PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1. Tiến trình xây dựng chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 24 - 29)

- Doanh nghiệp cần xác định các chỉ tiêu và xác định ý nghĩa của thành công.

- Phân tích chiến lược và duyệt lại các đặc điểm của tổ chức và môi trường nhằm gắn sức mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài.

- Lựa chọn chiến lược hay lấy quyết định về phương hướng và xây dựng kế hoạch chiến lược.

Trong giai đoạn đầu của việc lập kế hoạch chiến lược phải đưa ra các mục tiêu, ý nghĩa của các mục tiêu đó và lựa chọn, đánh giá.

1.4.2. Xác định chức năng và mục tiêu 1.4.2.1 Về chức năng

Xác định hướng đi cơ bản của tổ chức, tức là xác định sự kinh doanh của doanh nghiệp sẽ dựa trên hướng cơ bản nào, làm cơ sở phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Khi xác định chức năng của một doanh nghiệp ta có thể nắm bắt nhiều vấn đề:

- Xác định loại hình tổ chức hiện tại và khả năng của nó trong tương lai.

- Phân biệt chức năng này với tổ chức khác.

- Phục vụ như là một khuôn khổ đặc biệt để đánh giá một hoạt động hiện tại cũng như hoạt động tương lai. Chức năng phải giới hạn đủ loại bỏ những phiêu lưu và đủ rộng để chấp nhận sự sáng tạo, mềm dẻo. Và nó phải phát triển bằng những điều kiện đủ rừ ràng và cụng khai.

Trong thực tế chức năng phải được phát triển bằng các yếu tố cơ bản sau:

- Lịch sử của doanh nghiệp.

- Khách hàng là ai ?

- Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.2.2. Mục tiêu

Là kết quả nào đó cần đạt được trong một thời gian nhất định. Mục tiêu sẽ cung cấp tiêu chuẩn cho đánh giá các phương án, nó cũng là chuẩn mực đánh giá tiến độ tiến triển và kết quả đạt được.

Trong kế hoạch chiến lược việc xác định chức năng và mục tiêu có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Chúng ta sẽ bàn về hai loại mục tiêu là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

- Mục tiêu dài hạn: Là các kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài. Các mục tiêu dài hạn thường được ấn định theo 7 lĩnh vực chủ đề sau đây:

+ Mức lợi nhuận.

+ Năng suất.

+ Vị thế cạnh tranh.

+ Phát triển việc làm.

+ Quan hệ giữa công nhân viên.

+ Vị trí dẫn đầu về công nghệ.

+ Trách nhiệm trước công luận.

Các mục tiêu dài hạn thường cụ thể hơn chức năng nhiệm vụ nhưng đôi khi không cụ thể bằng mục tiêu ngắn hạn mà ta sẽ bàn tới dưới đây.

- Mục tiêu ngắn hạn: Mục tiêu ngắn hạn đòi hỏi phải hết sức cụ thể và phải nêu ra được các kết quả tiêu đích một cách chi tiết. Chúng là những kết quả riêng biệt mà doanh nghiệp có ý định phát sinh trong vòng chu kỳ quyết định kế tiếp.

- Căn cứ để xác định mục tiêu:

+ Cơ hội của môi trường trong tương lai.

+ Căn cứ vào tình trạng của doanh nghiệp.

+ Những mong muốn của các đối tượng hữu quan.

- Để chọn mục tiêu, mục tiêu cần phải:

+ Biểu diễn được ước muốn, hy vọng, khả thi.

+ Vận dụng được trên thực tế.

+ Phải có khả năng kiểm chứng được.

+ Phải hoạch định rừ ràng, khoa học.

+ Phải phổ biến rừ ràng tới cỏc cấp quản lý cú sự tham gia của họ.

1.4.2.3. Phân tích đánh giá tình hình, dự đoán các khả năng có thể và các yêu cầu bắt buộc

Mục đích để đo lường sức mạnh, thế yếu của tổ chức, các cơ hội và nguy cơ do môi trường tạo ra trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược nào đó. Nhận diện được đặc điểm của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh và môi trường kinh doanh, những cơ hội mà doanh nghiệp có thể cạnh tranh, nắm bắt.

- Cơ sở dữ liệu

+ Các dữ liệu cần đạt được trong quá khứ là rất cần thiết vì nó là thông tin cơ sở để đánh giá hiện trạng và dự kiến cho tương lai. Nó có thể là tiến trình biến động của khối lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, những chi phí cần thiết, năng suất lao động, tình hình nợ nần,...

+ Các dữ liệu hiện trạng mà tất cả các số liệu phản ánh tình trạng của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh bao gồm khách hàng và thị trường, môi trường kinh doanh, các nguồn của doanh nghiệp và kết quả của doanh nghiệp trong phạm vi liên quan khác. Trong phần này cần phải xem xét cơ cấu ngành mà doanh nghiệp đang tham gia thực trạng của nó như thế nào ? Đâu là lợi thế cạnh tranh, những đối thủ cạnh tranh mới, các sản phẩm thay thế.

- Các dự báo

Mục đích của các dự báo là nhằm đánh giá yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Qua thực tế thì có ba loại dự báo thích hợp đối với doanh nghiệp đó là:

+ Dự báo kinh tế chung: Dự báo này do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan dịch vụ thông tin các bộ phận tư vấn kinh tế Nhà nước thực hiện. Dự báo kinh tế nhằm cung cấp:

• Tương lai của các hoạt động kinh doanh.

• Chủ trương kinh tế chính sách của Nhà nước.

• Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp.

• Chu kỳ kinh doanh trong các thời kỳ tương lai.

• Nguồn cung ứng tiền tệ.

Những chỉ tiêu này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để cho công tác dự báo trung hạn, dài hạn của doanh nghiệp.

+ Các dự báo xu thế phát triển của ngành.

+ Các dự báo riêng liên quan đến doanh nghiệp.

+ Các dự báo đặc thù như dự báo về công nghệ, chính trị - xã hội, dự báo nhu cầu, dự báo nguồn tài nguyên,...

1.4.2.4. Phân tích chiến lược

Mục tiêu của việc phân tích nhằm phát hiện những cơ hội chủ yếu của môi trường, những mối đe dọa có ảnh hưởng xấu đến tổ chức và phát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu cho tổ chức.

Chiến lược kinh tế tối ưu

Các mong muốn bên ngoài

Các mong muốn bên trong

Chiến lược được chấp nhận

Sự hòa hợp

-Điểm mạnh -Điểm yếu -Cơ hội

-Đe dọa

Sơ đồ 1.2: Mô hình hình thành chiến lược

Phân tích chiến lược theo phương pháp này là tóm lược các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược bao gồm 2 bộ phận:

- Phân tích các yếu tố bên ngoài.

- Phân tích các yếu tố bên trong.

+ Thứ nhất: Phân tích các yếu tố bên ngoài:

• Phân tích các cơ hội của môi trường tác động đến doanh nghiệp.

• Phân tích các đe dọa từ môi trường có ảnh hưởng xấu đến quá trình thực hiện mục tiêu của chiến lược.

+ Thứ hai: Phân tích các yếu tố bên trong.

• Tìm ra điểm mạnh của doanh nghiệp.

• Phát hiện những điểm yếu có thể khắc phục.

Kết hợp các yếu tố bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp hình thành một chiến lược kinh tế tối ưu thông qua ma trận SWOT.

Khi đã hình thành được chiến lược kinh tế tối ưu phải thông qua các đối tượng hữu quan của doanh nghiệp và phải đảm bảo một sự hòa hợp tất cả các yếu tố trên khi đó mới hình thành được một chiến lược thật sự. Trên đây sơ đồ hình thành chiến lược.

1.4.2.5. Xác định phương án khả thi

Thực chất đây là quá trình tìm ra con đường để đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra. Tính toán, so sánh các phương án để chọn phương án tối ưu đưa doanh nghiệp đến mục tiêu đã định trên cơ sở hao phí nguồn lực ít nhất.

1.4.2.6. Đánh giá phương án

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mỗi phương án trên cơ sở mục tiêu và tiền đề kế hoạch lớn.

1.4.2.7. Chọn phương án thích hợp

Là quá trình đưa ra quyết định lựa chọn con đường hoạt động riêng. Chất lượng của quyết định đưa ra phụ thuộc vào mức độ nghiên cứu của giai đoạn đầu.

1.4.2.8. Xây dựng các chính sách cơ bản

Các chính sách là sự chỉ đạo cho suy nghĩ trong việc ra quyết định. Chính sách phản ánh và giải thích mục tiêu, dẫn đường cho những quyết định thực hiện mục tiêu. Các chính sách cơ bản xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp. Nó xác định một phạm vi rộng lớn cho phộp cỏc cấp dưới tựy ý xỏc định cho rừ nghĩa hơn.

Điều này có nghĩa là tạo cho cấp dưới có sự năng động sáng tạo trong việc thực thi các chính sách. Các chính sách cơ bản gồm:

- Chính sách sản xuất.

- Chính sách xuất nhập khẩu.

- Chính sách tài chính.

- Chính sách Marketting.

- Chính sách nhân sự [15].

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 24 - 29)

w