Phân tích môi trường kinh doanh 1. Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 55 - 66)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CẢNG THUẬN AN ĐẾN NĂM 2010

3.1.2. Phân tích môi trường kinh doanh 1. Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời một phần câu hỏi: Doanh nghiệp đang trực diện với những gì?

- Môi trường về chính trị, pháp luật:

Môi trường chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, các tác động của Chính Phủ có thể tạo ra các cơ hội hoặc nguy cơ cho các doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh có mối quan hệ với quốc tế.

Bước vào thập kỷ 90 trở về sau, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Tại đại hội IX của Đảng tháng 4/2001 đã thông qua Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2001-2010 nhằm đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng phát triển xã hội của đất nước.

Đại hội đã đề ra mục tiêu tổng quát là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phỏt triển; nõng cao rừ rệt đời sống vật chất, văn hoỏ, tinh thần của nhõn dõn, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại ...” [29]. Sự cải thiện qua hệ ngoại giao của Việt Nam đã tạo cơ hội thuận lợi cho việc tiếp nhận đầu tư gián tiếp, đặc biệt là nguồn ODA cho Việt Nam đã có tiến bộ dần qua các năm. Từ năm 1993-1999 Việt Nam đã giải ngân được 6,3 tỷ USD, chiếm hơn 40% so với nguồn ODA được cam kết [3].

Bảng 3.1 : Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của các ngành kinh tế năm 2005

Sốdự án mới đuọc cấp

phép

Số vốn đăng ký (Triệu

USD)

% của tổng số Vốn

bìnhquân một dự án (Triệu USD) Dự án Vốn đăng ký

Tổng số 771 3896,2 100,0 100,0 5,05

1. Công nghiệp và xây dựng 519 2340,0 67,3 60,1 4,51

Công nghiệp dầu khí 1 20,0 0,1 0,5 20,00

Công nghiệp nặng 245 638,7 31,8 16,4 2,61

Công nghiệp nhẹ 221 1557,4 28,7 40,0 7,05

Công nghiệp thực phẩm 28 80,4 3,6 2,1 2,87

Xây dựng 24 43,7 3,1 1,1 1,82

2. Nông lâm nghiệp, thuỷ sản 75 122,6 9,7 3,1 1,63

Dịch vụ 177 1433,4 23,0 36,8 8,10

Nguồn : Bộ Kế hoạch Và Đầu tư

Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và đầu tư (MPI) năm 2005, trên phạm vi cả nước đã có 771 dự án mới được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,9 tỷ USD, bình quân vốn 1 dự án mới được cấp phép là 5,1 triệu USD.

Ngoài ra còn có các tổ chức tín dụng, ngân hàng thế giới (WB) và khu vực cho Việt Nam vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế trong nước [4].

- Môi trường về pháp luật:

+ Môi trường quốc tế:

Ngành giao thông vận tải biển khi điều động tàu phải tuân thủ theo luật hàng hải quốc tế, những quy định về an toàn giao thông, về an ninh trật tự, về thủ tục hải quan đến phải tuân thủ theo luật của mỗi nước khi tàu viễn dương đi vào lãnh hải của nước đó. Vậy mỗi quốc gia phải có nghĩa vụ tuân theo luật hàng hải quốc tế do đú đội ngũ thuyền viờn trờn tàu phải hiểu biết rừ luật hàng hải quốc tế để khỏi ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, kinh tế của mỗi quốc gia. Chính các yêu cầu trên đòi hỏi tiêu chuẩn của ngành vận tải biển nước ta cũng như bến cảng, dịch vụ có liên quan.

+ Môi trường pháp luật trong nước:

Trong giai đoạn hiện nay, để phục vụ một cách có hiệu quả nhất cho chính sách cải cách kinh tế, mở cửa và phát triển kinh tế thị trường, Nhà nước Việt Nam đang có kế hoạch đồng bộ phát triển hệ thống luật về kinh tế. Thời gian qua ngành vận tải biển Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và thị trường hàng hải Việt Nam đang được mở rộng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó ngày 30/6/1990 bộ luật hàng hải Việt Nam ra đời tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá VIII và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1991 và sửa đổi năm 2005. Luật đó quy định rừ chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng hải (cảng vụ), quy định về tổ chức và chỉ đạo hoạt động của cảng vụ. Chức năng nghĩa vụ của các đơn vị cảng biển trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ hàng hải trong ngành.

Tất cả những điều đó là những yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngành vận tải biển đồng thời tạo ra môi trường pháp luật cho sự tồn tại và đi lên của ngành cũng như của đơn vị cảng Thuận An.

3.1.2.2. Môi trường tâm lý, văn hoá, xã hội

Đã từ lâu, vận tải biển được coi là phương thức vận tải tiên tiến, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thuận tiện cho khách hàng và an toàn cho hàng hoá do đặc điểm sau:

- Hiệu quả kinh tế: Việc vận chuyển hành khách, hàng hoá từ vùng này sang vùng khác, hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác có thể vận chuyển với khối lượng lớn mà bất cứ phương tiện nào cũng không so sánh được. Trong khi đó nếu vận chuyển cùng một khối lượng như vậy phải cần hàng trăm xe hoặc phi cơ và rất tốn kém, cước phí vận tải cao.

- Thuận tiện: Khi có nhu cầu vận chuyển với khối lượng hàng hoá lớn chủ hàng sẽ có thuận lợi trong việc bảo quản và kiểm tra hàng hoá thường xuyên, có thể khắc phục được những hư hỏng, mất mát hàng hoá ở dọc đường, ngoài ra thủ tục giấy tờ cũng đơn giản.

- Sự an toàn: Do được trang bị công nghệ thông tin hiện đại, tối tân cho nên yếu tố an toàn ngày càng được nâng cao, đồng thời trước khi điều động tàu, những thông số kỹ thuật được kiểm tra một cách nghiêm ngặt, hạn chế tối đa các rủi ro. Với những đặc tính như vậy cho nên phương thức vận tải đường biển đã tồn tại và ngày càng phát triển, chiếm ưu thế cạnh tranh về khối lượng cước phí so với các phương tiện vận chuyển khác.

Xét về yếu tố tâm lý thì phương thức này chỉ phù hợp với khách hàng có nhu cầu khối lượng hàng hoá lớn hoặc có lượng khách du lịch đông, cho nên khi quyết định vận chuyển bằng phương tiện vận tải biển, khách hàng có khối lượng nhỏ có xu hướng sáp nhập vào nhau để giảm chi phí, việc tìm kiếm người để cùng vận chuyển thường có thời gian kéo dài trong khi đó thời gian thực sự là tiền bạc đối với họ. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hoá xuyên quốc gia chủ yếu đi bằng đường biển, chính vì vậy mà họ không có sự lựa chọn nào khác.

3.1.2.3. Môi trường kinh tế tự nhiên

Trong bối cảnh quốc tế mới và ở vào vị trí trung tâm của khu vực phát triển kinh tế năng động nhất, Việt Nam có điều kiện đặc biệt thuận lợi để tăng trưởng

nhanh và hội nhập với khu vực thế giới, nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua cũng phát triển mạnh và ổn định, thu được nhiều thuận lợi lớn: GDP tăng trưởng nhanh, tích luỹ tăng và tỷ lệ lạm phát có chiều hướng giảm .

- Môi trường kinh tế khu vực:

Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng kinh tế du lịch, công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu...đã và đang phát triển nhanh chóng nhất là khi quần thể di tích lịch sử văn hoá Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới (11/12/1993) và được Trung Ương quyết định là đô thị loại I , một trong 6 đô thị trung tâm cả nước.

Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển ngành vận tải biển và ven biển trong quan hệ trao đổi hàng hoá với các tỉnh bạn và quốc tế.

Có đường biển dài khoảng 110 km nằm dọc và cắt đường hàng hải nội địa 13 hải lý, cách đường hàng hải quốc tế 97 hải lý. Với vị trí như vậy, Thừa Thiên Huế sẽ là điểm giao lưu với khu vực Bắc Trung Bộ, Lào và Đông bắc Thái Lan trong khu vực cũng như thế giới bên ngoài.

Về tiềm năng du lịch thì Thừa Thiên Huế xem du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn ở một vùng du lịch quan trọng nổi tiếng với vốn liếng di sản văn hoá đồ sộ: Đền đài, lăng tẩm, sông, núi, gần 200 ngôi chùa. Với những công trình kiến trúc văn hoá nổi tiếng trên đã thu hút lượng khách du lịch rất lớn, đặc biệt là du lịch nước ngoài.

Năm 2005 số lượng khách đến Huế đạt trên 1 triệu lượt tăng bình quân 32,1% hàng năm, trong đó khách du lịch quốc tế 347 nghìn lượt tăng bình quân 32,7%, doanh thu du lịch 547,5 tỷ đồng, tăng 46%.

Về ngành công nghiệp và xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế có những tiến bộ rừ rệt: cụng nghiệp cú tốc độ tăng trưởng 2001 đến 2005 bỡnh quõn đạt 15,9%, tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu và nộp Ngân sách đạt bình quân 57% [28].

- Môi trường kinh tế đối với ngành vận tải biển:

Bảng 3.2 : Tình hình kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2005

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

1.Kim ngạch xuất nhập khẩu ( Triệu USD)

-Xuất khẩu 15.029 16.706 20.149 25.256 32.223

-Nhập khẩu 16.218 19.746 25.256 31.954 36.881

2.Tốc độ tăng trưởng ( %)

-Xuất khẩu 100 111 121 125 127

-Nhập khẩu 100 122 130 126 115

Nguồn : Bộ Thương Mại

Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán trực tiếp với trên 120 nước trên thế giới phần lớn là khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành vận tải đường biển vì đa số hàng hoá xuất nhập khẩu trao đổi giữa các nước phải thông qua đường biển. Bảng 3.2 thể hiện tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm.

Bảng 3.3 : Kế hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2010

Cảng

Công suất dự kiến (triệu T/năm)

Nhu cầu vốn đầu tư (triệu USD)

Tổng Năm 2000 Năm cộng

2010 Năm 2000 Năm

2010 Nâng

cấp XD mới XD mới Nâng

cấp XD mới XD mới

Khu vực phía Bắc 7,2 8,7 28,6 102,5 240 964,5 1.307

Khu vực miền Trung 2,6 6,1 24,9 34,4 181,5 430,5 626,4 Khu vực miền Nam 11,8 6,4 34,9 133,6 139,6 863 1.136,2

Tổng cộng: 21,6 21,2 88,4 270,5 561,1 2.258 3089,6

Nguồn : Bộ giao thông vận tải

Để đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế của đất nước cũng như ngành xuất nhập khẩu, Nhà nước đã quan tâm đến ngành giao thông vận tải, tiến hành đầu

tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng để kịp xu hướng phát triển đó. Ngành giao thông vận tải đã có kế hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông nhằm phát triển hải cảng với tổng số vốn từ năm 2000 đến 2010 là 3 tỷ USD. Trong đó kế hoạch phát triển hải cảng đến năm 2000 - 2010 như bảng 3.3.

Tóm lại: Môi trường kinh tế quốc tế trong nước, địa phương cũng như ngành giao thông vận tải rất thuận lợi cho ngành cũng như cảng Thuận An phát triển toàn diện.

3.1.2.4. Môi trường hoạt động - Về thị trường

+ Thị trường quốc tế: Thực trạng cảng Thuận An hiện nay đã nêu ở phần trên, chỉ đáp ứng cho các loại tàu có trọng tải dưới 2000 tấn chủ yếu tiếp nhận loại tàu nhỏ các nước lân cận trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Brunei,...).Tuy nhiên, trong tương lai nếu mở rộng quy mô sẽ thu hút chủ hàng, chủ tàu phong phú và đa dạng hơn.

+ Thị trường trong nước: Chủ yếu tiếp nhận các loại tàu vận chuyển hàng hóa và hành khách với các mặt hàng khoáng sản, vật liệu xây dựng, nguyên nhiên vật liệu, phục vụ vận tải đến các nhà máy ximăng, bia, phân bón và thuốc trừ sâu...phục vụ yêu cầu đa dạng của khu vực thị trường, tiếp chuyển hàng hoá giữa phương tiện vận tải thuỷ với phương tiện vận tải khác nhằm phục vụ cho một khu vực thị trường rộng lớn. Đồng thời, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc mở rộng các tuyến đường trong nước cũng như quốc tế nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả khai thác trên các thị trường truyền thống. Thiết lập và mở rộng từng bước các tuyến vận tải ở tầm xa để không chỉ nhằm mở rộng thị trường khai thác, tăng khối lượng vận chuyển mà còn góp phần duy trì và phát triển hoạt động khai thác ở các thị trường truyền thống.

Tóm lại: Thị trường trong nước với 83,12 triệu dân hiện tuy chưa lớn so với các nước trong khu vực nhưng đang lớn, có những dấu hiệu trở thành một thị trường có sức mạnh trong khu vực. Trên thế giới, Việt Nam đã buôn bán trực tiếp

với hơn 120 nước trong đó phần lớn là khu vực Châu Á Thái Bình Dương đất rộng và đông dân. Trong tương lai sắp tới sức mua ở khu vực Đông Á sẽ bằng 40% sức mua cả thế giới nghĩa là thành một thị trường lớn nhất thế giới. Tham gia vào ASEAN, hiệp định mậu dịch tự do AFTA và sắp tới là WTO đều là điều kiện mở rộng thị trường cho Việt Nam cũng như cho ngành.

- Nhà cung cấp

Nhà cung cấp cho cảng Thuận An gồm có:

+ Nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu.

+ Nhà cung cấp tài chính.

Nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu chủ yếu cho cảng Thuận An là Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế như: Xăng, dầu diezel, dầu nhờn, các loại khác như acqui, dây cáp thì đơn vị chủ động mua các đại lý thiết bị hàng hải và một số thiết bị khác dựa vào thị trường tự do là chủ yếu.

Đối với các nhà cung cấp này thì cảng Thuận An được xem là "Thượng đế"

vì cảng là bạn hàng truyền thống của họ.

Các nhà cung cấp tài chính của đơn vị: chủ yếu do Ngân sách về vốn bổ sung của Sở Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên khi có nhu cầu đầu tư, mở rộng, nâng cấp thì cảng có thể tìm kiếm các nguồn vốn sau:

Do Ngân sách đầu tư phát triển.

Liên doanh liên kết với nước ngoài.

Vay ngân hàng.

Tuy nhiên mỗi loại vốn có những đặc điểm khác nhau:

• Vốn do Ngân sách đầu tư phát triển cấp: Tuỳ thuộc vào luận chứng kinh tế - kỹ thuật được các ban ngành hữu quan phê duyệt, sử dụng phương thức thu hút vốn này thủ tục dễ dàng nhưng hạn chế số lượng.

• Vốn liên doanh liên kết với mọi hình thức nước ngoài: Tuân thủ theo luật đầu tư trong nước, nếu doanh nghiệp chú ý đến hình thức thu hút vốn này phải

nghiên cứu kỹ tài sản công nghệ và giá cả phù hợp tránh tình trạng đối tác của đơn vị chuyển giao công nghệ cũ kỹ và giá cả cao hơn giá thị trường.

Tuy nhiên, hình thức này lợi nhuận bị san sẽ và không chủ động trong kinh doanh.

- Khách hàng và phân loại

Khách hàng chủ yếu của đơn vị cảng Thuận An là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, du lịch, thương gia, chủ phương tiện trong và ngoài tỉnh cũng như quốc tế. Do đặc thù sản xuất kinh doanh của đơn vị, họ vừa là nhà cung cấp khách hàng đồng thời cũng là khách hàng trực tiếp của cảng Thuận An.

Đối với khách hàng này sản lượng hàng hoá và hành khách thông qua cảng tùy thuộc ở mỗi công ty cho nên cảng rất quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm lôi kéo, thu hút họ. Yếu tố cơ sở hạ tầng của cảng mới là then chốt vì khi không đạt được yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ có chất lượng cao thì khó có thể lôi kéo khách hàng về phía mình được, và họ có thể sử dụng các phương tiện khác, hoặc thông qua cảng Đà Nẵng hoặc cảng Chân Mây, tuy nhiên nếu cập tại cảng Đà Nẵng và cảng Chân Mây thì vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng phương tiện đường bộ gây tốn kém cho khách hàng. Cho nên trong những năm qua cảng Thuận An không những tồn tại mà còn phát triển mạnh hơn nữa. Nếu phân khách hàng theo phạm vi lãnh thổ thì có những nhóm khách hàng sau:

+ Nhóm khách hàng quốc tế: Hiện nay tạm thời khách hàng nước ngoài cập cảng Thuận An có thể "đếm trên đầu ngón tay", họ đến theo đơn đặt hàng của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong địa bàn tỉnh. Hy vọng trong tương lai gần số lượng tàu quốc tế cập cảng nhiều hơn một khi qui mô cảng được mở rộng và nhu cầu hàng hoá, tham quan du lịch ngày càng tăng. Đối với khách hàng này thì đòi hỏi nhu cầu cao hơn, nghiêm ngặt hơn, xếp dỡ hàng hoá phải cẩn thận và nhanh hơn khi họ có quan niệm thời gian quý hơn "vàng".

+ Nhóm khách hàng trong nước:

• Nhóm khách hàng các khu vực trong nước: Nhóm này gồm những đơn vị sản xuất kinh doanh, du lịch có quan hệ kinh doanh và tham gia du lịch với tỉnh

Thừa Thiên Huế. Nhóm này có yêu cầu không cao bằng nhóm trên song rất đa dạng và phức tạp. Thông thường khách hàng phía Nam ít khắt khe hơn, nếu đáp ứng nhu cầu tốt thì sẵn sàng thanh toán cao trong khi đó khách hàng phía Bắc làm việc nguyên tắc hơn, rất quan tâm đến giá cả và chất lượng phục vụ. Đối với các nhóm khách hàng này, doanh nghiệp phải biết phân chia sở thích để tiếp cận phù hợp với khách hàng.

• Nhóm khách hàng địa phương: Thực tế cho ta thấy phần lớn khách hàng của cảng đều nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhóm khách hàng này có khả năng chi phối đơn vị nhiều nhất, họ là khách hàng trung thành và trong mối quan hệ đó cả 2 bên đều có lợi. Đối với nhóm khách hàng này cảng Thuận An cần có một chính sách thích hợp bởi vì họ hay tính toán, so sánh về cơ sở vật chất, chất lượng của cảng với những nơi khác, nhằm đặt điều kiện ưu đãi đối với họ, ép giá buộc cảng phải xuống giá...Chính vì vậy cảng cần phải có chính sách thích hợp nhất nhằm giữ khách hàng truyền thống đồng thời cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị.

Tóm lại: Khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng góp phần quyết định sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc phân loại khách hàng thuộc nhóm đối tượng nào chúng ta mới có thể hiểu tâm lý, nhu cầu và có biện pháp thích hợp cho từng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh:

Trong những năm qua, cảng Thuận An hoạt động theo đúng nhiệm vụ chức năng của mình và trong lĩnh vực này cảng chiếm ưu thế trong địa bàn Thừa Thiên Huế. Mặc dù ưu thế này chỉ tạm thời, một khi vẫn còn tồn tại các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, đối thủ cạnh tranh hiện hữu trong khu vực.

Xét trên góc độ đối thủ chi phối khách hàng của cảng cũng phải đề cập đến các phương tiện giao thông đường bộ và đường sắt, tuy nhiên đây là sự lựa chọn của khách hàng bởi vì họ luôn lựa chọn những phương án tối ưu nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy cảng cần phải quan tâm các chính sách hơn nữa nhằm hướng khách hàng đến với vận tải đường

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại cảng thuận an giai đoạn 2005 2010 (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w