Biểu 2.1: Số lƣợng giảng viên phân theo khoa của Viện Đại học Mở Hà Nội
2.3. Công tác tuyển chọn giảng viên ở Viện Đại học Mở Hà Nội 1. Nguồn tuyển chọn
Trong những năm đầu khi mới thành lập, nhà trường hầu như chỉ đủ điều kiện để tuyển chọn đủ đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ hành chính cốt yếu và chỉ tuyển một số lượng giảng viên cơ hữu rất khiêm tốn, chịu trách
nhiệm giảng dạy một số lượng giờ giảng rất thấp. Số giờ giảng còn lại chủ yếu là phải nhờ đến đội ngũ GVTG, ngoài ra còn phân công cán bộ quản lý tham gia giảng dạy. Khi có những khoá sinh viên đầu tiên tốt nghiệp ra trường, những sinh viên có kết quả học tập tốt được giữ lại trường để bổ sung vào đội ngũ cán bộ văn phòng và giáo vụ của các khoa, phòng ban trong trường. Tuy nhiên, với điều kiện chưa thể định biên nhiều vị trí trong cùng một thời điểm nhà trường đã tuyển chọn theo hình thức là tuyển chọn điều kiện đủ để làm giảng viên nhưng sẽ phải làm kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của văn phòng và giáo vụ. Đây là sáng kiến phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà trường lúc đó, đồng thời lại có được một đội ngũ nhân viên hành chính có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên do khối lượng công việc hành chính phải đảm nhận nhiều nên những giảng viên này hầu như mới chỉ đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trên lớp mà chưa dành được nhiều thời gian để trau dồi kiến thức và nghiên cứu khoa học. Phải đến tận những năm gần đây (từ năm 2000) khi các vị trí về hành chính hầu như đã ổn định thì việc tuyển giảng viên cơ hữu chỉ làm công tác chuyên môn mới được đặt ra như một vấn đề cấp bách và được sự quan tâm đúng đắn của lãnh đạo nhà trường cũng như ban chủ nhiệm các khoa.
Các nguồn tuyển dụng chính của nhà trường là:
Thứ nhất là từ nguồn sinh viên tốt nghiệp tại Viện Đại học Mở Hà Nội với hạnh kiểm tốt và học lực khá trở lên.
Thứ hai là nguồn từ bên ngoài, bất kỳ ai có đủ điều kiện theo yêu cầu của trường đề ra đều có thể nộp đơn xin dự tuyển.
Cả hai đối tượng trên muốn trở thành giảng viên cơ hữu của trường đều phải tham dự kỳ thi tuyển do hội đồng tuyển chọn của trường và khoa chấm và phỏng vấn công khai.
Với các yêu cầu, điều kiện và tiêu chí đặt ra đối với đội ngũ giảng viên trong những năm vừa qua việc tuyển chọn giảng viên cơ hữu của nhà trường gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân chủ yếu sau:
(1). Viện Đại học Mở Hà Nội là một trường quốc lập nhưng không được cấp ngân sách hàng năm cũng như phân bổ các chỉ tiêu biên chế rất hạn chế nên trong những năm qua tâm lý của các giảng viên là ngại làm việc hợp đồng, họ vẫn thường tìm vị trí trong các trường đại học truyền thống để có được chỉ tiêu biên chế.
(2). Do điều kiện mới thành lập, đồng thời lại phải tự chủ gần như hoàn toàn về mặt tài chính bằng nguồn thu duy nhất từ học phí, thêm vào đó hàng năm các khoa trong Viện lại phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để thuê mướn địa điểm đào tạo nên chưa thể đầu tư thoả đáng để có một đội ngũ giảng viên ổn định, lâu dài; trong nhiều năm liền đội ngũ giảng viên vẫn chỉ là “ăn đong”, đáp ứng từng lúc.
(3). Gần đây khi các khoa đã đi vào hoạt động và có các bước phát triển, ban giám hiệu nhà trường cùng ban chủ nhiệm các khoa đã có những chính sách mới nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên, nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn do Viện Đại học Mở Hà Nội không có thêm nguồn thu khác nào ngoài học phí và lệ phí của sinh viên đóng góp nên với nguồn kinh phí ít ỏi của mình Viện và các khoa trong Viện cũng phải có một kế hoạch chi tiêu rất khắt khe, phần dành cho thù lao cũng như bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho giảng viên không thể bằng các trường quốc lập khác, nên việc thu hút các giảng viên giỏi và có kinh nghiệm là rất khó khăn. Điều này khiến cho việc xây dựng đội ngũ giảng viên vẫn chỉ ở những bước khởi động ban đầu đối với lực lượng giảng viên trẻ mới ra trường.
2.3.2. Tiêu chuẩn tuyển chọn
Do đặc thù của Viện Đại học Mở Hà Nội là phân cấp quản lý đến từng khoa chuyên môn nên trong hơn 15 năm qua, việc tuyển chọn giảng viên đều do các khoa chuyên môn đảm nhiệm, Ban giám hiệu và các phòng ban chức năng chỉ chịu trách nhiệm duyệt danh sách tuyển chọn do các khoa đưa lên và làm các thủ tục hành chính. Việc đưa ra các tiêu chuẩn tuyển chọn tùy thuộc vào từng khoa, không có tiêu chuẩn tuyển chọn chung trong toàn trường. Tuy nhiên, hầu hết các khoa khi tuyển chọn giảng viên cơ hữu cho mình đều đưa ra các tiêu chí tương đồng như về độ tuổi dưới 30; về trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành cần tuyển đạt loại khá trở lên, ưu tiên những sinh viên tốt nghiệp tại khoa, những người được đào tạo từ nước ngoài hoặc những sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc hoặc những người có bằng cấp cao hơn bằng đại học; có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tác phong của người giảng viên trong thời đại mới; có đủ sức khỏe để học tập, giảng dạy và tham gia nghiên cứu khoa học.
Từ tháng 6/2008, Viện thống nhất việc tuyển chọn giảng viên cũng như cán bộ, chuyên viên trong toàn Viện và đưa ra các tiêu chuẩn chung để tuyển chọn giảng viên. Tuy nhiên khi có yêu cầu tuyển dụng thì ngoài các tiêu chuẩn do Viện đưa ra từng khoa còn đưa thêm một số tiêu chuẩn sao cho phù hợp với yêu cầu cũng như đặc thù riêng của khoa.
2.3.3. Quy trình tuyển chọn
Quy trình tuyển chọn giảng viên của Viện tuân thủ các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Các khoa, trung tâm đề xuất nhu cầu tuyển giảng viên lên Phòng Tổ chức - hành chính.
Bước 2: Phòng Tổ chức - hành chính tập hợp, báo cáo Ban Giám đốc, ra thông báo công khai về nhu cầu của các khoa, bộ môn; tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển để chuyển lên Hội đồng tuyển chọn.
Hội đồng tuyển chọn gồm những thành viên đủ uy tín về khoa học, phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm (gồm Ban Giám hiệu, lãnh đạo khoa, bộ môn, lãnh đạo phòng Tổ chức – hành chính, phòng Quản lý đào tạo, ...).
Bước 3: Hội đồng tuyển chọn đánh giá sơ bộ đối tượng dự tuyển qua hồ sơ đăng ký dự tuyển. Loại những hồ sơ không được chấp nhận – thông báo công khai.
Tổ chức phỏng vấn dưới hình thức thi ”vấn đáp”, giảng 2 tiết một nội dung chuyên môn do Hội đồng chỉ định để kiểm tra, đánh giá trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, ... của người dự tuyển – loại những đối tượng dự tuyển không đạt yêu cầu – thông báo công khai.
Tổ chức thẩm tra, xác minh lý lịch những người được chấp nhận – loại những trường hợp không đảm bảo về lý lịch.
Bước 4: Thông qua Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám hiệu của Viện –