FDI vào khu vực các nước đang phát triển Châu Mỹ La Tinh

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam (Trang 70 - 73)

C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1.3.FDI vào khu vực các nước đang phát triển Châu Mỹ La Tinh

MỹLatinh là một phần của Châu Mỹnơi mà các ngôn ngữthuộc nhóm Rômanđược sửdụng một cách rộng rãi.Đây cũng là nơi chịuảnh hưởng rất sâu sắc của nền văn hóa Tây Ban Nha và BồĐào Nha. Châu MỹLa Tinh có thểđược chia thành các tiểu vùng dựa trên

địa lý, chính trị, nhân khẩu học và văn hóa. Các tiểu vùngđịa lý cơbản là Trung Mỹ, vùng Caribe và Nam Mỹ. Mỹ La tinh còn có thể có thểđược chia nhỏ trên cơsởngôn ngữ học vào Mỹgốc Tây Ban Nha và BồĐào Nha Mỹ.

Về các đặc điểm liên quan đến những yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI tại châu MỹLa tinh, chúng ta có thểkể đến các yếu tố vềquy mô thịtrường,ổnđịnh chính trị, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực, chi phí sản xuất… Theođó, MỹLa tinh là một phần châu lục không có lợi thếlớn vềlực lượng laođộng so với các nướcđang phát triển châu Á (tổng dân số hiện tại khoảng hơn 560 triệu dân, tương đương dân số của khu vực ASEAN). Các quốc gia khu vực Mỹ La tinh cũng không có lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ. GDP theo đầu người của khu vực này luôn đạt mức khá cao (Brazil 10710 USD), Argentina 9124 USD, Chile 12431 USD…). Tuy nhiên, Mỹ La tinh có những lợi thế đáng kể về tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ (Venezuela, Ecuador), thắng cảnh du lịch, tài nguyên rừng (Mehico, Brazil, Achentina, Bolivia…)

Châu Mỹ La tinh là một trong các khu vực chứađựng nhiều tiềm năng trong việc thu hút FDI và cũng có lịch sử thu hút FDI khá lâu dài. Việc các công ty đa quốc gia

phương Tây tìm đến miền đất hứa để đầu tư, khai thác khoáng sản đặc biệt là vàng, bạc đã có từ sau khi phát hiện ra châu lục giàu có này. Trước khủng hoảng kinh tế thế

giới 2008, Mỹ La tinh cũng đã trải qua những giai đoạn thành công trong việc thu hút FDI và những thời điểm việc thu hút FDI chịu tác động của những bất ổn kinh tế. Chi tiết về sự phát triển của dòng vốn FDI vào khu vực này trong 11 năm gần đây có thể

thấy trong bảng 9ở dưới đây. Số liệu in nghiêng và đậm liên quanđến khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Cụ thể dòng vốn vào các nước Mỹ La tinhđạt mốc gần 100 tỷUSD năm 2000 nhưng sauđóđã suy giảm nhanh chóng do tácđộng của khủng hoảng kinh tế tại Braxin năm 1998-1999 và 2002 và khủng hoảng tại Achentina năm 2001. Giai đoạn 2005-2008 là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn FDI vào Mỹ La tinh chođến khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 nổra và trực tiếp gây tácđộng lên khu vực này từnăm 2009. Năm 2008, dòng vốnđạt mốc kỷlục tới hơn 209 tỷUSD.

Bảng 9: Dòng vốn FDI vào châu MỹLa tinh giaiđoạn 2000-2012 (đơn vị: triệu USD)

Năm Tổng Caribbe Trung Mỹ Nam Mỹ

2000 98.048 20.521 20.472 57.056 2001 80.782 10.810 32.120 37.852 2002 58.487 4.679 25.818 27.990 2003 47.966 4.212 21.069 22.685 2004 96.241 31.130 28.227 36.885 2005 78.054 5.725 28.288 44.041 2006 98.293 28.649 26.164 43.480 2007 171.929 61.450 38.808 71.672 2008 210.679 81.699 35.597 93.384 2009 150.150 72.243 21.188 56.719 2010 189.855 70.021 27.700 92.134 2011 249.432 90.102 29.907 129.423 2012 243.861 77.725 21.733 144.402 Nguồn: NCS tổng hợp từcơ sởdữliệu của UNCTAD9

Khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho dòng vốn FDI vào các nướcđang phát triển khu vực Mỹ la tinh chịu ảnh hưởng sâu sắc, thống kê cho thấy năm 2009, giá trị FDI rơi xuống mốc 150 tỷUSD, giảmđi 32% so với năm 2008. Tại Brazil, mặc dù dòng vốn FDI

9

giảmđi mạnh nhất, tới 42% so với năm 2008, nước này vẫn là nước thu hút FDI lớn nhất của khu vực. Hoạtđộng mua bán, sát nhập lại theo chiều hướng ngược lại trước kia, tức là việc các công ty nước ngoài bán các chi nhánh cho các công ty nội địa, đặc biệt là tại Brazil. FDI vào các nước MỹLa tinh và Caribe năm 2010 quay trởlại tăng lên vàđạt mốc 187 tỷUSD.Điều này chủyếu do sựgia tăng của dòng vốn vào Brazil và Mexico. Dòng vốn vào Brazil chiếm tới 56% trong tổng số 90 tỷ USD vào Nam Mỹ năm 2010. Dòng vốn vào Trung Mỹtăng 20% năm 2010, đạt mốc 26,8 tỷUSD. Trong đó Mexico thu hút

được hơn 19 tỷ USD. Dòng vốn vào các nước vùng Caribe suy giảm từ 81 tỉ USD năm 2008 xuống còn 72 tỉ năm 2009 và tiếp tục giảm còn 70 tỉ năm 2010 và 77 tỉ năm 2012 (xem bảng 9). Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbe cũng chứng kiến một làn sóng đầu tư

của các công tyđa quốc gia châu Áđặc biệt là trong các dựán tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong năm 2010, các vụ mua lại bởi các công tyđa quốc gia châu Áđã tăng

đến $ 20 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn FDI cho khu vực. Dòng vốn FDI vào khu vực MỹLa tinhđãđạt mốc kỷlục 249 tỷUSD năm 2011 và dựkiến tiếp tục tăng lên trong những năm tới, nhờ vào việc gia tăng dòng vốn vào Brazil, nước nhận đầu tư FDI chính của khu vực (chiếm tới 30% tổng dòng vốn). Năm 2011, tổng giá trị luồng vốn vào khu vực các nước đang phát triển Nam Mỹ tăng lên tới 34% trong khi luồng vốn vào Trung Mỹvà Caribe chỉtăng khiêm tốn 4%. Sựmởrộng của các thịtrường tiêu dùng, tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao cộng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú là các nguyên nhân chính của sự tăng trưởng dòng vốn những năm qua tại khu vực này. Brazil vẫn duy trì vịtrí số1 về thu hút FDI trong khu vực năm 2011 với tổng giá trịFDI thu hút năm 2011 là 67 tỷUSD, chiếm 55% tổng giá trịdòng vốn tại Nam Mỹvà chiếm 31% của cảkhu vực (WIR 2012).

Bảng 10: Mười quốc gia nhận FDI hàng đầu tại châu Mỹ La tinh và Caribê năm 2010

Xếp hạng Quốc gia

Trên 10 tỷ USD Brazil, Quần đảo British Virgin, Mexico, Chilê, Cayman Từ5đến 9.9 tỷUSD Peru, Colombia và Argentina

Từ1đến 4.9 tỷUSD Panama, Uruguay

Nguồn: WIR 2011, UNCTAD

Khi nghiên cứu vềmứcđộthu hút FDI giữa các nước trong khu vực này,điểmđến nổi bật nhất vẫn luôn là Brazil với quy mô thịtrường và tài nguyên thiên nhiên phong phú,

sau đó là Mexico, Chile và các nước Mỹ La tinh khác như Peru, Colombia và Argentina trong khi Panama và Urugoayđứngởvịtrí cuối cùng (xem bảng 10). Có thểnói các nước

đang phát triển Mỹla tinh vềcơbản không có lợi thếlớn so với các nướcđang phát triển châu Á. TrừBrazil ra, nhìn chung các nước này vẫn còn khá khiêm tốn trong việc thu hút

đầu tưtrực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam (Trang 70 - 73)