CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI TRONG ĐIỀU KIỆN
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.2. Vai trò của FDI đối với các nước tiếp nhận đầu tư
Đối với các nước tiếp nhận đầu tư,đầu tư trực tiếp nước ngoài có những ích lợi về nguồn vốn, vềviệc làm, vềcán cân thanh toán và vềcạnh tranh và tăng trưởng kinh tế.
Thứnhất,đầu tưtrực tiếp nước ngoài tạo ra những tácđộng vềchu chuyển tưbản và vốn, công nghệtới các nước nhậnđầu tư. Các nước nhận đầu tưlà những nước đang phát triển, rất cần nguồn vốn lớn cũng như khoa học và công nghệ hiện đại để phát triển nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc chu chuyển vốn và chuyển giao công nghệlại càng có ý nghĩa quan trọng hơnđối với các nước đang phát triển tiếp nhận đầu tư. Thông qua các dựán FDI, nước nhậnđầu tưcó thểtiếp nhận những khoản vốn rất lớn vào các ngành kinh tếtrọngđiểmđểphát triển kinh tếđồng thời tiếp nhận những công nghệ tiên tiến từ các nước chủ đầu tư. Những thayđổi của luồng vốn của đầu tưtrực tiếp nước ngoài tới các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam trong thời gian gần đây được thểhiện rừ hơn với những sốliệu cụthểđược phõn tớch trong chương 2 của luận ỏn.
Thứhai,đóng góp củađầu tưtrực tiếp nước ngoài tới các nước nhận đầu tưthểhiện ởviệc góp phần tạo việc làm và tiền lương tại các quốc gia này. Có một số cách tácđộng tới tiền lương tại các quốc gia nhậnđầu tưcủa các công ty cóđầu tưtrực tiếp nước ngoài.
Cáchđầu tiên là khi các công ty này trả một mức lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước tạo ra một sựchênh lệch vềlương giữa hai khu vực. Cách thứhai, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chỉ trả lương cao cho một số công nhân có tay nghề cao hoặc các thợkỹ thuật, kỹsưcó trìnhđộ. Với các cách này, họcó thểthu hútđược chất xám từcác công ty nộiđịađồng thời tạo sức épđểtăng lươngđối với các laođộng tại các doanh nghiệp trong nước (spillower effect). Cách thứba, hoạt động của các doanh nghiệp có đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm cho mức lương bình quân tăng lên nhờvào sựkết hợp của cả hai cách trên, tức là vừa tạo ra sựkhác biệt về lương so với doanh nghiệp trong nước, vừa tạo ra sức ép cho các doanh nghiệp trong nước phải tăng lương để giữ laođộng hoặc để tuyển dụngđược nguồn laođộng có chất lượng.
Đóng góp củađầu tưtrực tiếp nước ngoài trong việc tạo việc làm tại các nước nhận đầu tưlà rấtđáng kể. Mặc dùđó là loại FDI tìm kiếm thịtrường hay FDI tìm kiếm chi phí rẻ, bằng cách này hay cách khác, FDI góp phần tạo thêm công ăn việc làmđáng kể cho nước tiếp nhậnđầu tư. Khu vực cóđầu tưtrực tiếp nước ngoài luôn thu hút một lực lượng kháđôngđảo laođộng từcác vùng miền kinh tế. Việc gia tăng laođộng có thể thực hiện
theo cách trực tiếp và gián tiếp. Theo cách trực tiếp, các công ty cóđầu tưtrực tiếp nước ngoài tuyển dụng laođộng vào làm việc cho công ty mình và mở ra các ngành sản xuất mới. Còn theo cách gián tiếp, các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào có thể tăng việc làm thông qua việc tạo ra các mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước bằng việc mua các sản phẩm và dịch vụsản xuất bởi các doanh nghiệpđịa phương. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những tác động tiêu cực từđầu tưtrực tiếp nước ngoài tới việc làm tại các doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ ở Trung Quốc, mặc dù đầu tưtrực tiếp nước ngoài có vai trò rất to lớn đối với tăng trưởng kinh tế và việc làm nói chung nhưngđầu tưtrực tiếp nước ngoài cũng gây các tác hại cho các doanh nghiệp nhà nước tại đây. Lực lượng laođộngởTrung Quốc hiện có khoảng 779 triệu người và dựkiến tăng khoảng 1.3% mỗi năm trong một vài thập kỷtới, tạo ra một thách thức lớn vềviệc làm (Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, 2006, bảng 5-1). Vấn đềcòn trởnên phức tạp hơn khi có một lượng lớn laođộng làm việc trong khu vực phi chính thức chiếm khoảng 85 triệu lao động. Những lao động này nếu được chuyển sang làm việc tại các khu vực hiện đại sẽ mang lại rất nhiều phúc lợi cho xã hội Trung Quốc.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể làm tăng năng suất lao động tại nước nhận đầu tư. Những vấnđề liên quan tới tiền lương tại các nước nhậnđầu tưcũng có thể xảy ra với năng suất laođộng.Đó là việc tăng năng suất lao động tách biệt giữa hai khu vực: khu vực có đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực không có đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn tới những tácđộng ngoại ứng lan truyền tới khu vực không có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài và việc năng suất lao động tại các doanh nghiệp trong nước cũng có thể được tácđộng tích cực nhờviệc hợp tác, liên kết và chuyển giao công nghệvới các doanh nghiệp cóđầu tưtrực tiếp nước ngoài. Có nhiều nghiên cứu so sánh vềnăng suất laođộng giữa hai khu vực trong các ngành công nghiệp chếbiến tại nước nhậnđầu tưlà nướcđang phỏt triển. Sjửholm trong nghiờn cứu về cỏc cụng ty Indonesia trong khoảng thời gian từ 1980đến 1991 đã tính toán sự khác biệt về công nghệ giữa các doanh nghiệp cóđầu tư trực tiếp nước ngoài và các doanh nghiệp nội địa. Kết quảnghiên cứu cho thấyưu thếvề công nghệ thuộc về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại 26 trên 28 ngành công nghiệp (Sjửholm, 1999). Tại Uruguay năm 1988, năng suất lao động bỡnh quõn trong cỏc công ty nước ngoài,đượcđo bằng giá trịgia tăng trên mỗi công nhân, cao hơn khoảng hai lần so với năng suất bình quân trong các doanh nghiệp nộiđịa (Kokko, Zejan, và Tansini, 2001). Nhiều kết quả tương tựcũngđược chỉra bởi các nhà kinh tếkhác nhưHaddad và Harrison (1993) tại Marốc, Okamoto và Sjửholm (1999) tại Indonesia…
Thứ tư, khu vực cóđầu tư trực tiếp nước ngoài cóđóng góp to lớn cho xuất khẩu của các nước nhận đầu tư và từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc vào đầu tư trong khi đầu tư lại phụ thuộc vào tiết kiệm. Tuy nhiên, tại các nướcđang phát triển, tiết kiệm nhìn chungởmức thấp. Chính vì vậy, FDI là một nguồn bổ sung lấp đầy khoảng trống giữa tiết kiệm và mức vốn cần để đầu tư. Hiện nay, việc đầu tưtại các quốc gia đang phát triển không chỉ nhằm mục đích hướng vào thị trường nộiđịa mà còn phục vụđắc lực cho xuất khẩu. Các công tyđa quốc gia sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu, đóng góp cho thặng dư thương mại của các nước nhận đầu tư (Todaro, 1992). Hơn nữa, đầu tưtrực tiếp nước ngoài là một trong các yếu tố giúp cho các nướcđang phát triển trong đó có Việt Nam cải thiện được cán cân thanh toán trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thếgiới hiện nay.
Ngoài ra,đầu tưtrực tiếp nước ngoài có thểtạo nên một khoảnđóng góp ngân sách khá lớn cho chính phủthông qua các khoản thuế. Với các khoảnđóng góp này, chính phủ có thể thực hiện các chính sách xã hội, các chương trình tiêu dùng nhằm cải thiện đời sống những người nghèo và chính những laođộngđang làm việc trong khu vực cóđầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo một cách nào đó,đầu tưtrực tiếp nước ngoài có thểgóp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển là nước nhậnđầu tư. Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên phúc lợi tại châu Phi với mức độ tùy thuộc vào từng khu vực cú thểthấy rừ ràng. Vớ dụtại Trung vàĐụng Phi, FDI cú tỏcđộng tích cực vàđáng kểtới phúc lợi xã hội, còn tại Bắc và Nam Phi tácđộng là khôngđáng kể trong khi tại Tõy Phi, tỏcđộng là khụng rừ ràng. Tỏc giảcũng so sỏnh với cỏc cộngđồng kinh tếkhu vực khác nhưAsean, Thịtrường chung Trung Mỹhoặc các nước có nền kinh tếchuyểnđổi tại châu Âu (Gaston Gohou, 2009).
Cuối cùng, FDI cũng có thểđóng một vai trò quan trọng trong việc hội nhập quốc gia nhận đầu tưvào nền kinh tế khu vực và thế giới, thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa (sẽ góp phần thúcđẩy các dòng vốn FDI trên thếgiới, nhưng mặt khác chúng ta cũng thừa OECD, 2002).Đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng là một trong những biểu hiện quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế. Một mặt, chúng ta thấy rằng hội nhập kinh tế quốc tế nhận rằng, việc các dòng vốn FDI ngày càng tăng vềgiá trị lẫn sốlượng dựán cũng chính là biểu hiện quan trọng của thành công trong hội nhập quốc tếcủa mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, ngoài vai trò tích cựcđối với sựphát triển kinh tếcủa nước nhận đầu tư, FDI có thểmang lại những tácđộng tiêu cực cho nền kinh tếcác nước này. Thứnhất, các tập đoàn xuyên quốc gia cùng với các hoạtđộngđầu tưtrực tiếp nước ngoàiđã làm tăng thu nhập cho nhóm dân cưcó thu nhập thấp. Nhưng nhóm dân cưcó thu nhập thấp lại có khuynh hướng tiết kiệm thấp. Khi các cá nhân không tiết kiệmđủ, khoảng cách giữa tiết kiệm vàđầu tưkhông được lấp đầy. Hơn nữa, các công ty nước ngoài cũng có thểkhông
thành công khi sửdụng phần lợi nhuận thuđượcđểtáiđầu tưvào nước sởtại hoặc có thể không sửdụng các sản phẩm trung gian sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước mà lại sửdụng các sản phẩm nhập khẩu sản xuất bởi các chi nhánh của họtrên thếgiới.Điều này có tácđộng tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung và sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa nói riêng. FDI cũng có thể tác động tiêu cực tới sự phát triển của năng lực sản xuất nội địa khi các công ty nước ngoài có vị trí thống trị về công nghệ, kỹ năng sản xuất (có bảo hộvềbản quyền) so với các doanh nghiệpđịa phương (Todaro, 1992).
Thứ hai, các khoản FDI banđầu sẽ góp phần làm tăng vốn cũng như cải thiện cán cân vốn cho nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, trong dài hạn, việc nhập khẩu các hàng hóa trung gian và hàng hóa tưbản, việc chuyển lợi nhuận vềnước, lãi suất, chi phí quản lí có thểgây tácđộng thực sựtiêu cực cho nền kinh tếnước nhậnđầu tư(OECD, 2002).
Thứba, trong một sốtrường hợp, các nhàđầu tư thường chuyển giao các công nghệ lạc hậu tới các nước nhận đầu tư gây ô nhiễm môi trường. Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trongđiều kiện các rào cản từphía nước nhậnđầu tưkhông cao, các chủđầu tưtận dụng tốiđa các dây chuyền công nghệcũ, vốn đã không cònđược phép sửdụng tại nước chủ đầu tư, chuyển tới nước nhận đầu tư. Một số trường hợp khác, FDI có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản của nước tiếp nhậnđầu tư, hoặc gây sức ép cạnh tranh làm phá sản các doanh nghiệp nộiđịa.
Ngoài ra, các công ty xuyên quốc gia cóđóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua thuế. Tuy vậy, các chính phủnước nhận đầu tư thường có các thỏa thuậnđặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài về việc được miễn thuế giảm thuế, khẩu trừthuế hay hoàn thuế…
Chính vì vậy khoản thuếthuđược trên thực tếlà khôngđáng kể. Hơn nữa, rất nhiều công ty nước ngoài khai báo các khoản lợi nhuận âmđểtránh phải nộp thuếthu nhập là một hiện tượng khá phổbiến liên quan tới FDI. Ngoài ra, các công ty còn có thểtránh thuếbằng cách khai khống giá cả các hàng hóa trung gian nhập khẩu từ các chi nhánh ởnước ngoài, để giảm thiểu lợi nhuận thuđược tại nước sởtại (Thomas A. và Peter H. 2000).
Nói tóm lại, bên cạnh một số đóng góp tích cựcđối với sựphát triển kinh tếcủa các nước nhận đầu tư, FDI cũng chứa đựng một số tác động tiêu cực tới các quốc gia này.
Chính vì vậy, cần phải phát huy các vai trò tích cực và hạn chếnhững tácđộng tiêu cựcđó.