FDI vào khu vực các nước đang phát triển châ uÁ

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam (Trang 64 - 67)

C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1.1.FDI vào khu vực các nước đang phát triển châ uÁ

Các nước đang phát triển châu Á gồm 25 quốc gia mặc dù có dân số khá đa dạng (từ trên 1 tỷ dân như Trung Quốc và Ấn Độ cho tới các quốc gia chỉ có vài triệu dân như cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), thu nhập bình quân đầu người mặc dù có chênh lệch giữa các quốc gia nhưng vẫn được xem là khu vực có lao động giá rẻ, chỉ số cảm nhận tham nhũng nhìn chung ở mức trung bình và thấp. Có thể nói, so sánh với các khu vực khác trên thế giới, các nước đang phát triển châu Á có rất nhiều thuận lợi trong việc thu hút FDI, từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giá cả laođộng rẻ, quy mô thị trường cực lớn và có nhiều chính sách ưu đãiđầu tư từ các chính phủ các nước trong khu vực.

FDI vào các nước đang phát triển châu Á gia tăng với tốc độ rất nhanh từ trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á năm 1997. Dòng vốn FDI vào các nước

đang phát triển châu Á đạt tới mốc kỷ lục năm 2008 (396 tỉ USD), rồi giảm sút do khủng hoảng tài chính năm 2009 (324 tỉ USD) và tăng trởlại để vượt mốc kỷ lục hơn 400 tỷ USD vào năm 2010 và vượt mốc kỷ lục mới 436 tỉ USD năm 2011, tuy nhiên dòng vốn lại giảm nhẹvào năm 2012 với giá trịhơn 406 tỷ USD (xem bảng 6).

Xét riêng giữa các vùng tại Châu Á, các nước đang phát triển khu vựcĐông Á và

Đông Nam Á có lợi thế tuyệt đối so với các quốc gia khu vực Nam Á và Tây Á trong việc thu hút FDI. Xét về lý thuyết, khu vực Đông Á- và Đông Nam Á với sự góp mặt của Trung Quốc và các nước ASEAN trong đó có Việt Nam là một khu vực có kinh tế

phát triển mạnh mẽ, tốc độphát triển kinh tếcao, các chính sách thông thoáng, cởi mở

và nguồn nhân lực rẻ tiền, chất lượng tương đối cao, chi phí sản xuất thấp so với các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan. Tại khu vực các nước đang phát triển Đông Á, dòng vốn FDI đến tăng với tốc độ trung bình 10% mỗi năm cho tới năm 1997 thì đi vào một thời kỳ sụt giảm. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á lên dòng vốn FDI vào khu vực các quốc gia đang phát triển ở đây thể hiện ở việc dòng vốn giảm sút và xu hướng tăng chỉ thực sự trở lại từ sau năm 2003, đặc biệt là năm 2004-

2005. Khu vực Đông Á luôn chiếm vị trí hàng đầu về thu hút FDI trong những năm trước và trong khủng hoảng tài chính 2008, luôn chiếm gần 50% tổng giá trị FDI của các nướcđang phát triển châu Á. Cụthể, khu vực Đông Á thu hút tới 165 tỉUSD năm 2007,

đạt mốc kỷlục hơn 195 tỷnăm 2008, sauđó chịu tácđộng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và giảm xuống còn hơn 162 tỉ USD năm 2009 nhưng lại nhanh chóng đạt các mốc kỷlục mới là hơn 214 tỉ USD năm 2010 và 233 tỉ USD năm 2011 (xem bảng 6, số

liệu in nghiêng vàđậm là các sốliệu trong khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, số

liệuđược cập nhật ngày 22/7/2013). Sốliệu gần nhất cho thấy dòng vốn suy giảm nhẹvào năm 2012 với giá trịhơn 214 tỷUSD.

Bảng 6: Tổng giá trịFDIđăng ký vào các nướcĐPT châu Á giaiđoạn 2000-2012 (đơn vị: triệu USD, inđậm nghiêng là sốliệu trong khủng hoảng và suy thoái kinh tế)

Năm Tổng Đông Á Nam Á Đông Nam Á Tây Á

2000 156.581 125.490 4.864 22.641 3.586 2001 122.894 86.025 7.513 22.044 7.312 2002 96.062 63.767 10.706 17.181 4.408 2003 127.144 76.784 8.240 29.788 12.332 2004 166.300 94.764 10.701 39.672 21.163 2005 225.004 122.778 14.429 43.300 44.497 2006 295.925 135.846 27.919 63.886 68.275 2007 364.899 165.104 34.545 85.640 79.609 2008 396.152 195.454 56.608 50.543 93.546 2009 324.688 162.523 42.438 47.810 71.919 2010 400.687 214.604 28.726 97.898 59.459 2011 436.150 233.818 44.231 109.044 49.058 2012 406.770 214.804 33.511 111.336 47.119 Nguồn: NCS tổng hợp từcơsởdữ liệu của UNCTAD7

Khu vực các nước đang phát triển Đông Nam Á luôn là điểm sáng trong bản đồ đầu tư thế giới bởi những lợi thế rất lớn liên quanđến môi trường đầu tư: vị trí địa lí thuận lợi, dân số đông, giá cả laođộng thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Giá trịcủa luồng vốn tới Đông Nam Á tăng liên tục trước khủng hoảng tài chính với tốcđộ

trung bình lênđến 25%. Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 có tácđộng tiêu cựcđến dòng vốn vào khu vực này, tuy nhiên, mức độ tác động lại không đáng kể. Cụ thể, giá trị dòng vốn FDI tới khu vực này giảm từ 50 tỉ USD năm 2008 xuống còn hơn 47 tỉ

USD năm 2009 nhưng sau đó lại tăng mạnh để đạt tới những mốc kỷ lục mới năm

7

2010 (hơn 97 tỉ USD) và 2011 (hơn 109 tỉUSD). Tuy nhiên, giống như khu vực Đông Á, dòng vốn năm 2012 vàoĐông Nam Á cũng giảm nhẹ,đạt mức hơn 111 tỷUSD.

Biểu 1 : Dòng vốn FDI vào các nướcĐPT châu Á giaiđoạn 2000- 2010

Nguồn : WIR 2011

Tại khu vực Nam Á, mặc dù giá trị luồng vốn vào khiêm tốn hơn nhiều so với khu vực các nước ĐPT Đông Á-Thái Bình Dương, nhưng tốc độ tăng trưởng của luồng vốn là rất đáng kể. Từnăm 1994 đến năm 2005, tức là sau 10 năm, giá trị dòng vốn FDI vào khu vực này tăng lên tới 800% và với số liệu mới nhất tínhđến năm 2008, tức là trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, thì giá trị luồng vốn tăng tới gần 34 lần so với năm 1994. Sau năm 2008, giá trịluồng vốnđến khu vực này có suy giảm và khác so với khu vực Đông Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2012 của UNCTAD, đã có dấu hiệu phục hồi của luồng vốn vào khu vực Nam Á: Năm 2011, FDI vào khu vực này đã đạt mốc 49 tỉ USD, chiếm 2,6% tổng giá trịFDI toàn cầu. Tuy nhiên, so sánh với khu vựcĐông vàĐông Nam Á, khu vực Nam Á chỉlà mộtđiểm mờliên quanđến sức hút FDI (xem biểuđồ 1).

Khu vực các nước đang phát triển Tây Á đạt tốc độ cao vềtăng trưởng của dòng vốn FDI trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thếgiới. Tuy nhiên, tácđộng của cuộc khủng hoảng tài chính tới dòng FDI vào khu vực này lại nghiêm trọng hơn các khu vực khác của châu lục. Cụ thể dòng vốn FDI vào khu vực các nước đang phát

Luồng FDI vào các nước ĐPT Châu Á giai đoạn 2000-2010

0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm T đ ô la M

Luồng FDI vào các nước đangphát triển Đông Á -Thái Bình

Dương

triển Tây Á đạt mốc 93 tỉ USD năm 2008, nhưng lại giảm mạnh do khủng hoảng tài chính xuống còn hơn 71 tỉ USD năm 2009 và tiếp tục chịu tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế thếgiới những năm tiếp theo: hơn 59 tỉ USD năm 2010 và hơn 49 tỉUSD năm 2011, hơn 47 tỷ USD năm 2012.

Có thểnói, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thếgiới hiện nay, trên lý thuyết lẫn thực tế chúng ta đều thấy rằng mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng liên quan đến việc thu hút FDI vào khu vực Châu Á,đặc biệt là khu vực Đông Á Thái Bình Dương là không đáng kể. Có thể dòng vốn FDI vào khu vực này sẽ chịu tác động đôi chút trong ngắn hạn nhưng sau 1 hoặc 2 năm, dòng vốn sẽ quay trởlại và tăng trưởng nhanh chóng. Xét trong thực tế chúng ta thấy sựphát triển của dòng vốn vào các nướcđang phát triển Châu Á với hai khu vực chủyếu trên trong bảng 6ởtrên.

Trong sốcác nước nhậnđầu tưhàngđầu tại Châu Á trong giaiđoạn khủng hoảng tài chính, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là hai địa điểm nhận đầu tư hàng đầu. Mặc dùđầu tưtrực tiếp nước ngoài trên thếgiới nói chung có xu hướng giảm trong khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Song dòng vốn FDI vào Trung Quốc tăng 11% từ 95 tỷ USD năm 2009 lên 106 tỷ USD năm 2010. Tại Hồng Kông, con số năm 2009 là 52 tỷvà năm 2010 là 69 tỷ, một sựtăng trưởng mạnh mẽhơn. Ngoài haiđịađiểm

đến hàngđầu cho FDI này, có thểkể đến các quốc gia khác nằm trong tốp 10 nước nhận

đầu tưhàngđầu nhưSingapore (15 tỷUSD năm 2009, 39 tỷUSD năm 2010),Ấn Độ(36 tỷ USD năm 2009 và giảm xuống còn 25 tỷ USD năm 2010), Indonesia, Malaixia, Việt Nam, Thái Lan… Riêng Việt Nam vẫn duy trì vị trí trong tốp các nước nhận đầu tưhàng

đầu mặc dù vềgiá trịdòng vốn vẫn chung xu hướng giảm của thếgiới (WIR, 2011).

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam (Trang 64 - 67)