Mức thâm dụng vốn tăng nhanh

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 92 - 93)

3. Năng suất các ngành kinh tế của ViệtNam

3.2 Mức thâm dụng vốn tăng nhanh

Hình 4.1(d) trình bày sự thay đổi của mức thâm dụng vốn, được đo bằng tỷ lệ lao động trên vốn( L/K), của một sốnước trong khu vực. Hình này cho thấy một sự khác biệt rõ rệt giữa

định hướng phát triến của hai nhóm nước: trong khi tại Ma-lay-xia và Thái Lan tỷ lệ này là hầu

như không đổi trong suốt giai đoạn 2000–2010, thì tại Trung Quốc và Việt Nam, tỷ lệ này giảm một cách đáng kể, thể hiện một định hướng phát triển theo chiều rộng khá rõ nét.

Khi so sánh hai quốc gia có cùng thiên hướng phát triển theo chiều rộng là Trung Quốc và Việt Nam thì có thể thấy rằng mức tăng trưởng TFP của Trung Quốc là khá lớn so với Việt Nam. Việc TFP tăng trưởng mạnh đã giúp đảm bảo cho năng suất vốn cũng như năng suất vốn cận biên không bị giảm sút do vấn đề thâm dụng vốn gây ra. Ở Việt Nam, việc thâm dụng vốn cùng với mức tăng trưởng TFP thấp có nguy cơ làm cho năng suất vốn cũng như hiệu quả sử

dụng vốn giảm sút một cách nhanh chóng.

Hiện nay, một trong những lợi thế (ngắn hạn) của Việt Nam là lực lượng lao động có giá rẻ, đồng thời Việt Nam vẫn có tiềm năng trong việc thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Tuy

nhiên, đóng góp của TFP vào tăng trưởng trong giai đoạn gần đây đã cho thấy một sự phi hiệu quả trong sử dụng các yếu tốđầu vào của kinh tế Việt Nam. Sự kém hiệu quả này rõ ràng làm hạn chếưu thế (ngắn hạn) về lực lượng lao động rẻ của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu không cải thiện được tình hình này, thì việc Việt Nam trở thành công xưởng cho thế

giới cũng như rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khó tránh khỏi.

Thực tế là TFP đã có mức tăng trưởng trung bình âm trong ba năm, từ 2008 đến 2010, chứng tỏ sự dễ tổn thương một cách đáng kể của nền kinh tế Việt Nam khi có khủng hoảng kinh tế. Hiệu quả sản xuất của nền kinh tế, đo bằng tăng trưởng TFP, đã giảm một cách đáng kể trong

giai đoạn này. Trong khi tăng trưởng TFP ở các quốc gia lân cận tuy có giảm nhưng vẫn dương.

Với hiệu quả sản xuất thấp, cùng với nguồn vốn tiếp tục gia tăng mạnh, cũng là nguyên nhân gây lạm phát cao và bất ổn trong thời gian gần đây.

93

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 92 - 93)