FDI vào khu vực các nước đang phát triển Châu Phi

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam (Trang 67 - 70)

C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1.2.FDI vào khu vực các nước đang phát triển Châu Phi

Khu vực châu Phi luôn là mộtđiểm tối trong bảnđồtăng trưởng kinh tếcủa thếgiới và tình trạng cũng tương tự liên quan tới việc thu hút FDI. Giá trị FDI vào châu lục này rất thấp tương quan so với các vùng khác trên thếgiới (xoay quanh mốc 10% tổng giá trị

luồng vốn tới các nướcđang phát triển). Châu Phi có nguồn nhân lực rẻtiền, có thểlực tốt, nhiều quốc gia sở hữu những nguồn tài nguyên hết sức phong phú như rừng, biển, kim cương vàđặc biệt là dầu mỏ (có tới 4 trên tổng số 12 thành viên OPEC thuộc châu Phi: Angola, Nigeria, Libya, Algeria). Tuy nhiên, châu Phi vẫn còn ởvịtrí rất khiêm tốn trên bản đồ phát triển kinh tế nói chung và liên quan đến thu hút FDI nói riêng của các nước

cộm về chính sách và bất ổn chính trịcũng như tham nhũng trầm trọng. Ngoài ra, tương quan với các quốc giađang phát triển châu Á, châu Phi cũng không có lợi thế so sánh về

nguồn nhân lực giá rẻ và quy mô thị trường. Điểm nổi bật nhất của châu Phi có thể liên quanđến tài nguyên thiên nhiên và mối quan hệ vềvăn hóa mật thiết với các nước tưbản phương Tây do lịch sử để lại. Các nước đang phát triển châu Phi có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên như Angola, Ai cập, Nigeria và Lybia là những nước thu hút FDI hàngđầu của châu lục, với giá trịFDI thu hútđược vượt quá 3 tỷUSD năm 2010. Trong sốcác tài nguyên thiên nhiên tại châu Phi,điểm hấp dẫn nhàđầu tưnước ngoài vào công nghiệp khai thác hơn cảcó thể kểđến nguồn dầu mỏphong phú tạiđây (châu Phi có tới 4 quốc gia thuộc hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏlà Ai cập, Lybia, Algeria và Angola).

Về chi tiết, FDI vào châu Phi qua các năm kể từ 2000 đến trước khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 thể hiện xu hướng tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng là khôngđều giữa các khu vực và không đều qua các năm. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, dòng vốn FDI vào Châu Phiđạt mức kỷlục năm 2008 (gần 59 tỷUSD), sauđó giảm sút do tácđộng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếtoàn cầu (còn hơn 52 tỷ năm 2009 và 43 tỷ USD năm 2010 và hơn 47 tỉ năm 2011- xem bảng 7). Số liệu in nghiêng và đậm là các số liệu trong khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Dự kiến dòng vốn FDI vào các nước châu Phi sẽphục hồi và tăng nhẹtrong những năm tới.

Bảng 7: Dòng vốn FDI vào các nước ĐPT châu Phi giai đoạn 2000-2012 (đơn vị: triệu USD)

Năm Tổng Đông Phi Trung Phi Bắc Phi Nam Phi Tây Phi

2000 9.621 1.468 1.503 3.250 1.269 2.131 2001 19.943 1.587 3.690 5.352 7.239 2.075 2002 14.613 1.713 3.839 3.872 2.274 2.916 2003 18.158 2.068 6.177 5.261 1.283 3.369 2004 17.370 2.156 3.603 6.441 1.541 3.629 2005 30.913 2.585 1.619 12.236 7.298 7.174 2006 36.575 3.285 2.734 23.194 527 6.836 2007 51.274 6.054 4.663 23.936 7.066 9.554 2008 58.894 6.242 6.594 23.114 10.465 12.479 2009 52.964 5.736 8.114 18.224 6.182 14.709 2010 43.582 7.513 6.119 15.709 2.265 11.977 2011 47.598 8.951 4.987 8.496 7.459 17.705 2012 50.041 13.297 2.941 11.502 5.484 16.817 Nguồn: NCS tổng hợp từcơsở dữliệu của UNCTAD8 8 http://unctadstat.unctad.org/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=88

Dòng vốn đến Châu Phi tập trung vào các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên,

đặc biệt là dầu mỏ. Điều này lý giải tại sao khu vực Bắc Phi gồm có các quốc gia nhiều dầu mỏ như Ai cập, Lybia chiếm tới 1/3 giá trị dòng vốn FDI vào của cả châu lục. Dòng vốn FDI đến châu Phi giảm sút trong 2 năm gần đây, ngoài nguyên nhân

đến từkhủng hoảng, còn có lí do bấtổn chính trị và nội chiến tại khu vực Bắc Phi này. Tại Tây Phi, hai quốc gia nhận đầu tư hàng đầu là Ghana và Nigeria với giá trị dòng vốn FDI qua các năm trong giaiđoạn khủng hoảng kinh tếlà 9,469 tỷUSD năm 2008, chiếm 74,5 giá trịluồng vốn vào khu vực, 10,334 tỷUSD năm 2009, chiếm 81,6% giá trịluồng vốn và 8,626 tỷ USD năm 2010, chiếm 76,2% giá trịluồng vốn vào Tây Phi. Khu vực Nam Phi gồm 5 quốc gia Botswana, Lethoso, Namibia, cộng hòa Nam Phi và Swaziland nhưng dòng vốn FDIđến tập trung chủyếu vào cộng hòa Nam Phi, tỷ trọng FDI vào cộng hòa Nam Phi chiếm tới 86% tổng giá trị vào khu vực năm 2008, giảm xuống còn 81% năm 2009 và hơn 50% năm 2010. Khu vực Đông Phi với 19 quốc gia nhưng thu hút FDI lạiở mức thấp so với các vùng của châu lục này. FDI chủ yếu tập trung vào 5 quốc gia là Kenya, Madagascar, Mozambique, Zambia và Uganda (FDI vào 5 quốc gia này luôn chiếm khoảng 65% tổng giá trị luồng vốn vào khu vực này qua các năm).

Trong tương lai, FDI vào khu vực châu Phi có thể được cải thiện nhanh chóng với các luồng vốn đến từ các nước láng giềng của nhau hay xu hướng đầu tư Nam-Nam. Mặc dù có một sốbằng chứng cho thấyđã bắtđầu xuất hiện việc đầu tư trong nội khối, dòng FDI nội khối ởchâu Phi vẫn còn nhỏ, chỉ có $ 46 tỷ, chiếm 5% của tổng sốdựán FDI châu Phi trong thời gian 2003-2010. Việc hài hòa hóa các hiệp định thương mại khu vực châu Phi và lập kếhoạchđẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽgiữa các quốc gia sẽ

giúp Châu Phiđạtđược tiềm năng vềthu hút FDI trong và ngoài khu vực. Mộtđiểm cần lưu ý nữa là sự phát triển của dòng vốn đến châu Phi từ các TNCs châu Á, đặc biệt là các TNCs Trung Quốc. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài Trung Quốc có mặtở khắp nơi và ngày càng thểhiện vai trò quan trọng hơn trên bản đồ đầu tư nước ngoài của thế

giới. Khu vực châu Phi với tài nguyên phong phú, mật độ dân số không quá đông, thu nhập bình quânđầu người thấp, quỹđấtđểphát triển sản xuất rất dồi dào sẽ làđịa điểm yêu thích của các TNCsđầu tưvào phát triển sản xuất.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào châu Phi chịu tác động khá lớn bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên vàđầu tư định hướng thịtrường. Bảng 8 ởtrên cho thấy trong số10

quốc gia nhận đầu tưhàngđầu tại châu Phi thì có 4 quốc gia thuộc OPEC, các quốc gia còn lại đều có các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hoặc nhân lực tươngđối dồi dào so với các nước trong khu vực. Tuy vậy, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, lợi thế về tài nguyên và nhân lực vẫn chưa giúp các quốc gia trên cạnh tranhđược với các nướcđang phát triển châu Á.

Bảng 8: Mười quốc gia nhận FDI hàngđầu tại châu Phi năm 2010

Xếp hạng Quốc gia

Trên 3 tỷ USD Angola, Ai cập, Nigeria, Lybia

Từ2đến 2.9 tỷUSD CHDC nhân dân Congo, CH Congo, Ghana, Algeria Từ1đến 1.9 tỷUSD Sudan, Nam Phi

Nguồn: WIR 2011, UNCTAD

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam (Trang 67 - 70)