HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 29 - 33)

1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh

- Chỉ tiêu về chi phí Tỷ lệ doanh thu trên

chi phí = Doanh thu

Tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí sử dụng trong kỳ cần bỏ ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Tỷ trọng lợi nhuận

trên chi phí = Lợi nhuận

Tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí sử dụng trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ lợi nhuận càng cao.

- Chỉ tiêu về vốn cố định Hệ số đảm nhiệm

vốn cố định = Vốn cố định bình quân Doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ cần bỏ ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Sức sản xuất của

vốn cố định = Doanh thu

Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Chỉ tiêu về vốn lưu động Vòng luân chuyển

vốn lưu động = Doanh thu

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Sức sinh lợi của

vốn lưu động =

Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Chỉ tiêu về lao động:

Năng suất

lao động = Doanh thu trong kỳ Lao động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

1.5.2. Các chỉ tiêu về mặt kinh tế xã hội

Dưới góc độ nền kinh tế quốc dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều có tác động đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển của nền kinh tế, nghĩa là phải xem xét các lợi ích chính trị, xã hội mà doanh nghiệp mang lại. Hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp được coi là mức chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với chi phí mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của doanh nghiệp đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Sự đáp ứng này có thể mang tính chất định tính và định lượng.

1.5.3. Các chỉ tiêu định lượng 1.5.3.1. Tăng thu Ngân sách

Nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước là thu từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Mức đóng góp vào Ngân sách Nhà nước từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các khoản thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu sử dụng vốn Nhà nước, thuế tài nguyên,...Đây là nguồn thu hết sức quan trọng để Nhà nước đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội, chi phí an ninh quốc phòng, duy trì bộ máy hoạt động của Nhà nước,...

Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả thì càng có điều kiện đóng góp nhiều cho Ngân sách Nhà nước.

Thu Ngân sách tăng thêm = Thu Ngân sách kỳ này – Thu Ngân sách kỳ trước

Thu Ngân sách là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự đóng góp của doanh nghiệp cho Nhà nước.

1.5.3.2. Tạo thêm việc làm cho người lao động

Để giảm tỷ lệ thất nghiệp, đứng ở tầm vĩ mô đòi hỏi nền kinh tế phải tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Còn xét ở tầm vi mô thì mỗi doanh nghiệp khi mở rộng quy mô sản xuất sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, số lao động mà doanh nghiệp tạo ra được bao gồm số lao động làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp và số lao động có việc làm gián tiếp do liên đới về phía đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.

Tổng số làm việc tăng thêm = Số chỗ làm việc kỳ này - Số chỗ làm việc kỳ trước.

1.5.4. Các chỉ tiêu định tính

- Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của các quản trị viên, từ đó góp phần nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực cho đất nước.

- Sự tác động đến kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy năng lực của cơ sở hạ tầng như giao thông, thông tin, điện, nước.

- Sự tác động đến môi trường: Những yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên. Những ảnh hưởng này có tác động tích cực và tiêu cực. Với những tác động tiêu cực mà doanh nghiệp gây ra thì xã hội phải bỏ ra chi phí cho những giải pháp khắc phục hậu quả.

Nếu những chi phí xã hội bỏ ra lớn hơn các lợi ích xã hội nhận được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ không thể chấp nhận được.

- Sự tác động đến các mặt xã hội, chính trị và kinh tế khác như tận dụng và khai thác các nguồn tài nguyên chư được quan tâm, tiếp nhận các công nghệ và ngành nghề mới, nâng cao năng suất lao động xã hội. Nâng cao mức sống của người lao động, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới cho thị trường và xã hội

1.5.5. Một số đánh giá khác được sử dụng trong đề tài

1.5.5.1. Dự báo sản lượng bằng phương pháp tốc độ tăng bình quân Trình tự như sau:

Bước 1: Sưu tập số liệu sản lượng quá khứ và hiện tại.

Bước 2: Tính toán mức độ thay đổi của năm trước so với năm sau:

di = Si+1 - Si

Si

Bước 3: Tính mức thay đổi bình quân của dãy số.

d =

∑= n i

di 1

N - 1

Bước 4: Dự đoán sản lượng các tháng: Si + 1 = Si + Si .d 1.5.5.2. Dự báo sản lượng bằng phương pháp hồi quy

Phương trình đường thẳng : y t = a0 + a1

Phương trình này được sử dụng khi các lượng tăng ( giảm ) liên hoàn δi

( sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau.

Bằng phương pháp bình phương bé nhất sẽ thu được hệ phương trình chuẩn tắc xác định các tham số a0a1:

y = na0 + a1t

t.y = a0 t + a1t2

Do t là biến thời gian, nên có thể đánh thứ tự của t sao cho ∑ t = 0 thì việc tính toán sẽ đơn giản hơn.

Với ∑ t = 0 thì hệ phương trình trên sẽ là :

y = na a0 =

n

y = y

t.y = a1t

2 a1 = 2.

t y

t

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w