Các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam (Trang 21 - 30)

B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN

1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm

1.2.1. Liên quanđến FDI vào các nưcđang phát trin trên thếgii

Như đã chỉ ra ở phần trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước đang phát triển chịu tác động của nhiều yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới mục tiêu của công tyđa quốc gia. Các nghiên cứu thực nghiệm nhằmước lượng tầm quan trọng của các yếu tốkhác nhau tácđộng tớiđầu tưtrực tiếp nước ngoài, tập trung chủyếu vào các yếu tố thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài như quy mô thịtrường, thu nhập, môi trường đầu tư (chất lượng lao động, sự ốn định chính trị, mở cửa kinh tế…). Các biến số chủ yếu được dùng để ước lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước đang phát triển nhưdân số, tốcđộphát triển kinh tế, sự ổnđịnh chính trị, mứcđộmởcửa kinh tếvà một sốbiến sốkhác.

Ngay từ năm 1979, Root và Ahmed trong nghiên cứu của họ về các yếu tố tác động tới dòng FDI vào các ngành công nghiệp chế biến tại 70 nước đang phát triển đã kết luận rằng đô thị hóa, cơ sở hạ tầng hiện đại và thu nhập bình quân đầu người cao góp phần làm tăng FDI vào trong nước (Root và Ahmed, 1979). Nghiên cứu của Schneider và Frey tại 80 nướcđang phát triển cũngđã chỉra mứcđộ phát triển của một quốc gia là yếu tố tácđộng hàng đầu tới FDI vào quốc giađó. Họ cũng xácđịnh yếu tố ổn định chính trịcũngđóng vai trò quan trọng tới quyếtđịnh của nhàđầu tưnước ngoài (Schneider và Frey, 1985).

Loree và Guisinger, nghiên cứu các tác nhân của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1977 đến 1982 (tới các nước phát triển cũng như đang phát triển), kết luận rằng các biến số liên quan tới chính sách của nước nhận đầu tư có ý nghĩa thống kê tại các nước phát triển chỉkhi cơsởhạtầng là một nhân tố quan trọngở mọi vùng miền (Loree và Guisinger, 1995).

Alan A. Bevan và Saul Estrin sửdụng một dãy số liệu mảng (panel) về dòng vốn FDI tới các nước có nền kinh tế chuyển đổi tại Trung và Đông Âu nhằm xác định ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới dòng vốn này gồm có: rủi ro quốc gia, chi phí lao động, quy mô thị trường và các yếu tố trọng lực liên quan tới vị trí địa lí (gravity factors). Kết quả nghiên cứu của hai ông cho thấy biến số về FDI chịu tácđộng bởi các yếu tố như rủi ro quốc gia, sự phát triển của khu vực tư nhân, sự phát triển của công nghiệp, cán cân chính phủ, dựtrữvà tham nhũng (Alan A. Bevan và Saul Estrin, 2000).

Nghiên cứu của Marcelo Braga Nonnemberg và Mario Jorge Cardoso de Mendonỗa vềcỏc yếu tố tỏcđộng tới dũng vốn FDI tại 38 nướcđang phỏt triển bao gồm cảcác nước có nền kinh tếchuyển đổi giai đoạn 1975-2000. Các tác giảđãđưa ra nhiều

kết luận quan trọng trongđó có thểkểđến việc FDI có mối tương quan với trìnhđộhọc vấn (được mô tả bởi cấp học), mức độ mở cửa kinh tế, các biến động hay rủi ro thuộc kinh tếvĩmô như lạm phát, tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Ngoài ra các tác giảcũng thực hiện một kiểm tra nhỏ về mối quan hệ nhân quả giữa FDI và GDP và xác định có mối quan hệ nhân quả giữa tốc độ tăng trưởng GDP tới FDI nhưng không có mối quan hệngược lại, tức là FDI không cóảnh hưởng tới GDP.

Nunnenkamp và Spatz nghiên cứu một mẫu gồm 28 nước đang phát triển trong thời kỳ 1987- 2000, chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và GNPđầu người, số năm học hành, các quyđịnh hạn chế ngoại thương, các thủ tục hành chính… Trong mẫu này, các biến số khác như dân số, tốcđộtăng trưởng kinh tế, quy định về cụng nghệ… khụng cú tương quan rừ ràng (Nunnenkamp và Spatz, 2002). Campos và Kinoshita sử dụng dữ liệu dạng panel với 25 nền kinh tế chuyển đổi từ1990đến 1998. Các kết luận rút ra như đối với mẫu các quốc gia này,đầu tưtrực tiếp nước ngoài chịu ảnh hưởng của các nền kinh tế theo cụm, quy mô thị trường, laođộng giá rẻ, và tài nguyên thiên nhiên sẵn có (Campos và Kinoshita, 2003). Bên cạnh các nhõn tốnày, cỏc biến số sau cũng cú cỏc kết quả rừ rệt: cỏc thểchếvững mạnh, mởcửa thương mại, các quy định nới lỏng đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào. Garibaldi và các nhà nghiên cứu khác dựa trên một panel linh hoạt của 26 nền kinh tế chuyển đổi giữa 1990 và 1999, phân tích một số các biến số được chia thành các yếu tố kinh tế vĩ mô, cải cách cơ cấu, khung pháp lí và thể chế, các điều kiện cơ sở và các phân tích về rủi ro. Các kết quả cho thấy những biến số kinh tế vĩ mô như quy mô thị trường, thâm hụt tài khóa, lạm phát và chế độ tỷ giá hối đoái, phân tích rủi ro, cải cách kinh tế, mở cửa kinh tế, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, rào cản đối với đầu tư và quan liêu; tất cảđều có kết quảnhưmongđợi và có ý nghĩa thống kê (Garibaldi, 2001).

Erdal Demirhan và Mahmut Masca có nghiên cứu về các yếu tố tácđộng tới dòng FDI vào các nước đang phát triển thông qua một phân tích được dựa trên một mẫu dữ liệu chéo tại 38 quốc gia phát triển, với các giá trị trung bình của tất cả các dữliệu cho giaiđoạn 2000-2004 (Erdal, 2008). Trong các mô hình, biến phụ thuộc là FDI. Biếnđộc lập là tốcđộ tăng trưởng GDP trên đầu người, tỷ lệ lạm phát, cácđường dây điện thoại trên 1.000 người được đo trong các bản ghi, lao động chi phí cho mỗi công nhân trong ngành công nghiệp sản xuất được đo trong các bản ghi, mức độ rủi ro, sự cởi mở và tỷ lệ thuếdoanh nghiệp đầu. Theo kết quả các phân tích, trong mô hình chính, tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người, đường dây điện thoại chính và mức độ của sự cởi mở có dấu hiệu tích cực và có ý nghĩa thống kê. Tỷlệ lạm phát và mức thuếsuất hiện dấu hiệu

tiêu cực và có ý nghĩa thống kê. Chi phí lao động có dấu hiệu tích cực và nguy cơ có dấu hiệu tiêu cực. Tuy nhiên, cảhaiđều tácđộng khôngđáng kể.

Glauco De Vita và Khine S. Kyawđã sửdụng một bảng dữliệu dạng panel của 32 quốc giađang phát triển trong giaiđoạn 1990-2004, nhóm tác giảđã xem xét tầm quan trọng tươngđối của các yếu tố quyết định kinh tế trọngđiểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dòng danh mụcđầu tư. Kết quảcho thấy tăng trưởng của năng suất trong nước là yếu tố quyết định FDI chảy vào các nước đang phát triển, cón đối với các dòng thuộc đầu tư gián tiếp, tăng trưởng tiền tệ trong nước lại là yếu tố tác động hàng đầu (Glauco De Vita và Khine S. Kyaw, 2008).

Asieduđã tiến hành một nghiên cứu trên 32 nước châu Phi cận Sahara và 39 nước không tiểu sa mạc Sahara châu Phi trong một khoảng thời gian 10 năm (1988-1987). Bà lập luận rằng dòng vốn FDI vào các nước châu Phi cận Sahara là nhằm tìm kiếm thị trường (Asiedu, 2002). Một nghiên cứu khác của Aseidu năm 2004 lại khẳng định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và quy mô thị trường là yếu tố quyết định tới dòng vốn đầu tư nước ngoài ởchâu Phi (Asiedu, 2004). Bà cũng cho biết rằng dòng vốn FDI tới châu Phi có thể được thúc đẩy bởi sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô, bởi lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn, tham nhũng ít hơn và một hệ thống pháp lý hiệu quả.

Hình ảnh xấu của châu Phi đã ngăn cản dòng vốn FDI vào lục địa (UNCTAD, 1999).

Morisset lập luận rằng các nước châu Phi cận Sahara có thể cạnh tranh và thu hút vốn đầu tưnước ngoài giống như bất kỳnước đang phát triển khác bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh của họ (Morisset, 2000). Jenkins và Thomasđã tiến hành một nghiên cứu về yếu tố quyết định và đặc điểm của FDIở miền Nam châu Phi. Họ lập luận rằng kích thước của thị trường địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp khu vực ngoài chính là một động lực quan trọng cho vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực. Ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiến trình tư nhân hóa, lịch sử thuộc địa của châu Phi cũng thúc đẩyđầu tưtrong khu vực tiểu Sahara (Jenkins và Thomas, 2002).

Getinet & Hirut phân tích các yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Ethiopia và kết luận rằng tăng trưởng GDP thực, xuất khẩu định hướng và thúc đẩy tự do hóa các dòng chảy của vốnđầu tưnước ngoài trong khi bấtổn kinh tếvĩmô và cơsở hạtầng kém ngăn chặn các dòng vốn FDI. Các tác giảđã tổng kết hai kết luận. Thứnhất, mặc dù có một sốlập luận cho rằng các yếu tốquyếtđịnh vốn đầu tưnước ngoàiởchâu Phi khác với các yếu tố quyết định đến dòng vốn này vào các nơi khác trên thế giới, những yếu tố quyết định được xác định bởi các nghiên cứu thực nghiệm là tương tự nhau. Thứ hai, ngay cả khi có một nhận thức phổ biến rằng các dòng vốn đầu tư nước

ngoài vào châu Phi được xác định bởi khả năng thiên phú tài nguyên thiên nhiên của nước sởtại thì tài nguyên thiên nhiên không phải là yếu tố quyếtđịnh duy nhất của FDI (Getinet và Hirut, 2006).

Linda và Said đã tiến hành một nghiên cứu trên yếu tố quyết định của FDI ở các nước Bắc Phi và vùng TrungĐông và kết luận rằng sự mởcửa kinh tế quốc gia, lợi tức đầu tư, tài nguyên dầu mỏ xuất khẩu và là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) là các yếu tốquyếtđịnh của FDI (Linda và Said, 2007).

Trong bài “Phân tích so sánh vềcác yếu tốtácđộng tới FDI tại các nướcđang phát triển” đăng trong tạp chí The Journal of Applied Economic Research số 4 năm 2010, Khondoker Abdul Mottaleb và Kaliappa Kalirajan đã sử dụng bảng panel dữliệu từ68 quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp hơn phát triển nhằm xácđịnh các yếu tốxác định dòng chảy FDI vào các nước đang phát triển. Dựa trên một phân tích so sánh tập trung vào lý do tại sao một số quốc gia thành công trong thu hút FDI, bài viết chứng minh rằng các nước có GDP lớn hơn, tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, tỷ lệ thương mại quốc tếcao hơn và một môi trường kinh doanh thân thiện hơn sẽthành công hơn trong việc thu hút FDI. Ngoài ra các tác giả còn kết luận rằng bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa tiết kiệm vàđầu tưtrong nước kết hợp với các công nghệmới nhất và biết quản lý tốt, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việcđạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóngở các nước đang phát triển. Trong quá khứ, các nước đang phát triển không được coi làđiểmđến thuận lợi cho vốnđầu tư nước ngoài nhưcác nước phát triển. Hơn nữa, trong số các nướcđang phát triển, chỉcó một vài nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và Sudan, là nước nhận đầu tư lớn đối với FDI loại 1, phần còn lại đang cạnh tranh cho các những FDI thuộc hàng thải (Khondoker Abdul Mottaleb, 2010).

Bài nghiên cứu về “Các yếu tố tác động tới FDI vào các nước đang phát triển:

phân tích theo dữ liệu panel1” trên tạp chí Kinh tế và Tài chính Châu Á (Asian Economic and Financial Review) số 1 năm 2011 của Behrooz Shahmoradiđã thông qua một mô hình với chuỗi sốliệu dạng bảng giaiđoạn 1990-2007 tại 25 quốc giađang phát triểnđểxácđịnh các yếu tố tácđộng tới dòng vốn FD trong giaiđoạn này. Mô hình với biến phụ thuộc là luồng FDI vào 25 nước, các biến độc lập gồm GDP, cán cân thanh toán, dân số, mức độ mở cửa kinh tế, cơ sởhạ tầng (điện thoại di động, internet, công nghệ), ODA và laođộng. Theo các kết quảtừmô hình này, mứcđộmởcửa kinh tế, quy mô thị trường, sự sẵn có của lực lượng lao động, ODA, cơ sở hạ tầng (điện thoại di

1Determinants of Foreign Direct Investment in Developing Countries: A Panel Data Analysis

động, công nghệ và internet) có tác dụng tích cực đối với dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển.

Trong số các bài nghiên cứu thuộc hệ thống bản tin nghiên cứu của ngân hàng trung ương Pakistan (Research Bulletin- State Bank of Pakistan), nghiên cứu về “các yếu tố tác động tới dòng FDI vào các nước đang phát triển2” của Fayyaz Hussain và Constance Kabibi Kimuli thuộc tập 8, số 1 năm 2012 đã sử dụng dữ liệu dạng mảng (panel) trong mười năm (2000-2009) của 57 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp nhằm tìm hiểu về các yếu tố tácđộng tới dòng vốn. Nghiên cứu này cho thấy quy mô thị trường là yếu tố quyếtđịnh quan trọng nhất của đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển. Hơn nữa, môi trường kinh tế vĩ môổn định, hội nhập kinh tế quốc tế, sựsẵn có của lực lượng laođộng lành nghềvà lĩnh vực tài chính phát triển cũng thúcđẩyđầu tư trực tiếp nước ngoàiởcác nước đang phát triển. Tháng 6 năm 2012, tại Hội thảo khoa học thường niên của Hiệp hội các nhà kinh tế New Zealand lần thứ 53, tiến sĩSayeeda Bano, giảng viên Khoa kinh tế, trườngĐại học Waikato, Hamilton, New Zealand và Giáo sư Jose Tabbada, Đại học Philippines đã công bố một nghiên cứu về

“FDI từ các nước đang phát triển: Thực trạng, xu hướng và các yếu tố tác động3” Nghiên cứu này cho thấy, FDI ra nước ngoài cũng chịu sự tác động của tốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quânđầu người, tỷ lệ tiết kiệm và định hướng xuất khẩu. Kiểm trađộtương quan tại một sốquốc giaởĐông, Nam vàĐông Nam Á cho thấy rằng dòng FDI ra nước ngoài, có độ tương quan khá cao với tỷ lệ tiết kiệm trong nước, GDP, và GDP bình quânđầu người của nước chủđầu tư.

1.2.2. Liên quanđến FDI vào Vit Nam

Tại Việt Nam,đạo luậtđầu tiên liên quan tới FDI rađời năm 1987 với tên gọi Luật Đầu tưnước ngoài, tức là một năm kểtừkhi nước ta tiến hành công cuộcĐổi mới. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 được xem là một trong các bước khởi đầu cho tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế của nước ta. Dòng vốn FDI được xem là một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi từ một nền kinh tếkếhoạch hóa tập trung sang nền kinh tếthịtrường (Kokko, 2003). Dòng vốn FDI đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy đầu tư trong nước (Nguyễn Phương Hoa, 2004; Nguyễn Phi Lân, 2006), thúc đẩy chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự phát triển công nghiệp nội địa (Mizra và Giroud 2003, 2004), thúc đẩy xuất khẩu, xóa

2Determinants of Foreign Direct Investment in Developing Countries

3Foreign Direct Investment from Developing Countries: Evidence, Trends and Determinants

đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp (Nguyễn Phương Hoa, 2004;

Nguyễn và Xing, 2006)…

Mặc dù các báo cáo liên quan đến dòng vốn FDI đến Việt Nam là khá phong phú nhưng số lượng các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến FDI vào Việt Nam lại vẫn còn khiêm tốn. Một trong sốcác nguyên nhân có thểkểđến là sựthiếu thốn các dữliệu.

Tại Việt Nam, nhiều dữ liệu về hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khôngđược công bố công khai và cập nhật. Ngay cả từ phía cơquan quản lí, Tổng cục Thống kê hay Bộ Kế hoạch vàđầu tư cũng không có đầy đủ các số liệu cho đến những năm cuối thập kỷ 90. Kể từ năm 2000, Tổng cục Thống kê Việt Namđã tiến hành các điều tra cấp doanh nghiệp tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Trong số không nhiều các nghiên cứu thực nghiệm có liên quanđến FDI vào Việt Nam có thể kể đến nghiên cứu của Phạm Hoàng Mai (2002), Lê Việt Anh (2004), Meyer và Nguyễn (2005) và nghiên cứu của Hoang Thi Thu (2008).

Sửdụng số lượng dự án FDI mới đăng ký vào năm 2000 và số lượng tích lũy vốn đầu tư nước ngoài lên đến 2000 là các biến phụ thuộc, Meyer và Nguyễn (2005) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định tới FDI tại 61 tỉnh của Việt Nam. Họ nhận thấy rằng bất động sản công nghiệp, dân số, giao thông vận tải, giáo dục và tăng trưởng GDP rất có ý nghĩa với sốlượng dựánđầu tưtrực tiếp nước ngoàiđăng ký. Họ kết luận rằng các nhà đầu tư nước ngoài luôn ưa thích lựa chọn địa điểm đầu tư tại đó chính quyền địa phương có thực hiện các chính sách hỗtrợthịtrường. Phạm Hoàng Mai (2002) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến sựphân bổ vốn đầu tưnước ngoài bằng cách sử dụng dữ liệu chéo của FDI tích lũy vào Việt Nam giai đoạn 1988-1998. Tác giả cũng kết luận rằng cơ sở hạ tầng, chất lượng của lực lượng lao động và quy mô của thị trường địa phương là những yếu tố quan trọng nhất quyếtđịnh việc phân bổFDI. Tuy nhiên, chính phủ ưu đãi thuế có thể không thực hiện bất kỳ tác độngđáng kể vào việc thu hút dòng FDI vào các tỉnh miền núi và vùng sâu, vùng xa. Tương tự như nghiên cứu của Phạm Hoàng Mai (2002), Ngọc Anh (2007) cũng sử dụng dữ liệu dữ liệu chéo của FDI tích lũy giaiđoạn 1988-2006 để kiểm tra yếu tố quyết định của dòng vốn đầu tưnước ngoài vào Việt Nam. Nghiên cứu hồi quy chỉra tầm quan trọng của laođộng, thịtrường và cơ sở hạ tầng trong việc thu hút FDI. Chính sách của chính phủ được đo bằng chỉ số PCI, tuy nhiên, biến này có vẻkhông phải là một yếu tốđáng kể ởcấp tỉnh.

Trong nghiên cứu của Việt Anh vào năm 2004, tác giả chạy các mô hình hồi quy gộp để xác định những yếu tố quyết định của dòng vốn FDI vào Việt Nam 1991-2001.

Bên cạnh việcđánh giá mẫuđầy đủ, các nghiên cứu phân chia mẫu thành hai giaiđoạn,

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)