ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 34 - 38)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của cảng Thuận An

Cảng Thuận An là cảng biển của Tỉnh Thừa Thiên Huế. Được xây dựng từ năm 1968 cho mục đích quân sự phục vụ cho quân đội Mỹ Nguỵ, từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn được giải phóng (1975) đến nay cảng Thuận An được sử dụng khai thác như một cảng tổng hợp phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hoá, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương .

Cảng Thuận An nằm ở bờ Tây Nam của phá Tam Giang cách cửa biển Thuận An khoảng 4Km về phía Đông Nam, cách trung tâm Thành phố Huế khoảng 12Km về phía Bắc Đông Bắc theo đường quốc lộ 49, thuộc địa phận của huyện Phú Vang. Vị trí của cảng hiện tại có tọa độ địa lý 16O33 vĩ độ Bắc, 107O38'30'' kinh độ Đông. Xét trên phương diện vận tải trong khu vực cảng Thuận An có vị trí địa lý, kinh tế - xã hội khá thuận lợi. Từ cảng hiện đã có Quốc lộ 49 nối với các mạng lưới giao thông đường bộ QL1A, QL14,TL11,TL14A, TL68 để đến các huyện trong tỉnh và ga đường sắt Bắc - Nam (Ga Huế). Ngoài ra cảng Thuận An còn nằm ở giữa tuyến vận tải thuỷ theo đường dọc qua phá Tam Giang, Đầm Hà Trung, Đầm Thuỷ Tú, Đầm Cầu Hai và sông Hương. Mặt khác cảng lại nằm sâu trong nội địa ít chịu tác động trực tiếp của điều kiện biển nên có thể nói rằng vị trí cảng Thuận An rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và kinh doanh của đơn vị.

Do được thiết kế và xây dựng để tiếp nhận các loại tàu quân sự nên quá trình khai thác bốc xếp hàng hoá trong hơn 20 năm qua đã làm cho cảng Thuận An ngày càng lộ dần những khiếm khuyết và tính không phù hợp khi tiếp nhận các tàu vận tải hàng hoá thông thường. Mặt khác, trong nhiều năm qua công tác duy tu bảo dưỡng ít được chú ý nên hiện tại các công trình, máy móc thiết bị một số đã xuống cấp hoặc hư hỏng nặng.

Trước năm 1992 và nhất là sau Đại hội VI của Đảng, nhiều doanh nghiệp không chuyển biến kịp thời với bước chuyển sang kinh tế thị trường đã bị điêu đứng, sản xuất bị thu hẹp thậm chí đình đốn, nhiều sản phẩm của thời kỳ bao cấp không còn chỗ đứng trên thị trường...Cảng Thuận An cũng bị ảnh hưởng không nhỏ do các doanh nghiệp có nhu cầu vận tải hàng hoá, xếp dỡ đang gặp khó khăn

trong vấn đề sản xuất kinh doanh, kéo theo giảm sản lượng hàng hoá thông qua cảng. Trước tình hình đó, thực hiện Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991, Nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng( nay là Chính Phủ ), ngày 5/2/1993 Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký Quyết định số 144/QĐ-UBND về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Cảng Thuận An cùng giấy phép kinh doanh số 100910 ngày 19/3/1993 của trọng tài kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị cảng Thuận An được thành lập nhằm kiện toàn lại theo hướng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Tên doanh nghiệp: CẢNG THUẬN AN.

Trụ sở: Thị Trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế Điện thoại : 054.866037; 054.866131; Fax : 054.866164.

Ngành nghề kinh doanh:

- Xếp dỡ hàng hoá lên xuống tàu.

- Vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển.

- Cho thuê bến bãi, kho hàng.

- Thu lệ phí hàng hoá thông qua cảng.

- Thu lệ phí khách và hoa tiêu khi thông qua cảng.

- Kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ khác.

Việc thành lập doanh nghiệp cảng Thuận An đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong việc kinh doanh các hoạt động nói trên và đã làm cho doanh nghiệp có bộ mặt khởi sắc, các quyết định về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã có nhiều thay đổi, tự chủ, năng động với mong muốn không ngừng nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.

Từ khi thành lập doanh nghiệp cảng Thuận An, doanh nghiệp hoạt động theo phương thức mới do luật doanh nghiệp quy định, có đầy đủ tư cách pháp nhân, chủ động kinh doanh, tự hạch toán kinh tế và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Cảng là một bộ phận kinh tế quốc doanh của Nhà nước nên bất kỳ trong giai đoạn kinh tế nào cũng phải đáp ứng những mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước đề ra, đó là doanh nghiệp phải hoạt động sao cho nó có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, để đứng vững và làm ăn có lãi thì doanh

nghiệp phải cố gắng hết sức mình vì đó là sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, chủ động và sáng tạo trong kinh doanh nhằm tồn tại và giữ vững được thế đứng của mình trên thương trường. Muốn vậy doanh nghiệp phải xỏc định rừ nhiệm vụ của mỡnh cụ thể:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu cho xã hội.

- Tận dụng năng lực sản xuất, không ngừng tìm tòi học hỏi, đổi mới trang thiết bị để đáp ứng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, tổ chức tốt đời sống và hoạt động xã hội, nâng cao tay nghề và trình độ văn hoá cho cán bộ công nhân viên.

- Nghiên cứu đề ra chiến lược, không ngừng giữ vững và mở rộng thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

- Mở rộng liên doanh liên kết, phát huy vai trò chủ đạo của đơn vị quốc doanh, góp phần tích cực vào việc tổ chức nền sản xuất xã hội và cải tạo XHCN.

- Tự chủ trong kinh doanh, quản lý tài sản chung, an toàn lao động bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, chính trị, tuân thủ pháp luật, hạch toán kinh tế và báo cáo trung thực theo qui định của Nhà nước.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức và sản xuất kinh doanh 2.1.2.1 Đặc điểm về tổ chức và quản lý nhân sự 2.1.2.1.1 Về tổ chức

Doanh nghiệp cảng Thuận An là đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế có nhiệm vụ chính là bốc xếp và vận chuyển hàng hoá từ các nơi đến và đi thông qua cảng, để tiến hành các chức năng và nhiệm vụ như trên doanh nghiệp đã tiến hành tổ chức bộ máy quản lý như sau:

- Phòng tổ chức - hành chính - lao động tiền lương:

Chức năng, nhiệm vụ:

+ Phân bổ và sử dụng lao động hợp lý.

+ Thực hiện chế độ tiền lương, bồi dưỡng cán bộ, tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng và kỷ luật.

+ Nghiên cứu và thực hiện tốt một số biểu mẫu giấy tờ về quản lý hành chính một cách khoa học.

+ Sắp xếp hợp lý văn phòng làm việc, bảo đảm đồ dùng và vật dụng trong phòng.

+ Quản lý tốt công tác văn thư, đánh máy, bảo đảm công tác lưu trữ công văn, giấy tờ hồ sơ cán bộ công nhân viên.

- Phòng kế hoạch - điều độ Chức năng, nhiệm vụ:

+ Xõy dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, thỏng, năm, theo dừi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này.

+ Khởi thảo các tài liệu kế hoạch, lập thống kê sản lượng hàng hoá bốc xếp.

+ Lập dự án bảng giá cước vận chuyển hàng hoá, đơn giá xếp dỡ hàng hoá.

+ Dự thảo các văn bản hợp đồng kinh tế. Các nguyên tắc thủ tục giao nhận hàng hoá.

+ Tham mưu cho Giám đốc lên ca, bố trí ca máy sản xuất bốc xếp hàng hoá, phân công và điều động phương tiện sản xuất.

+ Hướng dẫn chủ tàu, chủ hàng làm thủ tục bốc dỡ hàng lên và xuống tàu.

- Phòng kế toán - tài vụ Chức năng, nhiệm vụ:

+ Quản lý toàn bộ tài sản, các loại vốn do Nhà nước giao.

+ Ký kết các loại hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, thanh quyết toán hợp đồng với khách hàng.

+ Tổ chức hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Xây dựng các chính sách về tài chính của doanh nghiệp.

+ Bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả.

- Phòng kỹ thuật Chức năng, nhiệm vụ:

+ Tham mưu cho Giám đốc để có các quy định cụ thể về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng công việc của công nhân.

+ Lập kế hoạch thiết kế, bảo dưỡng và tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị cho cảng, giúp cho cho cảng hoạt động sản xuất có hiệu quả.

+ Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát kiểm tra toàn bộ các hoạt động của công nhân có liên quan đến máy móc thiết bị của cảng.

+ Quản lý hồ sơ kỹ thuật về máy móc thiết bị.

- Đội xếp dỡ hàng hóa:

+ Là bộ phận cơ bản của doanh nghiệp, đội trưởng có chức năng điều hành công tác xếp dỡ và hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đội trưởng chịu sự quản lý của Giám đốc và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tác nghiệp tại cầu cảng.

+ Nhiệm vụ lên ca máng, bố trí lao động các tổ, điều động phương tiện xếp dỡ phục vụ bốc xếp.

+ Chỉ đạo trực tiếp các tổ lao động, tiến hành nhiệm vụ xếp dỡ hàng hóa, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn.

- Tổ phục vụ: Đây là bộ phận phục vụ tổng hợp, bao gồm xây dựng cơ bản, gia công cơ khí, dịch vụ điện nước, căng tin phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp.

Các tổ sản xuất làm đúng nhiệm vụ và các chức năng của mình đóng trong khu vực cảng Thuận An. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của doanh nghiệp.

38

Giám đốc P.Giám đốc

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 34 - 38)

w