XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CẢNG THUẬN AN 1.Các căn cứ xây dựng chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 67 - 72)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CẢNG THUẬN AN ĐẾN NĂM 2010

3.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CẢNG THUẬN AN 1.Các căn cứ xây dựng chiến lược

Để thực hiện chiến lược trong tương lai một cách chủ động, nhất thiết phải có những thông tin dự báo đúng để hoàn thành một số tiền đề trong chiến lược.

Đối với việc xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng Thuận An, những dự báo sau đây là vô cùng quan trọng và cần thiết.

- Dự báo về chính trị xã hội.

- Dự báo về kỹ thuật công nghệ.

- Dự báo về thị trường.

- Dự báo về nhu cầu.

3.3.1.1. Dự báo về chính trị xã hội

Trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất hàng hoá thì tình hình chính trị xã hội ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Việc ổn định về chính trị xã hội của nước ta cùng với các biện pháp kinh tế khác, trong quá trình triển khai nó có thể đưa lại những tác động tích cực và tiêu cực. Nhận biết và đánh giá những tác động này, kể cả dự báo những điều xảy ra, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai và điều chỉnh những biện pháp cụ thể trong quá trình dự báo về chính trị, xã hội. Sự ổn định đó làm cơ sở cho sự hợp tác với các nước và kêu gọi vốn đầu tư của nước ngoài.

Dự báo chính trị xã hội nước ta đến năm 2010 gồm những nét chính sau:

- Ổn định về chính trị xã hội lâu dài. Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

- Hệ thống pháp luật ngày càng củng cố hoàn thiện và công bằng đảm bảo cơ sở pháp lý để các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phát triển.

- Quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới, chính sách mở cửa năng động cùng với chính sách ngoại giao"Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên

thế giới" đã đẩy mạnh nhanh tốc độ phát triển kinh tế cả nước.

- Củng cố và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị đối ngoại, cải thiện vị thế của đất nước trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu để xác định bước đi hợp lý của quá trình gia nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế có liên quan đến hoạt động kinh tế quốc tế.

- Tôn trọng về sự khác biệt và lối sống của các dân tộc trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc, chủ quyền của đất nước [29].

Đối với ngành Giao thông vận tải là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước, việc phát triển của ngành phụ thuộc rất nhiều

vào cỏc yếu tố chớnh trị - xó hội đất nước và trong những năm qua đó chứng tỏ rừ vấn đề đó.

3.3.1.2. Dự báo về công nghệ - kỹ thuật

Trong những năm qua công cuộc đổi mới đã làm cho đời sống kinh tế khởi sắc và ngày càng năng động hơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ khoa học công nghệ đã được nâng cao đáng kể.

Nhìn tổng thể ngành giao thông vận tải thì công nghệ kỹ thuật có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ngành. Đối với công nghệ kỹ thuật máy móc, các loại tân tiến hiện đại với các ưu điểm; trọng tải lớn, tiêu hao nhiên liệu ít, giá cước vận chuyển rẻ, nhanh chóng và an toàn...cùng với phương tiện thông tin liên lạc dẫn đường, giám sát chỉ huy điều hành ngày càng hiện đại, chính xác đảm bảo hoạt động vận chuyển đường biển an toàn hơn. Những vấn đề đó đang tác động mạnh mẽ vào ngành giao thông vận tải và ngành cũng đang từng bước cải thiện trang thiết bị máy móc của mình.

Nhìn góc độ cảng Thuận An thì công nghệ kỹ thuật vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự đứng vững và đi lên trong thị trường đầy biến động này.

Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của Cảng Thuận An như đã nói ở chương 2 chưa đủ đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dịch vụ của cảng trong giai đoạn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, đơn vị phải đầu tư, mua sắm thêm công nghệ kỹ thuật hiện đại và đồng bộ cho phù hợp với xu thế của thời đại, vấn đề mấu chốt đó là công nghệ về bến bãi, và dịch vụ xếp dỡ. Nếu đơn vị đầu tư về công nghệ hiện đại thì có thể khắc phục được những khó khăn như hiện nay.

3.3.1.3. Dự báo về thị trường, khách hàng

Vùng KTTĐ miền Trung bao gồm 5 tỉnh, Thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với tổng diện tích của vùng: 27.879 km2, dân số: 6,068 triệu người. Với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và bền vững, đồng đều trong cả nước, Đảng và Chính Phủ ta đã và đang

đặt mối quan tâm, áp dụng các giải pháp kích thích phát triển vào khu vực các tỉnh miền Trung. Mặt khác, các tỉnh miền Trung còn có một mối quan hệ mật thiết với sự phỏt triển kinh tế của cỏc nước bạn Lào và là cửa ngừ tiềm năng của vựng Đụng Bắc Thái Lan trong những năm sắp tới thông qua hành lang kinh tế Đông–Tây [1].

Bảng 3.4: Dự báo khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa toàn vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nội dung

2002 2010 2020

Khối

lượng Khối

lượng Tốc độ

tăng(%) Khối

lượng Tốc độ tăng(%) 1. Hành khách

-Vận chuyển (1.000HK) 49.191 82.773 6.7 163.284 7.0

-Luân chuyển (Tr.HK.Km) 7.170 15.676 10.3 42.383 10.5

2. Hàng hoá

-Vận chuyển (1.000T) 23.789 49.187 9.5 101.172 7.5

-Luân chuyển (Tr.T.Km) 12.558 30.179 11.6 72.090 9.4

Nguồn : Bộ Giao thông vận tải

Thị trường và khách hàng của cảng Thuận An chủ yếu nằm trong phạm vi của tỉnh Thừa Thiên Huế, do vậy đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chất phục vụ cho sự phát triển của địa phương là chính. Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh có tiềm năng về kinh tế, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu rất lớn. Ngành du lịch trong những năm vừa qua tăng trưởng với tốc độ cao và triển vọng đầy hứa hẹn vào những năm tới, ngành cụng nghiệp xuất nhập khẩu cú những tiến bộ rừ nột và đã đạt được những thành tựu rất khả quan.

Sự phát triển kinh tế của tỉnh tác động mạnh mẽ đến nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong địa phương ngày càng cao. Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải thì nhu cầu vận tải trong vùng KTTĐ miền Trung từ đây đến năm 2010,2020 tại bảng 3.4. Theo đó tốc độ tăng trưởng khối lượng vận chuyển hàng hoá đến năm 2010 là 9.5 % và đến năm 2020 là 7,5%. Như vậy, thị trường mà cảng Thuận An

tham gia có nhu cầu vận chuyển hàng hoá rất lớn và đầy triển vọng. Việc đơn vị hoạt động trong một thị trường như vậy sẽ là điều kiện thuận lợi cho đơn vị khai thác triệt để khả năng của mình nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn.

3.3.1.4. Dự báo nhu cầu

Muốn thực hiện chiến lược một cách chủ động nhất thiết phải có dự báo nhu cầu trong tương lai nhằm tìm ra nhu cầu tiềm năng của thị trường trong tương lai.

Mức cầu của dự báo sẽ chứng minh tính khả thi của chiến lược mà đơn vị đề ra.

3.3.1.4.1. Dự báo dịch vụ xếp dỡ hàng hoá

Dịch vụ này chỉ xuất hiện khi có hàng hoá thông qua cảng và nó phụ thuộc vào sản lượng hàng hoá thông qua cảng nhiều hay ít.

Bảng 3.5 : Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Thuận An.

(ĐVT: Tấn)

Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng sản lượng hàng hoá 320.050 353.350 399.600 408.850 411.851 1. Hàng nhập cảng 256.040 288.334 287.712 327.080 315.600

-Xi măng 2.200 2.800 1.900 2.500 2.600

-Than 226.000 240.000 260.000 290.000 286.000

-Phân bón 5.200 13.000 15.000 12.500 6.500

-Hàng khác 22.640 32.534 10.812 22.080 20.500

2. Hàng xuất cảng 64.010 65.016 111.888 81.770 96.251

-Ti Tan 22.600 44.500 91.500 52.000 51.500

-Hàng khác 41.410 20.516 20.388 29.770 44.751

Nguồn: Phòng kế hoạch điều độ

Do đặc điểm về máy móc thiết bị hiện nay bị hạn chế do đó khâu này công nhân đảm nhiệm bằng công cụ thô sơ là chủ yếu, một khi lượng hàng hoá thông qua cảng ngày càng nhiều thì yêu cầu xếp dỡ hàng hoá ngày càng cao, việc đầu tư

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w