Kết quả phỏng vấn học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet của cha mẹ và trẻ (Trang 88 - 91)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Kết quả phỏng vấn học sinh

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 3 học sinh gồm 1 học sinh lớp 12, 2 học sinh lớp 11 với câu hỏi :

“Em đã từng nghe hay biết đến ứng dụng chăm sóc vấn đề SKTT trên intenet nào chưa?

Nếu chưa từng biết? Em có thể cho biết trong tương lai khi gặp khó khăn thì em có sử dụng ứng dụng trên mạng để trợ giúp vấn đề của mình không?

Nếu đã từng biết thì em thấy những tiện ích nào mà ứng dụng mang lại? Và em có ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng này trong tương lai không?

Học sinh nữ lớp 12 M.T.A ―Em có biết thông qua bạn của em, đó là ứng dụng MAYO CLINIC AnxietyCoach. Vì trường thì chưa có giáo viên tư vấn. Nhờ ứng dụng em có những hiểu biết nhất định về lo âu, có những bài trắc nghiệm đánh giá mức độ lo âu, đồng thời ứng dụng này cũng này cũng đề cập đến cách thức giải quyết vến đề này. Em thấy rằng nó rất có ích cho em, khi em cảm thấy bất an, lo lắng điều gì đó em có thể sử dụng để đánh giá ngay lập tức. Số tiền em bỏ ra chỉ có hơm 100 nghìn đồng cho lần đầu tải ứng dụng này về điện thoại. Chắc chắn là em sẽ để ứng dụng này trên điện thoại để thỉnh thoảng đánh giá mức độ lo âu của mình và sẽ tìm hiểu thêm những ứng dụng khác về trầm cảm chẳng hạn vì cụm từ này em được nghe nhiều và muốn tìm hiểu kỹ hơn‖.

Học sinh nam N.V.N lớp 11 thu được thông tin: “Em không biết ứng dụng nào về tư vấn tâm lý cả. Tuy nhiên em cũng lên mạng và làm các bài trắc nghiệm để định hướng nghề nghiệp trong tương lai‖. Sau khi cho học sinh dùng ứng dụng “Tư vấn tâm lý học đường”, học sinh “Hôm mẹ em mang về em chưa thử nó nhưng hôm nay trải nghiệm em thấy ứng dụng này khá thú

vị, thao tác đơn giản và nội dung khá dễ hiểu. Cũng hữu ích nếu cần được trợ giúp thì đây cũng là gợi ý cho em trong tương lai khi cần thiết‖.

Học sinh nữ lớp 11 V.M.H ― ng dụng trên mạng để tư vấn tâm lý thì em có từng nghe đến nhưng chưa từng dùng cho đến khi biết đến cái ―Tư vấn tâm lý học đường‖ vì em không biết cái nào đáng tin tưởng. Vì em đã từng có một số vấn đề liên quan đến gia đình và đã đến bệnh viện Nhi trung ương để được hỗ trợ. Tuy nhiên khoảng cách từ nhà đến viện khá xa mà em lại còn phải đi học nên khá bất tiện. Hiện tại 1 tuần em vẫn đến gặp bác sĩ tâm lý để ổn định hơn. Từ lúc có ứng dụng kia thì thỉnh thoảng em cũng đánh giá thêm các mục khác để nhận biết vấn đề kịp thời hơn. Tuy nhiên nếu nó có thêm mục hướng dẫn về các cách hỗ trợ khi gặp phải khó khăn và đặc biệt là được trò chuyện trực tuyến với bác sĩ thì thật là tuyệt vời. Khi đó em sẽ sử dụng ứng dụng đó và không phải đi đâu cả. Em mong muốn tại Việt Nam sẽ có những ứng dụng tuyệt vời như vậy để có nhiều bạn cũng được trợ giúp cần. Thật dễ dàng khi chỉcần một chiếc điện thoại”.

Từ các cuộc phỏng trên, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh có mong muốn sử dụng những ứng dụng chăm sóc SKTT này là một kênh để các em có thể tìm hiểu cũng tư vấn tâm lý khi gặp những khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hôi.

Tiểu kết Chương 3

- Nghiên cứu cho thấy cha mẹ nhận diện được một số vấn đề sức khỏetâm thần của con mình cha mẹ và có nhu cầu tư vấn cho những vấn đề đó.

- Cha mẹ cũng đã có sự hiểu biết về các hình thức tư vấn tâm lý trực tuyến internet, tuy nhiên vẫn còn hạn chế và đặc biệt hình thức tư vấn qua nền tảng internet.

- Sau khi thử nghiệm ứng dụng mà tác giả gợi ý, cha mẹ hiểu được cách thức sử dụng và hoạt động các loại ứng dụng này khá hài lòng khi trong tương lai sử dụng để đánh giá sàng lọc các vấn đề cảm xúc, hành vi cho con.

- Lo ngại khi sử dụng các ứng dụng chăm sóc SKTT trên nền tảng internet đó là Không biết ai đang tư vấn và không đủ thông tin về các ứng dụng vì nó còn khá mới mẻ với cha mẹ.

- Khả năng nhận diện vấn đề hành vi cảm xúc của con của cha mẹ, mức độ hiểu biết các loại hình tư vấn trên mạng, mức độ thoải mái khi sử dụng ứng dụng tư vấn trên mạng, mức độ thoải mái khi sử dụng ứng dụng sàng lọc, mức độ thoải mái khi sử dụng ứng dụng để can thiệp, mức độ thoải mái khi nhận thông báo liên quan đến vấn đề của con từ ứng dụng tương quan thuận với mức độ sẵn sàng sử dụng các dịch vụ ứng dụng trong tương lai.

-Kết quả phân tích hồi quy cho biết mức độ thoải mái khi sử dụng ứng dụng sàng lọc, mức độ thoải mái khi sử dụng ứng dụng tư vấn trên mạng, mức độ thoải mái khi sử dụng ứng dụng để can thiệp; các rào cản khi sử dụng phần mềm ứng dụng dự báo mức độ sẵn sàng sử dụng các dịch vụ ứng dụng chăm sóc SKTT trên nền tảng internet trong tương lai.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet của cha mẹ và trẻ (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)