C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.2. Một số thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút FD
3.2.2.1. Những thuận lợi
- Sự ủng hộcủa Đảng và Nhà nước, sự phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tếxã hội quốc gia.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng như
Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 được phê duyệt bởi Chính phủ đều đề cao vai trò của việc thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển bền vững. Trong thời gian tới, việc tăng cường thu hút các nguồn vốn trong đó có FDI cho phát triển kinh tế luôn làưu tiên hàngđầu trong các chiến lược của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, việc thu hút FDI từ các quốc gia trên thếgiới vềcơbản nhậnđược sự ủng hộvềmặt chính trịrất lớn tại Việt Nam.
- Vềmứcđộtín nhiệm trong mắt các nhàđầu tưquốc tế
Việt Nam vẫn duy trìđượcđộtín nhiệm cao trong mắt các nhàđầu tưnước ngoài. Thực tế, mặc dù gặp phải một số vấn đề phát triển và hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thếgiới, Việt Nam vẫn giữ được lòng tin của các nhà đầu tưvà tiếp tục thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Độ tín nhiệm của Việt Nam cũng được thể hiện rõ nhất là mặc dù các nước lớn đều phải đối phó với khủng hoảng toàn cầu. Những lo lắng của người dân về gánh nặng nợ quốc giađểlại cho con cháu đời sau là chínhđáng, nhưng cũng cần thấy rằng không phải nước nào và lúc nào cũngđược cộng
đồng quốc tế mở hầu bao cho vay. Vấn đề còn lại là cần có cơ chế đủ mạnh để các doanh nghiệp được vay lại vốn ODA từ Chính phủ phải thực hiện có hiệu quả và phải hoàn lại cảvốn và lãiđúng thời hạn.
Theo Ngân hàng HSBC, Việt Namđứng thứba trong bảng xếp hạng tổng thểvềmức
độtin tưởng vào triển vọng về công cuộc kinh doanh của giới doanh nhân quốc tếtrên 17 quốc gia và lãnh thổ. Vịtrí này cho thấy Việt Namđược xem là địa điểm có sức hấp dẫn cao,được các nhàđầu tưnước ngoài tin tưởng. Theo bảng chỉ sốtín nhiệm của ngân hàng HSBC, trên thangđiểm từ0 - 200, Việt Namđược 132điểm, tăng 22điểm so với lần thăm dò trước, chỉđứng sau Các tiểu vương quốcẢrập thống nhất,đứng thứnhất với 134điểm, vàẤnĐộđứng thứhai với 133điểm. Tuy nhiên, chỉsốtín nhiệm của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tếkhác nhưHồng Kông hay Singapore (111điểm), hai trung tâm kinh doanh lớn tại châu Á được HSBC nghiên cứu. Ngoài các nước trên, chỉsố tín nhiệm của HSBC còn bao gồm một số nền kinh tế khác như Inđônêxia, Trung Quốc, Braxin, Mêhicô, Mỹ,Đức, Anh, Arập, Xêút (HSBC, 2011). Kết quả ghi nhận trong cuộc thăm dò mà HSBC công bố cũng trùng hợp với một chỉ số khác vừa được Công ty tư vấn kinh doanh quốc tế A.T. Kearney thực hiện. Trong bảng chỉ số tín nhiệmđầu tưtrực tiếp nước ngoài năm 2010 (FDI Confidence Index), Việt Nam đứng thứ 12 trong số hơn 80 nước
được giớiđầu tưquốc tếtin tưởng nhất. Dùđi sau Trung Quốc, Mỹ,ẤnĐộ, Braxin,Đức và Ba Lan, vốn nằm trong danh sách năm điểmđầu tư được ưa chuộng nhất, Việt Nam vẫn
đứngđầu danh sách các nước Đông Nam Á. Theo sau là Inđônêxia (thứ19), Malaixia (thứ
20) và Singapore (thứ24). Riêng Thái Lan và Philippin đã bị loại khỏi Top 25 trong bảng chỉ số năm 201026. Tuy nhiên, vào tháng 2 năm 2012, bảng chỉ số tín nhiệm FDI năm 2011 của công ty này cho thấy Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất rớt hạng trong bảng
26
xếp hạng, từvịtrí thứ12 trong năm 2010 xuống vịtrí thứ14 vào năm 2011. Trong khiđó Indonesia đã tăng hạng từ vị trí thứ 20 trong năm 2010 lên vị trí thứ 9 năm 2011, Malaysia cũng tăng hạng từ vị trí thứ21 lên vị trí thứ10. Điều này cho thấy mặc dù vẫn
được tín nhiệm bởi các nhàđầu tư quốc tếnhưng Việt Namđã,đang và sẽgặp nhiều đối thủcạnh tranh hơn trong khu vực.
- Lợi thếcủa khi thực hiện các cam kết quốc tếtrong WTO
Gia nhập WTO có tácđộng lớnđối với FDI vào Việt Nam, có ý nghĩa không chỉ ở
khía cạnh sẽ đem lại một nguồn vốn bổ sung khổng lồ bên cạnh nguồn vốn đầu tư huy
động từ trong nước, mà thậm chí còn quan trọng hơn thế, có tác dụng tích cực đến cải thiện năng suất và tính cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế nhờ tự do hóa các ngành từ
trước đến nay đóng cửa với đầu tư nước ngoài (như ngành dịch vụ, đặc biệt những ngành có hàm lượng trí thức cao - tiếp thị, quảng cáo, tư vấn, quản lý, tài chính, bảo hiểm, tin học, thương mạiđiện tử, cung ứng, phân phối - là cấu thành thiết yếu của một nền kinh tế tri thức mà Việt Namđang theođuổi). Việc nước ta tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, AFTA, FTA ASEAN- Trung Quốc theo hướng dỡ bỏ dần hàng rào quan thuế và hài hòa hóa hải quan, mở cửa thị trường nội địa từ
ngày 1/1/2009 “các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ tất cả các sản phẩmđược sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu và phân bón”; những ngoại trừ này được bãi bỏ sau ba năm kể từkhi Việt Nam gia nhập WTO tức là từ1/1/2010, tạo ra lực hấp dẫn hơnđối với các nhàđầu tư quốc tế. Việc trởthành thành viên chính thức của WTO, đồng nghĩa với một bước tiến dài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có những ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tếđất nước. Trong bối cảnhđó, dòng vốn FDI vào nước ta có nhữngđột pháđáng kể, tạo nên những kỷlục mớiđáng ghi nhận. Tácđộng tích cực đầu tiên mà WTO mang
đến là mức độ rủi ro trong quyết định đầu tư vào Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng giảm mạnh song song với sựmởcửa ngày càng lớn nền kinh tế Việt Nam theo lộ trình cam kết với WTO. Tácđộng này sẽchấm dứt khi nền kinh tếViệt Namđã mởcửa hoàn toàn theo cam kết, và quyết định đầu tư của nhà đầu tư lúc đó sẽ bị chi phối hoàn toàn bởi những yếu tố khác. Trong trường hợp các yếu tố khác khôngđược cải thiện/hấp dẫn hơn thì có lẽ làn sóngđầu tư nước ngoài thứhai này sẽthoái trào khoảng dăm năm sau
này, khi mà Việt Nam đã thực hiện tất cả cam kết với WTO. Tácđộng tích cực thứ hai có thểthấy qua việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu. Một điều cần lưu ý là tácđộng này diễn ra chủ yếu đối với hàng hóa nhập khẩu đầu vào cho sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, cũng như để phục vụ tiêu dùng tư nhân và chính phủ (trong nhiều trường hợp, thuế nhập khẩu hàng hóađầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu và hàng hóa tưbản như
máy móc và thiết bị để sản xuất hàng xuất khẩu đã được cắt giảm đáng kể trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, bên cạnh việc các doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu còn được hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho hàng xuất khẩu). Mức thuế
nhập khẩu nói chung thấp đi sẽlàm giảm chi phí sản xuất và mặt bằng giá cảnói chung
ởViệt Nam, và do đó làm tăng mức hấp dẫn của Việt Nam nhưlà một cứđiểm cho các doanh nghiệp FDI sản xuất hướng tới xuất khẩu. Tác động thứ ba của WTO lên đầu tư đến thông qua cam kết tự do hóa thị trường dịch vụ của Việt Nam. Đây là một trong những cam kết mang tính cải cách lớn nhất từtrướcđến nayđối với Việt Nam. Tựdo hóa ngành dịch vụ sẽ có tác động mạnhđến FDI. Trước hết, nhiều trong số các phân ngành dịch vụ bị đóng cửa/hạn chế chặt chẽtừ trước đến nay với đầu tưnước ngoài (như phân phối, vận tải, viễn thông, tài chính...) nay đã được mở rộng mặc dù còn một số điều kiện hạn chế và một thời gian chuyển đổi (thường là 5 năm), sẽlà một mảnhđất màu mỡcho các nhàđầu tư nước ngoài khai thác. Thứ hai, tựdo hóa ngành dịch vụvà kết quả là tính cạnh tranhđược nâng cao sẽ dẫnđến năng suất trong các ngành nàyđược cải thiện mạnh mẽ. Vì ngành dịch vụ liên quan đến toàn bộ các ngành kinh tế khác nên cải thiện năng suất trong ngành này sẽ góp phần nâng cao năng suất của cảnền kinh tế, góp phần đáng kểcải thiện chất lượng môi trườngđầu tư, giảm chi phí và thời gian sản xuất tại Việt Nam.
Điều này cũng tác động tích cực đến thu hút FDI hướng xuất khẩu như tác dụng giảm thuế nhập khẩu nói trên. WTO sẽ còn nhiều tác động trực tiếp và tích cực khác lên FDI vào Việt Nam thông qua việc xóa bỏ hoàn toàn các hạn chế về lượng (quota) của Mỹvà EU hay các nước thành viên khác áp đặt lên các sản phẩm xuất khẩu giàu hàm lượng lao
động nhưdệt may, thủy sản, da giày,đồgỗ... chừng nào Việt Nam không vi phạm các qui
định vềgian lận thương mại và bán phá giá.
- Các lợi thếkhác
Với một lực lượng laođộng dồi dào, tươngđối có trìnhđộvà chi phí rất cạnh tranh, lại ít rủi ro về chính trị, sức thu hút của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài nhưlà một công trườngđểsản xuất cho thịtrường thếgiới càngđược tái khẳngđịnh khi
chế độ quotađược bãi bỏ,đặc biệt trong bối cảnhđầu tưquá tập trung và quá nhiều vào Trung Quốc tỏra rất rủi ro.
Dưới tácđộng của cuộc khủng hoảng kinh tế,đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh từđầu năm 2009, nhưngđã có xu thếphục hồi trong thời gian gầnđây. Trong bối cảnhảm đạm của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam tuy chỉ đạt được mức FDI thấp xa so với năm 2008, nhưng vẫn là điểm sáng của khu vực và xét về lâu dài. Việt Nam vẫn là địa chỉ có sức hấp dẫn tươngđối mạnhđối với các nhàđầu tưtrên thế giới. Hiện tượng thu hẹp và giảm vốn của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là rõ ràng, song với các dấu hiệu tích cực hiện nay hoàn toàn có thểkhẳngđịnh, ởViệt Nam không hềcó việc các nhàđầu tưnước ngoài rút vốnồ ạt với quy mô lớn.
3.2.2.2. Một sốthách thức cụthểđối với Việt Nam
Thứnhất, môi trường kinh tế vĩmô còn tồn tại nhiều bấtổn do cảcác nguyên nhân chủ quan và khách quan. Năm 2012, kinh tế thế giới rất bất ổn, chưa có tín hiệu phục hồi. Ở Việt Nam, lực lượng chủ chốt để thúc đẩy tăng trưởng là các DN lại đang gặp khó khăn lớn. Năm 2011 hơn 50.000 DN đóng cửa, ngừng sản xuất. Số DN khó khăn phải giảm sản xuất còn lớn hơn nhiều. Hệ thống ngân hàng đang đối mặt với thanh khoản căng thẳng và nợxấu tăng cao. Nhiều mặt hàng thiết yếu như than,điện sẽ được
điều chỉnh giá, tácđộngđến các mặt hàng khác khiến cho tình hình chung vẫn khó khăn. Kinh tế thế giới năm 2011 có nhiều dấu hiệu tiêu cực, nhưng năm 2012 sẽ còn dữ dội hơn khi các cơ quan có tín nhiệm nhất trên thế giới đều liên tục hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế. Kinh tế Việt Nam do đó cũng chịu những hệ lụy nhất định. Bước vào năm 2012 kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức do nền kinh tếthếgiới phục hồi chậm, khũng hoảng nợ công kéo dàiở khu vực châu Âu, thâm hụt ngân sách ở các nước phát triển....Ở trong nước, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, lạm phát, lãi suất
đang cònởmức caoảnh hưởng tiêu cựcđến sản xuấtđời sống của nhân dân. Hoạtđộng
đầu tưkinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏvà vừa gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, sức mua trong nước giảm.... Tuy sựthayđổi chính sách gần đây
đã giảmđược một sốrủi ro, trước mắt Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc tăng giá nhiên liệu và điện, giá cả hàng hóa tăng trên toàn cầu, và tiền đồng giảm giá sẽ tăng thêm áp lực lạm phát trong ngắn hạn. Nhưng, lạm phát cơ bản (không kể
lương thực phẩm và nhiên liệu) sẽ có thể giảm dần khi triển khai các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài chính. Nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển tiền
của mình sangĐô la Mỹ và vàng vì lo lạm phát tăng cao và sựkhông rõ ràng trong các chính sách. Nhìn bức tranh tổng thểcủa nền kinh tế vĩ mô các nhà kinh tếlạc quan nhất vẫn tìm ra những mảng tối mà không thể cheđiđượcđó là sự suy giảm và giảm sâu của haiđầu "mũi nhọn"đó làđầu tưsản xuất và tiêu dùng sản phẩm, Sựthực này nếu không
được khơi thông bởi những nút thắt vô tìnhđã kéo theo sựmất cânđối giữa tăng trưởng (mongước) và suy giảm (hiện thực) của nền kinh tếvĩmô.
Thứ hai, mặc dù nhiều nỗ lực từ phía cơ quan quản lí, các nhà hoạch định chính sách, song thủtục hành chính tại Việt Nam vẫn còn rườm rà, phức tạp. Tại diễn đàn tìm biện pháp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trong bối cảnh xuất khẩu đang bị suy giảm do BộCông Thương tổchức ngày 8/4/2012, các doanh nghiệp có vốnđầu tưnước ngoài (FDI) lại tiếp tục than phiền chính sách về đầu tư cũng như thủ tục hải quan nhiêu khê và hạtầng yếu kémđang làm cho họthêm khó khăn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng. Trong số 13 doanh nghiệp nêu ý kiến tại diễn đàn thì có đến 8 doanh nghiệp phản ánh thủ tục hải quan đang gây trở ngại rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của họ. Hàng xuất khẩu mất trung bình 3 ngày, nhập khẩu 4 ngày mới thông quan được. Đặc biệt, những mặt hàng dễ hỏng hoặc cần phải xuất gấp thì việc chờ đợi lâu như hiện nay sẽ là thảm họa đối với doanh nghiệp. Những vướng mắc trong chính sách thu hút đầu tư cũng đang làm mất cơ hội kinh doanh của một số doanh nghiệp. Hiện nay, hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TPHCM đang có nguy cơbị chấm dứt hoạt động vì không thể
thực hiện đăng ký kinh doanh tiếp do vướng các quy định về chuyển đổi, đăng ký lại giấy chứng nhận đầu tư. Quy trình này quá dài và gây nhiều trởngại cho doanh nghiệp và cần cải thiện nhanh chóng để giúp nhà đầu tư yên lòng rót vốn. Ngoài ra, tình trạng tham nhũng liên quanđến FDI vẫn còn tồn tại, gây trởngại và làm mất lòng tin nơi nhà
đầu tư(xem bảng 38).
Thứba, hệthống chính sách, pháp luật liên quanđến FDI còn thiếu, và chưa hiệu quả.
Đây là vấn đề cố hữu của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng và không chỉ là hệ thống văn bản pháp luật liên quanđến FDI mà toàn bộhệ thống pháp luật nói chung. Trở ngại lớn nhất là quanđiểm, nhận thức không thống nhất giữa các cơ quan hoạchđịnh chính sáchđã làm nảy sinh tình trạng chồng chéo trong các văn bản pháp luật,