Các thước đo năng suất

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 84)

2. Năng suất và các thước đo năng suấ t

2.1 Các thước đo năng suất

Năng suất là một chỉ số quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh tế, dùng để chỉ hiệu quả

của việc sử dụng các nguồn lực sản xuất trong việc tạo ra sản phẩm. Trên phương diện quốc gia, việc đo lường năng suất của tổng thể nền kinh tế cho biết chất lượng tăng trưởng cũng như các

nguồn tăng trưởng của nền kinh tế, giúp đánh giá và đưa ra được các chính sách tăng trưởng. Việc so sánh năng suất giữa các ngành trong nền kinh tế cũng giúp nhận diện đâu là lĩnh vực phát triển tốt, có lợi thế cạnh tranh, đâu là các lĩnh vực trì trệ phát triển chậm, và đâu là các điểm nghẽn của tăng trưởng cần được giải quyết. Đây chính là các thông tin quan trọng phục vụ cho việc định hướng ưu tiên phát triển ngành phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất

nước. Ngoài ra, nó cũng giúp nhận diện được những xu hướng không phù hợp với quy luật kinh tế thịtrường, những mảng hoạt động không hướng tới một sự tối ưu tính trên phương diện tổng thể nền kinh tế. Sự nhận diện này rất hữu ích trong quá trình định hướng và thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế.

85

Với doanh nghiệp, việc đo lường năng suất cũng hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển. Như Peter Drucker đã nói “Nếu không hướng tới mục tiêu tăng năng suất, doanh nghiệp sẽ

mất định hướng, nếu không đo lường được năng suất, doanh nghiệp sẽ mất kiểm soát.”

Vì sự quan trọng này, hàng năm Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hay Bộ Lao động Mỹ đều đưa ra các tính toán vềnăng suất cho các quốc gia. Các nước châu Á cũng

thành lập Tổ chức Năng suất châu Á (APO) phục vụ cho việc nghiên cứu và tính toán năng suất cho các quốc gia trong khu vực. Vậy năng suất được định nghĩa thế nào?

Theo OECD, năng suất được xác định bởi tỷ số giữa sản phẩm đầu ra và sốđơn vị đầu

vào. Tuy định nghĩa vềnăng suất khá đơn giản, nhưng việc tính toán nó lại đa dạng và phức tạp tùy thuộc vào mục đích của việc tính toán và dạng số liệu. Chẳng hạn, khi mối quan tâm là đánh

giá nhu cầu sử dụng lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm đầu ra thì đầu ra ởđây có thểđược

đo bởi tổng sản phẩm. Còn khi muốn xem xét đến hiệu quả sản xuất thì đầu ra lại thường được

đo bởi giá trịgia tăng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung đánh năng suất dựa trên hiệu quả hoạt động kinh tếđo lường bởi giá trịgia tăng.

Về cơ bản, có thể chỉ ra ba loại hình năng suất: năng suất lao động, năng suất vốn và

năng suất nhân tố tổng hợp, được định nghĩa như sau:

(1) Năng suất lao động (Labor Productivity): năng suất lao động dùng để đo lường hiệu quả sử dụng lao động trong việc sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ với công nghệ và lượng vốn

cho trước. Thông thường năng suất lao động được tính bởi công thức:

L

VA P

L

 , (4.1)

trong đó VA là tổng giá trịgia tăng được tạo ra trong quá trình sản xuất còn L là tổng sốđơn vị lao động được sử dụng trong quá trình này. Trong thực tếtính toán, đơn vị lao động có thểđược tính bởi sốlao động hoặc số giờcông lao động.

Năng suất lao động tính theo công thức (4.1) cho biết số lao động cần thiết để tạo thêm

được 1 đơn vị phẩm đầu ra với lượng vốn và các yếu tố sản xuất khác không đổi. Như vậy, năng

suất lao động không chỉ phụ thuộc vào các yếu tốliên quan đến lao động như trình độ học vấn của người lao động, mà còn liên quan đến các yếu tố khác như độ thâm dụng vốn hay trình độ

quản lý, công nghệ sản xuất, v.v. Do đó, năng suất lao động chưa cung cấp thông tin đầy đủ về

bản chất của hiệu quả sản xuất của nền kinh tế, chẳng hạn năng suất lao động cao có thể chỉđơn

giản là do nền kinh tế hoạt động trong tình trạng thâm dụng vốn cao. Tuy nhiên, năng suất lao

động là một chỉ số quan trọng liên quan trực tiếp đến các chỉ sốcơ bản như thu nhập bình quân

đầu người hay mức sống của dân cư. Ngoài ra, việc so sánh năng suất lao động giữa các ngành cũng cung cấp các thông tin hữu ích trong phân tích tăng trưởng cũng như hoạch định các chính sách về chuyển đổi nghềhay tái cơ cấu lao động.

86

(2) Năng suất vốn (Capital Productivity): tương tựnhư vậy, năng suất vốn được tính theo công thức: K VA P K  , (4.2)

trong đó K là tổng số vốn được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Năng suất vốn, tương tự như năng suất lao động, là thước đo năng suất của nhân tốđầu vào riêng lẻ. Nó không phản ánh một cách đầy đủ hiệu quả của việc sử dụng các yếu tốđầu vào trong quá trình sản xuất. Để phản ánh hiệu quảnày, người ta thường sử dụng loại hình thước đo năng suất tổng hợp như trình bày dưới đây.

(3) Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity, TFP): là thước đo tổng hợp vềnăng suất, nó cho biết hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong việc tạo ra sản phẩm đầu ra. Nó được xác định như sau:

( , ) VA TFP g K L  , (4.3) trong đó g(K,L) là tổ hợp các yếu tốđầu vào.

TFP được tính như công thức (3) thể hiện mức đóng góp vào tổng giá trịgia tăng của các yếu tố khác, ngoài vốn và lao động. Như vậy giá trị của TFP cho biết hiệu quả của của nền kinh tế trong việc kết hợp các yếu tốđầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra. TFP do đó được hiểu là tác

động tổng hợp của các yếu tốnhư công nghệ, trình độ quản lý, chất lượng của môi trường kinh tế

– kinh doanh (và yếu tố ngẫu nhiên). Với các mô hình tăng trưởng ngoại sinh thì TFP là nguồn duy nhất có thểgiúp tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trong dài hạn. Còn trong các mô hình tăng trưởng nội sinh, TFP cũng là yếu tố quan trọng quyết định tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.

Việc tính toán năng suất lao động, năng suất vốn cũng như năng suất nhân tố tổng hợp

đều có những khó khăn phức tạp đáng kể trong thực tế, liên quan đến số liệu, độ chính xác của số

liệu cũng như sựtương đồng của số liệu giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành, và đặc biệt là giữa các nền kinh tế. Việc tính toán năng suất nhân tố tổng hợp cũng đòi hỏi những yêu cầu phức tạp hơn về mặt mô hình hóa. Điều này có thể nhận thấy ngay từ công thức (4.3): biểu thức dưới mẫu số là một hàm không định sẵn về sự kết hợp các yếu tốđầu vào. Do hàm này là không có sẵn nên đểtính toán nó, người ta thường phải giảđịnh một dạng hàm cụ thểnào đó và sử dụng số

liệu đểước lượng. Vì lý do quan trọng này, chúng tôi sẽ giới thiệu một sốphương pháp đo lường

năng suất tổng hợp được thực hiện trong nước và trên thế giới mà bỏ qua phần năng suất vốn và

năng suất lao động.

2.2 Đo lường năng suất nhân tố tổng hợp

Do đặc trưng của số liệu nên phương pháp dùng đểtính toán hay ước lượng TFP còn phụ

87

cho số liệu dạng vĩ mô ở cấp tổng thể nền kinh tế, hoặc vùng miền, nói chung sẽ khác biệt với khi tính TFP cho số liệu vi mô ở cấp doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế. Ngoài ra, cũng tùy thuộc

vào điều kiện số liệu để có thể lựa chọn phương pháp thích hợp, chẳng hạn như trong giai đoạn nghiên cứu, cần phải xác định xem liệu yếu tố ngẫu nhiên có tác động đáng kể đến số liệu thu thập được hay không nhằm lựa chọn phương pháp tất định hay phương pháp có yếu tố ngẫu nhiên. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách tóm lược một sốphương pháp chính trong các

nghiên cứu về tính toán – ước lượng TFP. Các phương pháp này có thể được phân nhóm như

trong Bảng 4.1 dưới đây:

Bả dư4.1: Mộ: Mới đây:sẽ giới thiệu một cách tóm lược một số phươn

Phương pháp Ngẫu nhiên hay tất định Vi mô hay vĩ mô

Ngẫu nhiên Tất định Vĩ mô Vi mô

Phi đường biên

Hạch toán tăng trưởng x x

Chỉ số x x x

Hồi quy tăng trưởng x x

Đường biên

Đường biên ngẫu nhiên x x x

Bao dữ liệu x x x

FDH x x x

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

a. Các phương pháp phi đường biên

Các phương pháp như hạch toán tăng trưởng và hồi quy tăng trưởng không sử dụng khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất (gọi đơn giản là đường biên) trong quá trình tính

toán/ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp. Đểđơn giản cho việc trình bày, chúng ta chỉ xem xét có hai loại yếu tốđầu vào là vốn và lao động. Việc phân biệt có nhiều loại vốn, chẳng hạn như

vốn từ các khu vực kinh tế khác nhau, v.v. hay nhiều loại lao động với các mức học vấn khác nhau, cũng không làm thay đổi bản chất của các phương pháp tính toán.

Xét hàm sản xuất có dạng YtF A K L( t, t, t), khi đó: A K L dYf dAf dKf dL. (4.4) Do vậy, Y A A K K L L ge ge ge g (4.5)

trong đó với biến Z bất kỳ, ký hiệu eZ là hệ số co dãn của Y theo Z, và gZ là mức tăng trưởng của Z. Thành phần eAgAtrong phương trình (4.5) chính bằng mức tăng trưởng GDP sau khi đã trừ đi

mức tăng trưởng tạo ra do sựgia tăng vốn và lao động, hay chính là mức tăng trưởng của TFP.

Trong trường hợp quen thuộc, khi hàm sản xuất có dạng Cobb-Douglas, YtA K Lt , thì mức tăng trưởng TFP được tính đơn giản bởi công thức sau:

88

A Y K L

gggg (4.6)

TFP được tính theo công thức (4.6) cũng chính là phần dư Solow, và là cơ sở cho việc tính TFP bằng phương pháp hạch toán tăng trưởng.

Phương pháp hạch toán tăng trưởng (Growth Accounting)

Phương pháp hạch toán tăng trưởng được đề xuất khá sớm từ những năm 1956 (xem

Abramovitz, 1956; Solow, 1957). Phương pháp này chủ trương tính mức tăng trưởng TFP được

thể hiện trong (4.6) thông qua các giá trị quan sát theo thời gian của các yếu tốđầu vào là vốn và

lao động, cũng như sản lượng đầu ra. Các hệ số co dãn được tính dựa trên hai giả thiết: (i) Thị trường các yếu tốđầu vào là thịtrường cạnh tranh hoàn hảo và; (ii) Hiệu suất không đổi theo quy mô. Dựa vào hai giả thiết này, hệ số co dãn theo lao động có thểđược tính dựa vào Bảng đầu vào – đầu ra (Bảng I-O), và hệ số co dãn theo vốn bằng 1 trừđi hệ số co dãn theo lao động. Một vấn

đề nảy sinh đối với cách tính này trong thực nghiệm là số liệu dùng để tính toán hệ số co dãn của sản lượng theo lao động thường là rất hạn chế nếu tính cho toàn nền kinh tế, đặc biệt đối với các

nước đang phát triển như Việt Nam. Cho đến nay, Bảng I-O mới nhất được công bốlà cho năm

2007, và cũng không có thường xuyên cho các năm. Phương pháp chỉ số

Phương pháp chỉ sốđược sử dụng để tính TFP mà không cần dựa trên giảđịnh nào về

dạng của hàm sản xuất. Chẳng hạn, với giả thiết về thịtrường cạnh tranh và mục tiêu tối đa hóa

lợi nhuận, Solow (1957) đã đưa ra công thức tính mức tăng trưởng của TFP dạng chỉ sốnhư sau:

, 1 , 1 , , , , , , 1 , 1 , 1 , 1 ln( ) ln ln (1 ) ln 2 2 i t i t L L K K I i t i t i t it i t i t I i t i t i t i t s s s s A Y L K A Y L K             , (4.7)

trong đó itlà đơn vị sản xuất và thời gian, sLsKlần lượt là phần đóng góp của lao

động và vốn trong sản xuất. Phương pháp này được dựa trên giả thiết rằng các đơn vị sản xuất thực hiện tối thiểu hoá chi phí và thịtrường là cạnh tranh.

Phương pháp chỉ số đã được Bieasebroeckw (2007) chỉ ra là khá hữu hiệu so với các

phương pháp khác, đặc biệt là trong trường hợp công nghệ của các đơn vị sản xuất là không thuần nhất. Điểm hạn chế của phương pháp này là nó khá nhạy cảm với sai sốđo lường.

Ngoài ra, đểtính TFP tương đối bằng phương pháp chỉ số, Caves và cộng sự (1982) đã

đưa ra công thức sau:

, , , , , ln( ) ln ln (1 ) ln 2 2 I L L K K i t it i t t i t i t t i t I t t t t A Y s s L s s K A Y L K       . (4.8)

Phương pháp này dùng để so sánh TFP của một đơn vị sản xuất với một đơn vị gốc nào

đó, thường được lấy đại diện bởi đơn vị nhận các giá trịđầu vào và đầu ra là các giá trị trung bình của số liệu.

89

Mô hình hồi quy tăng trưởng

Sử dụng mô hình hồi quy tăng trưởng là một cách tiếp cận khác để tính TFP ở cấp độ vĩ mô. Phương pháp này được đề xuất bởi Romer (1991) và được sử dụng khá rộng rãi trong việc

tính toán TFP. Phương pháp hồi quy tăng trưởng giả định một dạng nào đó của hàm sản xuất,

như hàm Cobb- Douglas, các hàm dạng logarit, hàm có hệ số co dãn thay thếkhông đổi, v.v. Sau

đó sử dụng các phương pháp phân tích hồi quy với các số liệu về các yếu tố đầu vào và sản

lượng để ước lượng các tham số của hàm sản xuất giảđịnh này, và từ đó ước lượng được hệ số

co dãn theo các yếu tốđầu vào và TFP. Một trong những ưu điểm của phương pháp này so với

phương pháp hạch toán tăng trưởng là nó không cần đến giả thiết về cạnh tranh hoàn hảo, không gặp phải vấn đề về số liệu trong việc tính toán phần đóng góp của lao động. Ngoài ra, việc sử

dụng các mô hình kinh tếlượng cho phép kiểm định về sự tin cậy của các kết quả nhận được.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như số liệu về lao

động sẽ chỉ phản ánh con số thuần túy về sốngười lao động (hay số giờlao động) mà không thể

hiện được chất lượng của lao động. Khi chất lượng lao động gia tăng, TFP được ước lượng theo

phương pháp hồi quy tăng trưởng cao hơn giá trị thực tế.

b. Các phương pháp đường biên

Ba phương pháp phi đường biên được trình bày ở trên dựa trên giả thiết rằng đơn vị sản xuất (nền kinh tế, ngành kinh tế, doanh nghiệp, v.v) đang sử dụng công nghệ hiện thời một cách tốt nhất. Nói một cách khác, giả thiết này cho rằng nền kinh tếđang nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Việc gia tăng của TFP do đó đồng nghĩa với việc dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất này. Tuy nhiên, giả thiết này nhiều khi là không hợp lý, chẳng hạn trong điều kiện nền kính tế vận hành kém hiệu quả, nó sẽởphía dưới của đường giới hạn sản xuất. Khi đó sự gia

tăng đầu ra của nền kinh tế (với cùng một lượng yếu tốđầu vào) có thểđược tạo bởi hai nguồn

thay đổi: (i) Sự dịch chuyển của đường giới hạn khảnăng sản xuất (còn gọi là tiến bộ công nghệ) và; (ii) Sự dịch chuyển dần đến đường giới hạn khảnăng sản xuất (còn gọi là hiệu quả kỹ thuật).

Như vậy có thểnói, TFP được tính từcác phương pháp đường biên gồm có hai thành phần: tiến bộ công nghệ và hiệu quả kỹ thuật. Có hai phương pháp chính trong cách tiếp cận đường biên là

phương pháp bao dữ liệu và phương pháp đường biên ngẫu nhiên. Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như FDH (Free Disposal Hull).

Phương pháp bao dữ liệu

Phương pháp bao dữ liệu được đề xuất bởi Charnes, Cooper and Rhodes (Charnes và cộng sự, 1978) dựa trên nghiên cứu của Farrell về hoạt động của doanh nghiệp (Farrell, 1957).

Phương pháp này được sử dụng cho cả số liệu dạng vĩ mô cũng như số liệu dạng vi mô. Tư tưởng của phương pháp bao dữ liệu như sau: sử dụng số liệu đầu vào và đầu ra của các đơn vị

sản xuất để xây dựng nên đường giới hạn sản xuất với công nghệ hiện hành (còn được gọi là

Một phần của tài liệu Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)