CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI TRONG ĐIỀU KIỆN
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm đầu tưnước ngoài
Các quan hệ kinh doanh quốc tếrađời từ khi các quốc gia thực hiện việc mởcửa, giao lưu kinh tế.Đầu tư nước ngoài là một trong số các hình thức của kinh doanh quốc tế, ra đời tương đối muộn so với các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế khác như xuất nhập khẩu hàng hóa, gia công quốc tế... Trước chiến tranh thếgiới thứnhất, các thương nhân chính là những nhà đầu tư đầu tiên trên thế giới. Những vụ di chuyển tư bản đầu tiênđã được thực hiện vào thếkỷXVI và XVII trong phạm vi các triều đình phong kiến hoặc các trung tâm thương mại lớn của Châu Âu như Amstecdam, Paris hoặc Luân Đôn khi các thương nhân chuyển tiền ra nước ngoài để mua các hàng hóa và bán lại ở nơi khác để kiếm lợi nhuận. Cùng với sự phát triển của tư tưởng trọng thương, việc di chuyển tưbản ngày càng trởnên phổbiến và phạm vi ngày càng mởrộng.
Theo bản chất của tư bản, tư bản tiết kiệm sẽ được tiếp tục đầu tư. Do vậy, các nước giàu, với lí do “phát triển”, đã đầu tư vào các nước nghèo chỉ để làm gia tăng tư bản và tối đa hóa lợi nhuận. Hiện nay, xu hướng đầu tư từ các nước phát triển tới các nước đang phát triển đặc biệt là giữa các nước đang phát triển ngày càng trở nên phổ biến mà nổi bật nhất làđầu tưtrực tiếp nước ngoài. Nguồn gốc chính của các khoảnđầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ các công tyđa quốc gia. Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từcác công tyđa quốc gia này hiện lên tới gần 95% tổng sốđầu tưtrực tiếp nước ngoài trên thế giới. Các công ty nàyđầu tư tới nhiều quốc gia nhằm tranh thủ các thuận lợi từ quá trình quốc tế hóa, các ưu đãi của địa phương và sở hữu tài sản trí tuệ.
Theo truyền thống, các công ty này xuất xứ từ các quốc gia phát triển vàđầu tưtới các quốc gia phát triển khác nhưng hiện nay, ngày càng nhiều các công ty đang lựa chọn đầu tư tới thếgiới các nướcđang phát triển. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Anh là ba nhàđầu tư lớn nhất tại các nướcđang phát triển. Nói rộng hơn, 6 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan và Nhật Bản sở hữu tới hơn 60% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. Lí do nằmở chỗ đây là các nền kinh tế lớn nhất, cộng với một lịch sửthương mại quốc tếlâuđời và có nhiều tổhợp công nghiệp hùng mạnh.
Đầu tưlà một trong các yếu tốquan trọng trong mô hình kinh tếvĩmô.Đầu tư được hiểu là việc người có vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp khác sử dụng chúng để tạo ra lợi nhuận cho người sởhữu vốnđó. Thông qua hoạt độngđầu tư, tưbản sẽđược tái tạo, sinh sôi nảy nở, việc làm và thu nhập sẽ được tạo thêm và lợi nhuận sẽchạy vềtay người sửhữu tưbản.Đầu tưcó thểchia ra thànhđầu tưtrong nước vàđầu tưnước ngoài.
Do tầm quan trọng của hoạtđộngđầu tư,đặc biệt làđầu tưnước ngoài, các khái niệm liên quanđếnđầu tưvàđầu tưnước ngoàiđược phát triển trong pháp luật của các quốc gia cũng nhưdưới gócđộnghiên cứu. LuậtĐầu tưViệt Nam năm 2005đưa ra khái niệm: “Đầu tưnước ngoài là việc nhàđầu tưnước ngoàiđưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khácđểtiến hành hoạtđộngđầu tư” (LuậtĐầu tưViệt Nam, 2005). Xét trong bối cảnh quốc tế, khái niệmđầu tưnước ngoài có thểhiểu là việc nhàđầu tưcủa một nước (cá nhân hoặc pháp nhân)đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khácđểđểhình thành tài sản tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh hoặc các hoạtđộng khác tại nước nhậnđầu tư hay còn gọi là nước sở tại nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội (Vũ Chí Lộc 2012, tr 27). Vốnởđây có thểgồm các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình.
Có thể nói, đầu tư nước ngoài là một khái niệm rộng, được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau nhưng các quan điểm này đều có một số từ khóa thống nhất như hoạt độngđầu tư, nhàđầu tưnước ngoài, vốn, tài sản hợp pháp và lợi nhuận.
1.1.1.2. Khái niệm và phân loại đầu tưtrực tiếp nước ngoài
Khái niệmđầu tưtrực tiếp nước ngoài
Theo quỹtiền tệquốc tế (IMF), FDIđược là “một khoản đầu tưvới những quan hệ lâu dài, theođó một tổchức trong một nền kinh tế (nhàđầu tưtrực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”. Mục đích của nhà đầu tưtrực tiếp là muốn có nhiềuảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệpđặt tại nền kinh tếkhác đó (IMF, 1993). Cũng theo IMF,đầu tưtrực tiếp nước ngoàiđược hiểu là một kiểuđầu tư được thực hiện nhằm thu lợi nhuận tại các doanh nghiệp nằm ngoài nền kinh tế của nhà đầu tư. Trong trường hợp củađầu tưtrực tiếp nước ngoài, mục tiêu xa hơn của nhàđầu tư là cóđược vịtrí quan trọng trong thành phần ban quản lí của doanh nghiệp.
Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), nguồn vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI hoặc vốn mà nhà đầu tưtrực tiếp nước ngoài nhậnđược từdoanh nghiệp FDI.Đầu tưtrực tiếp nước ngoài gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.
Theo tổ chức OECD, một nhà đầu tưtrực tiếp nước ngoài phải sởhữu ít nhất 10%
tài sản công ty (OECD, 1996). Tức là để được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ đầu tư phải sở hữu 10% hoặc hơn số cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của công tyđược đầu tư. Nếu ít hơn số đó thì gọi là đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp không chỉ tínhđến các giao dịch banđầu khi thiết lập quan hệđầu tưtrực tiếp nước ngoài giữa nhà đầu tưtrực tiếp và doanh nghiệpđầu tưtrực tiếp mà còn tính tới tất cả các giao dịch vốn giữa các bên sau đó và giữa các công ty chi nhánh tại các quốc gia khác nhau. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không dựa trên quốc tịch hay tưcách công dân của nhàđầu tưtrực tiếp mà đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa trên cơ sở nơi xuất xứ của khoản vốn đầu tư.
Các khoản cho vay từ các thành viên không liên quan ở ngoài nước được bảo đảm bởi các nhàđầu tưtrực tiếp thì khôngđược xem làđầu tưtrực tiếp nước ngoài.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưsau:đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhàđầu tưởmột nướcđưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia khácđểthực hiện dựánđầu tưthông qua việc nắm quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc giađó, với mục tiêu tốiđa hoá lợi nhuận của mình.
Phân loạiđầu tưtrực tiếp nước ngoài
Có nhiều tiêu chíđểphân loại dòng vốnđầu tưtrực tiếp nước ngoài. Thông thường, người ta dựa theo cách thứcđầu tưvà mục tiêuđầu tư.
Căn cứvào cách thứcđầu tưthì FDIđược chia làm 3 loại chính:
- Đầu tư mới - Greenfield Investment: Hình thức đầu tư này thường thấy tại các quốc gia đang phát triển nhằm xây dựng nhà máy mới nhằm tạo ra một cơ sở sản xuất tại nước nhận đầu tư. Vốn cho đầu tư mới thường đến từ các nước chủ đầu tư. Đây là hình thức theođó nhàđầu tư tiến hành xây dựng các cơ sởkinh doanh hoàn toàn mớiở nước ngoài hoặc mở rộng cơ sở kinh doanh đã có. Hình thức đầu tư này có đặc điểm đầu tiên là mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, giá trị đầu tưban đầu thường rất lớn đồng thời tính rủi ro cao.
- Mua lại và sát nhập- Merger & Acquisition:Nhàđầu tưnước ngoài mua luôn tài sản của doanh nghiệp nước sở tại và sát nhập doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài vào doanh nghiệp của mình, hoặc mua cổ phiếu để tham gia điều hành doanh nghiệp đó.
Hình thức này thường thấy tại các quốc gia phát triển với các hình thức sát nhập quốc tế hoặc thâu tóm các doanh nghiệp cùng ngành. Ngoài việc giúp tăng lợi thế về quy mô, giảm chi phí kinh doanh, việc mua lại và sát nhập còn giúp cho chủ đầu tư có thể tận dụng lợi thếcủađối tác vềthịtrường, uy tín, công nghệhoặc trìnhđộquản lí. Hình thức
mua lại và sát nhập có thểkhông mang lại nhiều lợi nhuân như đầu tưmới song lại giúp chủđầu tưtiết kiệm thời gian thâm nhập thịtrường mới, giảm thiểu rủi ro.
-Lợi nhuận táiđầu tư:Hình thứcđầu tưnàyđược hiểu là việc các nhàđầu tưnước ngoài không chuyển toàn bộ lợi nhuận về nước mà giữlại một phần để mởrộng cơ sở, quy mô sản xuất hiện có tại nước nhậnđầu tư.
Cũng có thể căn cứ vào cách thức đầu tư, nhưng theo một cách tiếp cận khác, chúng ta cũng có 2 loại FDI:
-Đầu tưtheo chiều ngang - Horizontal FDI:Đầu tưtrong cùng ngành công nghiệp.
- Đầu tư theo chiều dọc - Vertical FDI: Đầu tư vào công ty chuyên cung cấp đầu vào sản xuất, hoặc chuyên bánđầu ra cho sản phẩm.
Căn cứvào mục tiêuđầu tư, có thể chiađầu tưtrực tiếp nước ngoài thành các loại sau:
- FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực và tài sản chiến lược—Resource/asset seeking:
Đầu tưnhằmđạtđược dây chuyền sản xuất và các nguồn lực khác nhưlaođộng rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên, mà những nguồn lực này không có hoặc có trữlượng không lớn ở nước chủ đầu tư. Đây là loại FDI thường chảy vào các nước đang phát triển như tài nguyên dầu mỏ ở Trung Đông hay vàng, kim cương ở Châu Phi, lao động rẻ ở Đông Nam Á. Trong một số trường hợp, đầu tư được thực hiện nhằm ngăn chặn việc bị mất nguồn lực vào tayđối thủ cạnh tranh. Ví dụ, các công ty sản xuất và khai thác dầu mỏ có thểkhông cần trữlượng dầuđóởthờiđiểm hiện tại, nhưng vẫn phải tìm cách bảo vệ nóđểkhông rơi vào tayđối thủcạnh tranh.
- FDI tìm kiếm thịtrường- Market seeking:Đầu tưnhằm thâm nhập thịtrường mới hoặc duy trì thị trường hiện có. FDI tìm kiếm thị trường chịu tác động lớn bởi sự tăng trưởng tiềm năng cũng như quy mô của thị trường nước nhận đầu tư. Việc dễ hay khó tiếp cận các thị trường khu vực và quốc tế cũng như các đặc trưng tiêu dùng của nước nhận đầu tư cũng có vai trò quan trọngđối với quyết định của nhà đầu tư tìm kiếm thị trường.
- FDI nhằm tìm kiếm hiệu quả - Efficiency Seeking:Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai.
Loại FDI này thường chịu tácđộng lớn bởi nguồn laođộng, chi phí các yếu tố đầu vào và các hàng hóa trung gian.
1.1.1.3. Một sốkhái niệm cơbản khác
Nhàđầu tư trực tiếp nước ngoài:Nhàđầu tưtrực tiếp nước ngoàiđược hiểu là thểnhân nước ngoài hay nhóm thểnhân nước ngoài, pháp nhân hoặc tổchức không mang tính pháp nhân thực hiện hành viđầu tưtrực tiếp nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài: Đầu tư gián tiếp còn được hiểu là các khoản vốnđầu tưnước ngoài thực hiện qua mộtđịnh chếtài chính trung gian nhưcác quỹ đầu tư, hoặc đầu tư trực tiếp vào cổ phần các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (còn gọi là đầu tư Portfolio). Trong một số trường hợp, đầu tư gián tiếp mang tính ngắn hạn, cho phép nhà đầu tư nhanh chóng thu được lợi ích từ tình hình tỷ giá hối đoái thuận lợi để mua và bán các tài sản.
Theo Luật đầu tư Việt Nam năm 2005, đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờcó giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhàđầu tưkhông trực tiếp tham gia quản lý hoạt độngđầu tư. Hơn nữa, việc đầu tư gián tiếp không cho phép nhà đầu tư việc kiểm soát lợi nhuận tại công ty phát hành. Khi sốlượng cổphần của nhàđầu tưdù có trởnên khá lớn cũng không mang lại cho nhàđầu tưcó vị thế trong việc kiểm soát hoạtđộng kinh doanh của công ty. Cùng với tính chất giao dịch nhanh gọn, việc đầu tư gián tiếp có thể làđối tượng của một sốloại thuế mà nhàđầu tư phải trảcho cả hai quốc gia là nước nhậnđầu tưvà nước mà nhàđầu tưmang quốc tịch.
Xúc tiến đầu tư:Không có một cáchđịnh nghĩa nhất quán cho khái niệm xúc tiến đầu tư, song theo nghĩa hẹp, xúc tiếnđầu tư được coi là một loạt các biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm chiến lược sản phẩm (Product strategy), chiến lược giá cả (Pricing strategy) và chiến lược xúc tiến (Promotional strategy).
Hay nói một cách cụ thể hơn xúc tiến đầu tư là các biện pháp để giới thiệu, quảng cáo cơhộiđầu tưvới bên ngoài, các cơquan xúc tiếnđầu tư địa phương thường tổ chức cácđoàn tham quan, khảo sát ở cácđịa phương khác và nước ngoài; tham gia, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, kinh tế ởkhu vực và quốc tế.Đồng thời, tích cực sửdụng các phương tiện truyền thông, xây dựng mạng lưới các văn pḥòng đại diện ởcácđịa phương khác và nước ngoài đểcung cấp các thông tin nhanh chóng và giúpđỡkịp thời các nhàđầu tưnước ngoài tìm hiểu cơhộiđầu tưởđịa phương mình.
Nước đang phát triển: Đây là một khái niệm rộng, theo đó, một nước đang phát triển là một quốc gia với mức độ thấp của các nguồn lực kinh tế và/hoặc tiêu chuẩn sống thấp. Ngoài ra quốc giađang phát triển cònđược hiểu là một quốc gia có mức thu nhập xoay quanh trung bình và thấp. Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thếgiới, một quốc gia có thu nhập trung bình thuộc dạng thấp nếu thu nhập bình quân đầu người mỗi năm thấp hơn 1025đô la Mỹ, và thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp nằm ở tầm 1026 đô la Mỹ đến 4035 đô la Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình cao nằmở tầm 4036 đến 12475 đô la Mỹ mỗi năm4. Trong số 192 thành viên của Liên Hợp Quốc tínhđến năm 2010, có tới hơn 140 quốc gia là nướcđang phát triển.
Các quốc giađang phát triển nhìn chung là các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình và thấp, nguồn lao động dồi dào, với chất lượng trung bình và thấp nên giá cả lao động rẻ. Tại các quốc gia này, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng khá phong phú, quy mô thịtrường lớn là nhữngđiểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế. Danh sách các quốc gia đang phát triểnđược trình bày trong phụlục 1 của Luận án.
Yếu tốtácđộng tới FDI:Yếu tốtácđộngđến FDIđược hiểu là những yếu tố có ảnh hưởngđến việc biến động, di chuyển của dòng vốn. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các yếu tố tácđộng tới FDI vào các nướcđang phát triểnở quy mô quốc gia nên cách tiếp cận vềcác yếu tốnày sẽgiới hạn chủyếuởquy mô quốc gia và từ góc độ các nước nhận đầu tư là các quốc gia đang phát triển. Chúng ta có thể phân loại thành các yếu tố tácđộng chung tới FDI vào tất cảcác nước nhưbối cảnh hội nhập và khủng hoảng kinh tế thế giới và các yếu tố có tác động riêng biệt tùy từng quốc gia. Đối với các yếu tố tác động riêng biệt thuộc vềđặc trưng quốc gia, các nhà nghiên cứu có thểdựa trênđặc trưng kinh tếvà phi kinh tếcủa các yếu tốtácđộngđểphân chia thành các yếu tốkinh tếvà các yếu tố phi kinh tế. Các yếu tốkinh tếbao gồm các yếu tốliên quanđến thị trường nộiđịa (quy mô thịtrường, nguồn nguyên liệu rẻ, sẵn có, kinh tế vĩ mô ổn định hay lạm phát thấp), yếu tố lao động (rẻ, dồi dào, chất lượng tốt hay kém), yếu tốgắn với thương mại quốc tế(mứcđộmởcửa kinh tế, tình hình tham gia các tổchức quốc tế, ký kết các hiệpđịnh bảo hộđầu tư), các chính sách của chính phủ (cơ sở hạ tầng, khung pháp lí liên quan đến FDI).
Các yếu tố phi kinh tế bao gồm mức độ ổn định chính trị, kiểm soát tham
4http://data.worldbank.org/about/country-classifications