường cao hơn mức lương trên thị trường và ngược lại trả lương cho lao động có kỹ thuật cao lại thấp hơn nên khó thu hút và không tạo động lực làm việc cho lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật giỏi.

Đối với người đại diện chủ sở hữu tại DNNN, hiện chưa hình thành được quy chế tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng một cỏch rừ ràng, đồng bộ, gắn liền với cỏc tiờu chuẩn, điều kiện về bổ nhiệm, đánh giá, kiểm tra, giám sát trách nhiệm quản lý, điều hành dẫn tới việc thực hiện chi trả tiền lương, tiền thưởng trong các doanh nghiệp rất khác nhau.

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)