Viện Đại học Mở Hà Nội tiền thân là Viện Đào tạo Mở rộng I (được thành lập theo QĐ 2236/TCCB ngày 17/2/1990 của Bộ Giáo dục&Đào tạo).
Ngay từ những năm 1960, ở nước ta, hệ đào tạo tại chức đã được tổ chức, nhưng các đối tượng trong diện đi học chủ yếu là các cán bộ nhân viên nhà nước và quân đội. Do đó cần phải có một hệ đào tạo mới với phương pháp và hình thức giáo dục mới để đáp ứng được nhu cầu học tập của đông đảo các tầng lớp xã hội ở khắp các vùng, miền trong cả nước. Chính vì lẽ đó, năm 1990, Bộ Giáo dục&Đào tạo quyết định thành lập Viện Đào tạo Mở rộng 1, với chức năng thực hiện các chương trình bồi dưỡng (không cấp bằng) cho những người có nhu cầu cập nhật kiến thức để ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành nghề khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau. Qua bước đầu thử nghiệm mô hình của Viện Đào tạo Mở rộng, đến năm 1993 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định chính thức thành lập Viện Đại học Mở Hà Nội. Từ đó, mô hình "giáo dục mở" được chính thức áp dụng và Viện Đại học Mở Hà Nội trở thành trường Đại học Mở công lập đầu tiên ở nước ta.
Qua 15 năm xây dựng và phát triển (1993-2008), Viện Đại học Mở Hà Nội đã đạt được một số thành tựu nhất định và đang đi đúng hướng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và sứ mạng của mình.
2.1.2. Tổ chức - bộ máy
Viện Đại học Mở Hà Nội là đại học mở công lập đầu tiên ở nước ta, chính thức được thành lập theo quyết định 535/TTG ngày 03/11/1993 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở Viện đào tạo mở rộng trước đây và ngày 03/11 hàng năm được coi như là ngày thành lập trường. Viện Đại học Mở Hà Nội đào tạo hệ đại
học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước.
Viện Đại học Mở Hà Nội tổ chức hoạt động trong hệ thống các trường đại học quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý và được hưởng mọi quy chế của một trường đại học công lập. Mô hình của Viện Đại học Mở Hà Nội có nhiều điểm khác so với mô hình các trường đại học truyền thống.
Về chức năng: Viện Đại học Mở Hà Nội có chức năng thay thế, tiếp nối, bổ sung và hoàn thiện các chương trình đào tạo tại các trường đại học truyền thống và tạo cơ hội cho mọi người (đặc biệt là những người vừa học vừa làm) có thể tìm thấy một chương trình giáo dục và một hình thức học tập phù hợp với khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Về tính chất: Viện Đại học Mở Hà Nội khác các trường đại học truyền thống ở thuật ngữ “Mở”: Mở về đối tượng - nhằm tạo cơ hội học tập cho nhiều người, đặc biệt là những người ngoài độ tuổi đến trường quy định, những người nghèo bị thiệt thòi hoặc cư trú ở những vừng sâu, vùng xa,… Mở về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và áp dụng quy trình đào tạo theo tín chỉ - Mục tiêu của trường là nâng cao dân trí và góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động - Nội dung chương trình phong phú, đa cấp, đa lĩnh vực phù hợp với nhu cầu xã hội. Tập trung ở các lĩnh vực mà các trường tập trung ít có điều kiện áp dụng. Mở về cơ chế đầu tư, quản lý tài chính - Ban đầu Viện đã được nhà nước đầu tư và sau đó được phép thu các nguồn kinh phí khác ngoài ngân sách nhà nước, hoạt động theo phương thức tự hạch toán theo các quy định về tài chính của nhà nước. Mở về phương thức dạy và học - Lý do ra đời của Viện Đại học Mở Hà Nội là để đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo của đông đảo nhân dân.
Viện có công nghệ kiểm tra đánh giá chặt chẽ, khách quan để kiểm soát đầu ra là một việc làm rất quan trọng của Viện. Do chấp nhận đầu vào rộng rãi và áp dụng một chương trình học đa dạng, nên việc kiểm soát chặt chẽ đầu ra là một yêu cầu
tối cần thiết và quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng, độ tin cậy của các văn bằng, chứng chỉ.
Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện tại của Viện - Ban giám hiệu gồm có:
Viện trưởng
Phó Viện trưởng phụ trách đào tạo, HSSV
Phó Viện trưởng phụ trách tổ chức hành chính - quản trị - Các Hội đồng tư vấn
- Các tổ chức đoàn thể Đảng ủy
Công đoàn
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Hội sinh viên
- Các phòng chức năng:
Phòng Quản lý đào tạo Phòng Kế hoạch - tài chính Phòng Tổ chức – hành chính
Phòng Công tác chính trị và sinh viên Phòng NCKH và Quan hệ quốc tế Thư viện
- Các khoa trực thuộc:
Khoa Kinh tế và Quản trị KD Khoa Tiếng Anh
Khoa Công nghệ Điện tử – Thông tin Khoa Tạo dáng công nghiệp
Khoa Công nghệ Sinh học Khoa Du lịch
Khoa Đào tạo Từ xa
Khoa Tài chính – Ngân hàng Khoa Luật
- Các trung tâm
Trung tâm Phát triển đào tạo Từ xa
Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Quốc tế Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng Trung tâm Giáo dục chuyên nghiệp
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đào tạo từ xa Các trung tâm địa phương
2.1.3. Mục tiêu đào tạo
Viện Đại học Mở Hà Nội đào tạo hệ đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước với các mục tiêu chính như sau:
- Kiên trì thực hiện đa dạng hoá loại hình đào tạo mở rộng quy mô trên địa bàn Hà Nội cũng như tại các địa phương trên cả nước đối với loại hình đào tạo từ xa.
- Lấy đào tạo từ xa là mục tiêu kiên định phát triển nhà trường đồng thời mở rộng các loại hình đào tạo từ các chương trình đào tạo ngắn hạn, công nhân kỹ thuật lên bậc đại học và sau đại học, xây dựng một mô hình “Đại học Mở” gồm nhiều các trường đại học, cao đẳng, viện đào tạo và nghiên cứu trực thuộc giống mô hình đào tạo ở các nước có nền giáo dục phát triển.
- Đưa chất lượng đào tạo lên một tầm cao mới và thể hiện được uy tín trong các khoá đào tạo cao học của Viện từ năm 2006.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên kết với các trường có uy tín của các nước nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của thị trường trong nước hiện nay, đồng thời có cơ hội cọ sát với tiêu chuẩn của bạn để nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
- Tăng cường tiềm lực, nâng cao sức cạnh tranh trong đào tạo bằng chính nguồn thu từ học phí cùng việc tận dụng cơ hội để có được các chương trình mục tiêu từ Bộ.
Để đạt được mục tiêu này, Viện Đại học Mở Hà Nội cần phải có những chuyển biến lớn về quy mô, chất lượng đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất và
thực hiện các biện pháp quản lý đồng bộ, trong đó quan trọng nhất là phải hoàn thiện công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên.
2.2. Đội ngũ giảng viên và lực lƣợng giảng viên trẻ Viện Đại học Mở Hà Nội