Phương trình hồi quy và các biến sốc ủa mô hình

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam (Trang 98 - 102)

C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.2.Phương trình hồi quy và các biến sốc ủa mô hình

Mô hìnhđề xuất phản ánh mối quan hệgiữa các biến sốtácđộng tới dòng vốn FDI tới các nướcđang phát triển nghiên cứu sinhđềxuất sẽcó dạng sau:

LnFDIi,t= α0 + α1LnPopi,t-1+ α2lnEduci,t-1+ α3LnGDPpercapi,t-1+ α4LnPolistabi,t-1 +

α5LnCorrupi,t-1+α6Di+εi

Trong đó, i là chỉ số phản ánh các quốc gia đang phát triển i và t phản ánh thời gian (thườngđược xácđịnh theo năm). Các chỉ số αilà các tham số cần ước lượng ( j = 0 – 6) vàεilà nhiễu ngẫu nhiên.

Biếnđược giải thích: LnFDI

Biến LnFDI được phản ánh bởi logarit nê pe của giá trị dòng vốn FDI tới quốc gia

đang phát triển i vào năm t. Giá trịnày được xácđịnh theo dòng vốn FDI đăng ký mới hằng năm (flow) chứkhông phải giá trịtích lũy (stock). Sở dĩ cần lấy logarit nê pe của các biến có giá trịlớn như vậy nhằm xác định tốc độ tăng giảm hay phần trăm biến đổi chứ khôngđể số tuyệt đối. Dữliệu của các biến số trong mô hình được lấy từ thống kê của Ngân hàng thếgiới.

Các biến giải thích gồm: LnPop, LnEduc, lnGDPpercap, lnPolistab, LnCorrup và biến khủng hoảng D

Biến LnPop phản ánh quy mô thị trường tại nước đang phát triển nhận đầu tư.

Các nước đang phát triển có đặc trưng chung là những nước có quy mô dân số đông,

được đánh giá là những thị trường tiềm năng đối với các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất bởi các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu xét riêng về yếu tố quy mô thị trường, so sánh giữa các khu vực các nước đang phát triển, khu vực châu Á với sự góp mặt của hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc (trên 1.3 tỉ) vàẤn Độ (gần 1.2 tỉ) có lợi thế tuyệt đối trong việc thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tìm kiếm thị trường. Ngoài hai quốc gia trên, một số nước đang phát triển châu Á còn góp mặt trong danh sách các nước đông dân nhất thế giới như Indonesia (245 triệu), Pakistan (187 triệu), Bangladesh (158 triệu), Việt Nam (89 triệu), Thái Lan (68 triệu)…Các khu vực đang phát triển khác trên thế

giới mặc dù quy mô dân số ít hơn tại khu vực châu Á, tuy nhiên, xét riêng tại các khu vực này, những quốc gia nào có quy mô dân sốđông thường có lợi thếhơn các nước lân cận trong việc thu hút FDI từcác nhà đầu tư quốc tế. Ví dụ Brazil tại Châu Mỹ La tinh (203 triệu, chiếm hơn 38% tổng dân số của khu vực), Nigeria (155 triệu) tại Châu Phi, Trung Quốc tại châu Á….

Biến polistab phản ánh mứcổnđịnh chính trịtại nướcđang phát triển nhậnđầu tư.

Yếu tố ổn định chính trị là một trong các yếu tố có tác động không nhỏ tới quyết định của nhà đầu tư quốc tế. Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài là những dòng vốn dài hạn, tìm kiếm lợi nhuận trong dài hạn, không như đầu tư gián tiếp, song các nhà đầu tưtrực tiếp nước ngoài luôn có xu hướng tránh các khu vực có chiến tranh, xung đột hoặc những biếnđộng liên quan tới tranh chấp sắc tộc. Lí do dễ hiểu là rủi ro các nhàđầu tư

đầu tưtại các khu vực bấtổn chính trị. Vềthực trạngổn định chính trịtại các nước đang phát triển trên thếgiới, nhìn chung các nướcđang phát triển khu vực châu Phi gặp nhiều bất ổn chính trị hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Một trong số các nguyên nhân dẫn tới các bất ổn chính trị tại châu Phi là do sự đa dạng về sắc tộc và tôn giáo ở

mỗi quốc gia đang phát triển châu Phi. Các sắc tộc đa dạng và đều có tiềm lực quân sự

và kinh tếkhông quá chênh lệch, nếu các sắc tộc không thống nhất,đoàn kết trong việc xây dựng nên chính quyền chung thì khả năng xảy ra nội chiến, tranh chấp là không tránh khỏi. Một số khu vực đang phát triển khác có tình hình chính trị không ổn định như Irac, Afganistan, cộng hòa Trung Phi hay Burundi cũng gặp khó khăn trong việc thu hút FDI trên thế giới. Biến số Polistab mô tả sự ổn định chính trị tại nước nhận đầu tư, trong Luận án, biến số ổnđịnh chính trịđược lấy từ dữ liệu của Ngân hàng thế giới. Ngoài ra còn một nguồn sốliệu khácđược xây dựng bởi Kaufmann và nhóm nghiên cứu phản ánh mứcổnđịnh chính trịtại mỗi quốc gia, biến thiên từ0đến 10.

Biến Educ phản ánh trình độ nguồn nhân lực được đào tạo tại nước đang phát triển nhận đầu tư. Các nướcđang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào,được phản ánh bởi quy mô dân sốđông, song chất lượng nguồn nhân lực lại cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy thu hút FDI vào mỗi quốc gia. So sánh với khối các nước phát triển trìnhđộnguồn nhân lực của khối các quốc giađang phát triển vẫn ởmức thấp hơn. Tuy nhiên so sánh giữa các quốc gia đang phát triển về trình độ lực lượng lao động có sự

biến động khá đa dạng: có những quốc gia có đội ngũ lao động có trình độ tương đối cao, đồng đều (các quốc gia đang phát triển tại châu Mỹ, một số nước đang phát triển châu Á), trong khi nhìn chung lao động tại các nước đang phát triển châu Phi có chất lượng tươngđối thấp. Biến Educ phản ánh trìnhđộ của đội ngũ laođộng tại nướcđang phát triển nhậnđầu tư. Trong mô hình, tác giả sửdụng dữliệu vềphần trăm laođộng tốt nghiệp phổthông trung học của WB.

Biến LnGDPpercap phản ánh thu nhập bình quân theo đầu người tại quốc gia

đang phát triển nhận đầu tư.Thu nhập bình quânđầu người phản ánh mức sống hay sức mua tại thị trường nội địa cũng là một mối quan tâm của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thị trường với khả năng chi trả tốt sẽ là một thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư

trực tiếp. Thu nhập bình quânđầu người là một trong các tiêu chíđểphân loại một nước là nước đang phát triển hay là một nước phát triển hoặc thu nhập thấp. Mặc dù có một số điểm tương đồng về mức thu nhập bình quân đầu người để được xem là quốc gia

đang phát triển, song giữa các quốc gia này vẫn tồn tại một sự sai khác rất lớn về mức thu nhập bình quân đầu người.

Biến Corrupt phản ánh tình hình kiểm soát tham nhũng tại nước đang phát triển nhậnđầu tư.Tình hình tham nhũng tại các quốc gia nhận đầu tư được giảthiết là có mối quan hệ ngược chiều với dòng vốn FDI vào các quốc gia này. Nhìn chung, một quốc gia

đang phát triển nhậnđầu tưcó tình trạng tham nhũng trầm trọng sẽkhông có lợi thếtrong việc thu hút FDI so với các quốc gia khác có tham nhũng ít trầm trọng hơn.Đểlượng hóa tình hình tham nhũng, có nhiều nghiên cứuđã sửdụng chuỗi sốliệuđược xây dựng bởi tổ

chức Minh bạch quốc tế (Transparency International), với chỉ số CPI (Corruption Perception Index) còn gọi là chỉsốcảm nhận tham nhũng chạy từ0 (tham nhũng cực lớn)

đến 10 (không có tham nhũng). Trong luận án này, nghiên cứu sinh sử dụng dữ liệu từ

thống kê của Ngân hàng thếgiới vềkiểm soát tham nhũng (control of corruption).

Biến Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế: Di..Nhằm khảo sát sựchênh lệch dòng FDI bình quân vào các nước đang phát triển giữa hai thời kỳ khủng hoảng và không khủng hoảng. Hay mứcđộtácđộng của khủng hoảng tới FDI vào các nướcđang phát triển, nghiên cứu sinh bổ sung thêm biến crisis là một biến giả (dummy), chỉ nhận một trong hai giá trị 0 hoặc 1, phản ánh năm nghiên cứu có khủng hoảng hay không. Trong khoảng thời gian nghiên cứu của các số liệu (từ 2000 đến nay), biến crisis sẽ có giá trị1 tại các năm 2009, 2010 và có giá trị0đối với các năm còn lại.

Một sốyếu tốkhác

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình này đồng nghĩa với việc có thêm nhiều thuận lợi hơn trong hợp tác, đầu tư và thương mại quốc tế. Các giả định liên quan tớiđộmởcửa kinh tế và việc thu hútđầu tư

trực tiếp nước ngoài là mối tương quan dương: một nước càng có độmởcửa kinh tếlớn thì càng có cơ hội thu hút nhiều FDI hơn. Trong mô hình nghiên cứu của nghiên cứu sinh, mởcửa kinh tế khôngđược đưa vào nhưmột biến sốgiải thích độc lập bởi những khó khăn trong việc lượng hóa biến này. Ngoài ra, cũng có thể giả thiết rằng hiện nay hầu hết các quốc gia đang phát triển trên thế giới đều tích cực tham gia vào hội nhập quốc tế, bằng chứng là việc tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Một số

nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đã dùng số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu

đo độ mởcửa kinh tế (được xácđịnh bằng cách lấy tổng kim ngạch xuất khẩu chia cho GDP của nước nhậnđầu tư) nhưngđây cũng khôngđược xem là một thướcđo hoàn hảo.

Yếu tố thứ hai cũng không được đề cập trong mô hình là pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Các quy định pháp lí về quyền sở hữu trí tuệ và tính khả thi của chúng có ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Yếu tố thứ ba có thể nằm trong hệ thống biến giải thích của Luận án là các chương trình xúc tiến đầu tư tại nước nhận đầu tư và hiệu quả của các chương trình này. Tuy nhiên, để lượng hóa hiệu quả

của các chương trình này tại mẫu nhiều nước trong thời gian dài làđiều rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam (Trang 98 - 102)