CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI DềNG VỐN FDI VÀO CÁC
2.1. THỰC TRẠNG FDI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG
2.2.2. Thực trạng một số yếu tố tác động liên quan đến việc thúc đẩy và thu hút
Như đã phân tích trong chương trước, ngoài tác động của những yếu tố thuộc môi trường quốc tế, dòng vốn FDI chịu tác động của nhiều yếu tố. Nếu tiếp cận từ góc độ các nước chủ đầu tư thì gọi là các yếu tố tác động đến động cơ đi đầu tư của họ. Còn nếu tiếp cận từgócđộnước tiếp nhậnđầu tưthì gọi là yếu tốmangđến lợi thếcho nước nhận đầu tư để thu hút FDI. Các yếu tố này chủ yếu thuộc về đặc trưng của các nước tiếp nhậnđầu tưvàđược chia thành các yếu tố kinh tếvà phi kinh tế.
2.2.2.1. Các yếu tốkinh tế - Thịtrường nộiđịa
Thịtrường nộiđịa với một sốđặc trưng cơbản nhưquy mô và khảnăng thanh toán là yếu tốđặc biệt quan trọng tácđộng tớiđầu tưtrực tiếp nước ngoài nói chung vàđầu tưtrực
tiếp nước ngoài vào các nướcđang phát triển nói riêng. Quy mô thịtrường nộiđịa của từng quốc gia có thểgiúp cho quốc giađó có lợi thếrất lớn trong việc thu hút loại FDI tìm kiếm thịtrường. Một sốquốc giađang phát triển có quy mô thịtrường nộiđịađáng kểnhưTrung Quốc với trên 1.3 tỷdân,ẤnĐộvới trên 1.2 tỷdân, Indonesia với trên 240 triệu dân (xem bảng 15).Đây chính là nguồn cầu quan trọngđối với các sản phẩm, hàng hóađược sản xuất ra bởi các doanh nghiệp FDI tại các nước tiếp nhậnđầu tưnày.
Bảng 15: Dân số năm 2011 của 30 nước ĐPT đông dân nhất tại ba châu lục chính (đơn vị: người)
Stt Châu Á Dân số Châu Phi Dân số
Châu Mỹ
la tinh Dân số 1 Trung Quốc 1.344.130.000 Nigeria 162.470.737 Brazil 196.655.014 2 ẤnĐộ 1.241.491.960 Ethiopia 84.734.262 Mexico 114.793.341 3 Indonesia 242.325.638 Ai Cập 82.536.770 Colombia 46.927.125 4 Pakistan 176.745.364 CHDCCongo 67.757.577 Argentina 40.764.561 5 Bangladesh 150.493.658 Nam Phi 50.586.757 Peru 29.399.817 6 Philippines 94.852.030 Colombia 46.927.125 Chile 17.269.525 7 Việt Nam 87.840.000 Tanzania 46.218.486 Guatemala 14.757.316 8 ThổNhĩKỳ 73.639.596 Kenya 41.609.728 Ecuador 14.666.055 9 Thái Lan 69.518.555 Algeria 35.980.193 Cuba 11.253.665 10 Myanmar 48.336.763 Uganda 34.509.205 Haiti 10.123.787
Nguồn: Thống kê của Ngân hàng thếgiới12
Nhìn chung các quốc gia đang phát triển đông dân nhất thế giới tập trung tại khu vực Châu Á, nơi có tới 5 trên tổng số10 quốc giađông dân nhất trong sốtất cả các nước đang phát triển. Và xét về mặt lý thuyết, giá trịFDI đăng ký vào các quốc gia này cũng có tỷ lệ thuận với quy mô thị trường, tức quy mô dân số tại các quốc gia này.Điều này sẽđược kiểm chứng thông qua mô hình hồi quy kinh tế lượng. Các nướcđông dân sốsẽ có lợi thế lớn khi thu hút FDI. Bảng 16 cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về mối tương quan lý thuyết giữa quy mô dân số và FDIđăng ký tại 10 nướcđang phát triển có dân số đông nhất thế giới. Trong số 10 quốc giađang phát triểnđông dân nhất thế giới, có 5 quốc gia nằm trong tốp 11 quốc giađang phát triển thu hút FDI nhiều nhất thếgiới năm 2011. Việt Namđứng thứ14 trong bảng tổng sắp về giá trị FDIđăng ký năm 2011
12http://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL
vàđứng thứ 11 vềdân số trong các nướcđang phát triển. Các quốc giađông dân số còn lại cũng nằm trong số các quốc gia thu hút được nhiều FDI trong những năm gần đây hay nói ngược lại các quốc gia còn lại nằm trong số những nước thu hút FDI hàng đầu thếgiới các nướcđang phát triển cũng là các nước có quy mô dân sốđông.
Bảng 16 : Mối quan hệgiữa quy mô dân sốvà FDI Các nướcđang phát triển có quy mô
dân sốlớn nhất13
Các nướcđang phát triển có FDI đăng ký nhiều nhất năm 201114 Stt Nước Dân số2011 (người) Stt Nước FDI (triệu USD)
1 Trung Quốc 1.344.130.000 1 Trung Quốc 123.985
2 ẤnĐộ 1.241.491.960 2 Brazil 66.660,14
3 Indonesia 242.325.638 3 ẤnĐộ 65.788,48
4 Brazil 196.655.014 4 Mexico 64.003,24
5 Pakistan 176.745.364 5 Indonesia 18.906
6 Nigeria 162.470.737 6 Chile 17.299,02
7 Bangladesh 150.493.658 7 ThổNhĩKỳ 16.400
8 Nga 141.930.000 8 Colombia 13.234,16
9 Mexico 114.793.341 9 Kazakhstan 12.910,48
10 Philippines 94.852.030 10 Malaysia 11.966,01
11 Việt Nam 87.840.000 14 Việt Nam 7.430
Nguồn: NCS tổng hợp từThống kê của Ngân hàng thếgiới và UNCTAD -Đội ngũlaođộng: trìnhđộvà chi phí nhân công
Đội ngũlaođộng tại nước tiếp nhậnđầu tưcó tácđộng tới FDI theo hai hướng. Một là thịtrường lao động có giá rẻsẽthu hút được loại FDI tìm kiếm hiệu quả thông qua chi phí rẻ. Tuy nhiên, lao động giá rẻ cũng đồng nghĩa với chất lượng lao động thấp. Đây cũng được xem là lợi thế của nhiều nước đang phát triển trong việc cạnh tranh thu hút FDI theo truyền thống. Hướng tácđộng thứ hai của đội ngũ laođộng tới FDI mang màu sắc hiện đại hơn: đó là loại FDI tìm kiếm tới nguồn lao động chất lượng cao. Theo đó, quốc gia nào có đội ngũ laođộng chất lượng càng tốt sẽ càng thu hút thêm được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và đây cũng là xu hướng mới của FDI trong bối cảnh hiện nay: FDI vào các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật và công nghệngày càng cao thay thếdần FDI vào các ngành công nghiệp khai thác. Cho dù trong thực tế,đầu tư trực
13http://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL
14http://unctadstat.unctad.org/TableViewer/tableView.aspx
tiếp nước ngoài chịu ảnh hưởng của trình độ đội ngũ laođộng không phải là hiện tượng phổ biến khi mà chúng ta thấy tại các nước đang phát triển các ngành thô và sơ chế, các ngành có sử dụng lao động nhiều vẫn chiếm lợi thế tuyệtđối trong thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong bảng dưới đây là so sánh về tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học trên tổng số dân tại 10 nước đang phát triển thu hút FDI nhiều nhất năm 2011. Việt Namđứngởvịtrí thứ14 trong sốcác nước tiếp nhận FDI hàngđầu năm 2011. Trong số các quốc gia đang phát triển nhận đầu tư hàng đầu, các nước thuộc Mỹ La tinh và Đông Âu có trìnhđộ giáo dục tương đối cao hơn, songđiều này không hoàn toàn có nghĩa là trình độ giáo dục có thể là một yếu tố tác động hàng đầu lên FDI vào các nước đang phát triển này. Trên thực tế, FDI vào các nước đang phát triển hiện nay vẫn ưa chuộng laođộng giá rẻ,đồng nghĩa với chất lượng không cao, trình độ tay nghề thấp. Song trong tương lai, trình độ lao động sẽ là một trong các yếu tố then chốt giúp tăng khảnăng cạnh tranh thu hút FDI của các nước tiếp nhậnđầu tư(xem bảng 17).
Bảng 17: Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH trên tổng số dân tại 10 nước ĐPT tiếp nhận FDI hàngđầu năm 2011.
Stt
Nước
Tỷlệtốt nghiệp phổthông trung học Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Trung Quốc 22,42 24,35 25,95
2 Brazil Không có sốliệu
3 ẤnĐộ 15,15 16,23 17,87
4 Mexico 26,55 27,04 28,03
5 Indonesia 20,20 22,35 23,12
6 Chile 55,01 59,18
7 ThổNhĩKỳ 39,62 45,82
8 Colombia 35,50 37,09 39,13
9 Kazakhstan 45,89 40,02 38,48
10 Malaysia 37,46 40,24
14 Việt Nam 18,59 19,75 22,29
Nguồn: NCS tổng hợp từThống kê của Ngân hàng thếgiới15 - Thu nhập bình quânđầu người
Xét vềlý thuyết, một quốc gia có thu nhập bình quânđầu người tươngđối cao hơn sẽ có lợi thế hơn trong việc thu hút loại FDI tìm kiếm thị trường. Loại FDI này ưu tiên những thị trườngđông dân số, khả năng chi trả cao và thu nhập bình quân đầu người là một biến số tốt phản ánh sức mua của thị trường nước nhận đầu tư. Nghiên cứu về thực
15http://data.worldbank.org/indicator/SE.TER.ENRR
trạng thu nhập bình quân đầu người vào các nước phát triển cho thấy mặc dù có những điểm tương đồng về mức thu nhập bình quân đầu người theo quy định để là một nước đang phỏt triển, song giữa cỏc nướcđang phỏt triển vẫn tồn tại sựkhỏc biệt rừ nột về mức sống của người dân hay mức GDPđầu người. Bảng 18 cho thấy mối tương quan lí thuyết về thu nhập bình quân đầu người và FDI đối với nhóm 10 nước nhận đầu tư hàng đầu năm 2011 trong đú cú Việt Nam là khụng rừ ràng. Điều này cú thể cho thấy lớ do chớnh của các dòng vốn FDI vào khu vực các nướcđang phát triển này chịu tácđộng của nguồn laođộng rẻ mạt hơn là hướng tới một thị trường với khả năng chi trả cao. Rất nhiều các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào khu vực chế biến hàng gia công, sản xuất hàng xuất khẩu chứkhông phảiđểtiêu dùng trên thịtrường nộiđịa nước sởtại.
Bảng 18 : GDPđầu người tại 10 nướcĐPT nhậnđầu tưlớn nhất năm 2011 (đơn vị:
triệu USD)
Stt Nước FDIđăng ký 2011 GDPđầu người năm 2011
1 Trung Quốc 123.985 5.429,60
2 Brazil 66.660,14 12.593,89
3 ẤnĐộ 65.788,48 1.488,52
4 Mexico 64.003,24 10.064,31
5 Indonesia 18.906 3.494,60
6 Chile 17.299,02 14.394,45
7 ThổNhĩKỳ 16.400 10.498,31
8 Colombia 13.234,16 7.067,44
9 Kazakhstan 12.910,48 11.244,91
10 Malaysia 11.966,01 9.656,25
14 Việt Nam 7.430 1.411,21
Nguồn: NCS tổng hợp từthống kê của Ngân hàng thếgiới16 - Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Một trong các lí do quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới nói chung vàđầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển nói riêng đó chính là hướng tới nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn khoáng sản, mối quan tâm hàngđầu của ngành công nghiệp khai khoáng. Các nướcđang phát triển trên thế giới sở hữu các tài nguyên khá đa dạng. Từ khoáng sảnđến tài nguyên rừng, đấtđai đến những tài nguyên về nguồn nước, thủy hải sản… Khoáng sản của châu Á tuy chưa được khai thácđầyđủsong rất phong phú và có số lượng lớn. Các loại có trữlượngđáng kểlà dầu mỏ, than, sắt, các kim loại màu như đồng, chì, thiếc và bôxit. Các khu vực nền cổ là nơi
16http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD
tập trung nhiều sắt, mangan, bôxit, vàng và một sốkim loại quý hiếm. Ví dụ: các mỏsắt lớn ở ẤnĐộ, Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Trung Siberi và vùng nền Nga.Ở Ấn Độ ngoài sắt còn có mangan với hàm lượng cao và trữ lượngđứngđầu thế giới, vàng, kim cương;ỞTrung Quốc và Trung Siberi có nhiều vonfram, kim cương, vàng, bôxit…
Thiếc ở Đông Nam Á tập trung trong một dải kéo dài từ cao nguyên Vân Quý qua bán đảo Trung Ấn đến các đảo Bangka và Billiton thuộc Indonesia. Thiếc ở đây chiếm tới 70% trữ lượng thế giới. Giờ đây, sản lượng khai thác thiếc của Trung Quốc, Indonesia và Malaysiađang đứng hàng hai, ba, tư thế giới sau Brazil. Các vùng than có trữ lượng lớn gọi là bồnđịa than, có nhiềuởTrung Quốc,ẤnĐộ, Mông Cổvà Trung Siberi thuộc Nga. Các mỏdầu và khíđốt tập trung nhiều ởđồng bằng Tây Siberi, vùng Trung Á,đảo Sakhalin và Nhật Bản. Ở Trung Quốc, dầu khí tập trung ở các vùng bồn địa Tarim, Xaidam, Dungari, Tứ Xuyên và cao nguyên Gobi... Giá trị tài nguyên của Trung Quốc chủ yếu nằmở các mỏ than và khoáng sản đất hiếm. Hai nguồn tài nguyên này chiếm tới hơn 90% tổng giá trị tài nguyên của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới cũng có nhiều mỏ than lớn, chiếm hơn 13% tổng trữ lượng than của thế giới. Gần đây, Trung Quốc cũngđã phát hiện nhiều mỏkhíđá phiến lớn (An Huy, 2012). Thềm lụcđịa phía Nam Biển Đông, Indonesia, Myanma và đồng bằng Ấn-Hằng, vùng đồng bằng Lưỡng Hà và ven vịnh Ba Tưlà những nơi có trữlượng dầu thuộc hàng lớn nhất châu Á.
Các quốc gia châu Phi có trữlượng dầu mỏrất lớn, làđịa điểmđầu tư hấp dẫn của các tập đoàn dầu mỏ lớn trên thế giới (xem bảng 19). Trong số 12 thành viên hiện nay của Tổchức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, có tới 4 thành viên là các quốc giađang phát triển châu Phi: Angerie, Angola, Lybia và Nigeria. Châu Phi còn nổi tiếng vềnhiều tài nguyên quan trọng và phong phú:chiếm 8% trữlượng dầu, 7% trữlượng khíđốt (BP Statistical Review, 2012). Ngoài ra, châu Phi sản xuất tới 46% cr ôm, 48% kim cương và 48% platinum của thếgiới. (Jenne Mannion, 2006).
Mặc dù tài nguyên thiên nhiên là một trong số các yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với việc thu hút FDI nói chung và FDI tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên nói riêng, yếu tố này hiện nay không được quá coi trọng bởi các nước tiếp nhận đầu tư đặc biệt trong bối cảnh các nguồn tài nguyên ngày càng bị khai thác cạn kiệt cộng với những ngoại ứng tiêu cực về môi trường liên quan đến ngành công nghiệp khai thác tại các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển hiện nay đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, qua đó hạn chế luồng FDI vào công nghiệp khai thác đồng thời đẩy
mạnh FDI vào công nghiệp chếbiến nhằm tăng cường giá trịgia tăng cho sản phẩm. Rất nhiều dựán FDI vào công nghiệp khai thácđã vàđang gây ra các hậu quảnghiêm trọng về môi trường cho các nước tiếp nhận đầu tư. Tại Việt Nam có thể kể đến trường hợp của công ty Vedan và rất nhiều ví dụ tại các khu công nghiệp khu chế xuất. Hiện nay, dự án Boxit ở khu vực Tây Nguyên nước ta cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến môi trường và phát triển bền vững.
Bảng 19: Trữ lượng dầu mỏ của các nước ĐPT trên thế giới tại 3 châu lục năm 2011 (đơn vị: tỷthùng)
Châu Mỹ Trữ
lượng Tỷ
trọng Châu Phi
Trữ
lượng Tỷ
trọng Châu Á
Trữ
lượng Tỷ trọng
Argentina 2.5 0.2% Algeria 12.2 0.7% Brunei 1.1 0.1%
Brazil 15.1 0.9% Angola 13.5 0.8%
Trung
Quốc 14.7 0.9%
Colombia 2.0 0.1% Chad 1.5 0.1% ẤnĐộ 5.7 0.3%
Ecuador 6.2 0.4% CH Congo 1.9 0.1% Indonesia 4.0 0.2%
Mexico 11.4 0.7% Egypt 4.3 0.3% Malaysia 5.9 0.4%
Peru 1.2 0.1% Guinea xíchđạo 1.7 0.1% Thái lan 0.4 Trinidad
& Tobago 0.8 0.1% Gabon 3.7 0.2% Việt nam 4.4 0.3%
Venezuela 296.5 17.9% Libya 47.1 2.9%
Các nước
khác 1.1 0.1% Nigeria 37.2 2.3%
Các nước
khác 1.1 0.1%
Tổng 336.8 20.4% Sudan 6.7 0.4%
Tunisia 0.4
Các nước khác 2.2 0.1%
Tổng 132.4 8.0%
Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2012
Mỹ La tinh vốn nổi tiếng với tài nguyên dầu mỏ tại Venezuela và Arghentina, tài nguyên rừng, quặng sắt tại Brazil. Nhờ có trữ lượng lớn các khoáng sản vàng và uranium mà Brazil lọt vào danh sách những nước nhiều tài nguyên nhất thế giới. Nước này chiếm 17% trữlượng quặng sắt của thếgiới, chiếm vị trí thứ hai về tài nguyên này.
Kho tài nguyên giá trịnhất của Brazil là rừng, với 485,6 triệu hectare, trịgiá 17,5 nghìn tỷ USD. Xếp hạng này còn chưa tính đến trữ lượng dầu lửa tiền muối (pre salt) lên tới 44 tỷthùng mới được phát hiện gầnđây của Brazil. Venezuela nằm trong nhóm 10 nước sởhữu trữ lượng lớn nhất các tài nguyên quặng sắt, khí tựnhiên và dầu lửa. Trữ lượng khí tựnhiên của Venezuelađứng thứ8 thếgiới, dù chỉ chiếm 2,7% nguồn cung toàn cầu.
Trữlượng dầu lửa hơn 99 nghìn tỷ thùng của Venezuelađứng thứ6 trên thế giới, chưa tính tới trữlượng dầu chua loại cực nặng lên tới 97 tỷthùng (An Huy, 2012).
Tại Việt Nam, mặc dù là nước có diện tích không lớn nhưng chúng ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú với gần 40 chủng loại từ khoáng sản năng lượng (dầu khí, than, urani, địa nhiệt), khoáng sản không kim loại, vật liệu xây dựngđến khoáng sản kim loại. Tuy nhiên hầu hết các khoáng sảnởViệt Nam có trữlượng không lớn, lại phân bố tản mạn không tập trung. Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản về than Triasic muộn (6,6 tỉtấn), quặng titan (34,5 triệu tấn), bô xít (hơn 2 tỷtấn),đất hiếm (22 triệu tấn). Nguồn tài nguyên apatit được tìm thấy ở vùng Lào Cai với tổng trữ lượng khoản 1700 triệu tấn.,Đá vôi xi măng, tập trung chủ yếu từ Quảng Bình trở ra phía bắc với diện tích chứa đá vôi gần 30.000 km2 với 96 mỏ vàđá xây dựng bao gồm các loại đá magma (granit, xienit, diorit, gabrro, andezits, bazan, riolit), đá trầm tích (đá vôi, dolomit) vàđá biến chất như đá phiến, quăczit (Theo Tổng hộiđịa chất, hội Khoáng sản Việt Nam17). Ngoài ra, Việt Nam còn giàu tài nguyên rừng và tài nguyên biển. Đây là lợi thếlớn cho nước ta cho việc phát triển kinh tế. Chi tiết vềtài nguyên thiên nhiên của tất cả các nước đang phát triển trên thế giới trongđó có Việt Nam được tổng hợp trong phần Phụlục của Luận án.
- Mứcđộmởcửa kinh tếcủa quốc gia tiếp nhậnđầu tư
Trong số các yếu tốtác động tới việc thu hút FDI vào mỗi quốc gia, có thể kể đến việc mởcửa kinh tế. Mởcửa kinh tế(economic openness) có thể được hiểu là khảnăng hội nhập của một quốc gia vào thị trường thế giới, nó được thể hiện ở một số các tiêu chí nhưviệc tham gia vào các tổ chức quốc tếhoặc việc ký kết các hiệpđịnh bảo hộđầu tư song phương và đa phương. Mỗi quốc gia đang phát triển có thể là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn hay hiệp hội quốc tế. Ví dụ Việt Nam hiện là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, WTO; các nước đang phát triển khu vực châu Phi có thể là thành viên của WAEMU (West African Economic và Monetary Union), CAEMC (Central African Economic và Monetary Community), ECOWAS (West African Monetary Zone) hay phong trào không liên kết. Các quốc gia MỹLa tinh có thểlà thành viên của LAEA (Latin American Economic Association), phong trào không liên kết. Và tổ chức lớn nhất mà hầu hết các quốc giađang phát triển trên thếgiới đều là thành viên chính là Tổchức Thương mại thếgiới WTO.
Hiện nay, khoảng hai phần ba số thành viên của Tổ chức thương mại thế giới là các nước đang phát triển. Việc các nướcđang phát triển hội nhập sâu rộng vào nền kinh
17http://vnmineral.net/Default.aspx