Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 42 - 47)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật

Cảng Thuận An hiện tại được xây dựng năm 1968 cho mục đích quân sự. Chức năng của cảng tiếp nhận các tàu chiến, tàu há mồm và một số tàu vận tải quân sự cỡ nhỏ. Với chức năng như trên nên nói đến cảng lúc đó chỉ nói đến công trình bến cập tàu và bãi. Các chức năng hạng mục công trình khác hầu như không được chú trọng để xây dựng đồng bộ. Tóm lại, lúc đầu cảng chỉ mang tính chất của một cảng quân sự đã chiến, sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cảng Thuận An đã được khai thác như một cảng tổng hợp tiếp nhận tàu vận tải và bốc xếp hàng hoá phục vụ phát triển kinh tế dân sinh của địa phương. Sau gần 30 năm khai thác không đúng với chức năng thiết kế ban đầu nên hiện nay năng lực thông qua cửa cảng bị hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật đã xuống cấp nghiêm trọng. 2.1.2.2.1. Về công trình, nhà cửa, kho tàng

- Công trình bến: Hiện tại Cảng Thuận An có 3 bên cập tàu liền bờ liên tiếp nhau gồm 2 bến đứng và 1 bến nghiêng.

+ Bến đứng số 1: Chiều dài thực tế: 91,65mét. + Bến đứng số 2: Chiều dài thực tế: 48 mét.

+ Bến nghiêng (nằm giữa hai bến đứng): Chiều dài thực tế: 140 mét. - Đường bãi trong cảng: diện tích 10 ha.

- Tổng diện tích cảng: 20 ha.

- Trụ sở văn phòng làm việc: nhà tầng đúc bêtông cốt sắt diện tích 420m2. - Kho chứa hàng: diện tích 1.800m2 có dạng kết cấu khung, tường xây gạch nền bê tông, mái nhọn lợp tôn.

- Nằm trong phạm vi của cảng có 3 dãy nhà cấp 4 được sử dụng như một khu tập thể cho cán bộ công nhân viên của cảng.

2.1.2.2.2. Mạng các công trình kỹ thuật

- Hiện tại cảng sử dụng điện 3 pha lấy từ trạm biến áp Tân Mỹ.

- Nước cho sinh hoạt do Công ty cấp thoát nước Thùa Thiên Huế cung cấp. - Hệ thống thông tin liên lạc chuyên dụng: máy VTĐ 50W của Trung Quốc. 2.1.2.2.3. Thiết bị của cảng

- Thiết bị xếp dỡ cố định

Bảng 2.2: Thiết bị xếp dỡ tại cảng Thuận An

Tên thiết bị, nước chế tạo Số lượng Năng lực, công suất (T/h,m3/h,l/h)

Năm sử dụng Nguyên giá ( Tr.đồng) Giá trị còn lại ( Tr.đồng) 1. Cẩu KC2,KC3- Liên Xô 02 30 1995 250 55 2. Cẩu ADK – Đức 01 35 1995 150 20 3. Cẩu QL3-16– Trung Quốc 01 35 1991 120 15 4. Cẩu Nissan – Nhật Bản 01 34 2004 350 300 Nguồn: Phòng kỹ thuật - Thiết bị vận tải

+ 01 tàu biển trọng tải 500 tấn. + 02 xe con loại bốn chỗ ngồi. + 02 xe tải trọng tải 7 tấn

- Tình hình sử dụng trang thiết bị máy móc

Đối với Thừa Thiên Huế, cảng Thuận An đã và sẽ là một đầu mối giao thông quan trọng giữa các phương thức vận tải đường biển, đường thuỷ nội địa, đường bộ và là cửa ngõ thông thương nối Thừa Thiên Huế với các tỉnh bạn, khu vực cũng như quốc tế trong các mối quan hệ buôn bán và trao đổi hàng hoá. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan đem đến nên cảng Thuận An chỉ đón lượng tàu rất khiêm tốn về số lượng cũng như khối lượng hàng hoá. Mặt khác, do nhu cầu hàng hóa từ nơi khác nhập vào thị trường Thừa Thiên Huế lớn hơn lượng hàng hóa xuất đi, do đó một số tàu khi cập cảng Thuận An chỉ vận chuyển một chiều nên hiệu quả kinh tế không cao do không khai thác hết công suất tối đa của tàu.

Sau đây là bảng tổng hợp về số lượng tàu và số lượng hàng hoá thông qua cảng.

Bảng 2.3 : Tình hình tàu đến – tàu đi tại cảng Thuận An

Cảng Thuận An

2003 2004 2005

S.lượng

(chiếc) Trọng tải(tấn) S.lượng(chiếc) Trọng tải(tấn) S.lượng(chiếc) Trọng tải(tấn)

-Tàu đến 265 212.000 251 276.100 256 307.200

-Tàu đi 53 31.800 59 47.200 64 60.800

Tổng số: 318 243.800 310 323.300 320 368.000

Nguồn: Phòng kế hoạch điều độ

Qua bảng trên ta thấy lượng tàu cập cảng qua các năm có chiều hướng gia tăng đồng thời số trọng tải tương ứng cũng tăng theo. Tuy nhiên với lượt tàu đến và đi như vậy còn quá ít, để đáp ứng số lượng tàu có khối lượng tàu cập bến là 40 tàu/tháng.

Hiện tại cảng đang sử dụng 02 bến , 01 bến nhận bình quân 14 tàu/tháng. -Về khối lượng vận chuyển của tàu Huế 09:

+ Vận chuyển Ti Tan từ Thuận An đến Hải Phòng. 450 tấn/chuyến x 11 chuyến = 4.950tấn.

4950 tấn x 450km = 2.227.500 tấn km. + Vận chuyển than từ Hòn Gai đến Thuận An:

450 tấn x 14 chuyến = 6.300 tấn. 6300 tấn x 465 km = 2.929.500 tấn km. + Vận chuyển hàng khác: 450 tấn/chuyến x 7 chuyến = 3.150 tấn. 3150 tấn x 1200 km = 3.780.000 tấn km. Tổng số vận chuyển : 14.400 tấn. Tổng số tấn luân chuyển : 8.937.000 tấn km.

Trung bình một tháng tàu hoạt động vận chuyển gần 3 lần.

Nhận xét: Số lượng tàu đến cập cảng Thuận An chưa lớn trong khi đó hoạt động vận chuyển của tàu Huế 09 với tần suất cao 3 chuyến/tháng, chưa kể thời tiết khí hậu ở Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng nặng nề thiên tai (thông thường bão xuất hiện sớm vào tháng 6 và muộn vào tháng 11).

2.1.2.2.4. Công cụ lao động, dụng cụ lao động nhỏ

Chủ yếu là những công cụ bảo đảm cho hoạt động thường ngày như điện thoại, FAX, bàn ghế, máy Photocopy, máy vi tính và các dụng cụ trang trí nội thất. Ngoài ra còn có một số dụng cụ lao động thủ công của công nhân bốc xếp.

Nhận xét về cơ sở vật chất kỹ thuật cảng Thuận An:

Cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị phần lớn cũ kỹ và lạc hậu, bến cập tàu đã có hiện tượng xuống cấp, 2/3 thiết bị bốc xếp và vận tải đã qua đại tu, các trang

thiết bị máy móc không đồng bộ dẫn đến ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đây là yếu tố bất lợi của cảng Thuận An và cũng là điều trăn trở của ban lãnh đạo cảng, để đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hoá thông qua cảng ngày càng gia tăng nhất thiết phải có phương án cải tạo và nâng cấp cảng ngang tầm với cảng biển có qui mô lớn hơn, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu và đồng nghĩa với sự phá sản. Muốn vậy ban lãnh đạo nhất thiết phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh để củng cố cho tương lai sau này.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 42 - 47)

w