Chăm sóc sức khỏe tâm thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet của cha mẹ và trẻ (Trang 37 - 44)

Chương 1. CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CHĂM SểC SỨC

1.3. Chăm sóc sức khỏe tâm thần

1.3.1. Khái niệm chăm sóc sức khỏe tâm thần

Theo Wikipedia, Chăm sóc sức khỏe là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người. Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc.

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization –WHO, 2004) đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe tâm thần (Mental Health) [50]: Sức khoẻ tâm thần là một trạng thái tốt, trong đó một cá nhân nhận ra khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp vào cuộc sống của cộng đồng.

Theo từ điển tâm lý học, sức khỏe tâm thần “là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điểu khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môitrường” [5, tr. 714].

Sức khỏe tâm thần của một con người được đánh giá là SKTT tốt bao gồm các biểu hiện: có cảm giác sống thực sự thoải mái, tin tưởng vào giá trị của bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác, có khả năng kiểm soát được xúc cảm, tình cảm; nhận thức hành vi, ứng xử để vượt qua mọi thử thách hiểm nguy của cuộc sống; có khả năng xây dựngvà duy trì thoả các mối quan hệ cá nhân; có khả năng tự lành sau căng thẳng hay sang chấn tâm lý.

Điều này có thể khẳng định, sức khỏe tâm thần là một quyền cơ bản của con người và là nền tảng cho mọi tiến trình nhân loại và xã hội. Nó là yêu cầu cơ bản cho một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ cho mọi cá nhân công dân, cho sự vận hành hiệu quả của mọi gia đình và cho sự cố kết của xã hội (Weare, 2007)[49].

Đối với một người có khả năng trí tuệ, không có bệnh thực thể và khiếm khuyết về mặt cơ thể, nhưng lại có những biểu hiện về cảm xúc và

hành vi lo lắng, căng thẳng,… quá mức kéo dài gây ra cản trở về học tập, giao lưu, kết bạn…Sau này trẻ này khó khăn trong cuộc sống.

Như vậy, quan niệm về SKTT được biểu hiện từ phát triển tâm lý bình thường đến bệnh lý, có tính chất nhất thời hoặc kéo dài bao gồm:

- SKTT khỏe mạnh: Đạt các mốc phát triển tâm lý giai đoạn của lứa tuổi mình và không có biểu hiện sai lệch chuẩn mực xã hội, thực hiện tốt các chức năng cuộc sống và phát huy được tiềm năng.

- SKTT bị tổn thương: ngược lại với SKTT lành mạnh tốt. Nghĩa là trong quá trình phát triển của trẻ có những biểu hiện lệch chuẩn mực xã hội làm ảnh hưởng đến hoạt động chức năng (học tập, giao tiếp, kết bạn…) của đứa trẻ.

Như vậy, từ khái niệm chăm sóc sức khỏe và sức khỏe tâm thần chúng tôi đưa ra khái niệm:

Chăm sóc sức khỏe tâm thần là công việc đánh giá chuẩn đoán, trị liệu cũng như ph ng ngừa những vấn đề rối loạn cảm xúc, nhận thức và hành vi ở cá nhân nhằm giúp cá nhân đó có được trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần và kiểm soát tốt hành vi của người đó trong cuộc sống. Hoạt động chăm sóc SKTT được thực hiện bởi nhà tâm lý học, nhà tâm lý lâm sàng cùng với sự kết hợp với bác sỹ tâm thần. Những người thực hiện hoạt động chăm sóc này thông qua tư vấn, tham vấn và trị liệu tâm lý cho cá nhân giúp giảm nhẹ những căng thẳng hay những khiếm khuyết của hoạt động chức năng (vấn đề về cảm xúc, hành vi, công việc và các mối quan hệ xã hội) ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày để cá nhân đó có một đời sống tinh thần ổn định hơn.

1.3.2. Nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần

Nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần bao gồm những hoạt động sau:

- Đánh giá tâm lý

Đánh giá là bất kỳ cách thức nào được sử dụng để tập hợp, thu thập thông tin về đối tượng cần đánh giá nhằm mục đích nào đó đều được gọi

là đánh giá.Thông thường, quá trình thu thập thông tin phải nhờ các phương pháp, thủ thuật khác nhau như quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ, sản phẩm hoạt động…hoặc các thang đo như phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra.

Đánh giá trong khoa học xã hội thực chất là mô tả, lý giải sự có mặt hay vắng mặt (tần suất, mức độ quan trọng… của những biểu hiện cụ thể) của đặc tính cần đánh giá (kiến thức, thái độ, kỹ năng, nhu cầu, hứng thú… đặc điểm của nhân cách). Đánh giá hành vi con người và các quá trình tâm thần là một quá trình thu thập thông tin nhờ sử dụng các phương pháp, thủ thuật như quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ, sản phẩm hoạt động…hoặc các thang đo như phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra [10, tr.29].

Trong tâm lý học lâm sàng và tham vấn tâm lý, đánh giá được định nghĩa là một tiến trình trong đó các chuyên gia sử dụng quan sát lâm sàng, phỏng vấn lâm sàng cùng các trắc nghiệm, thang đo để giúp tổng hợp lại các triệu chứng và vấn đề của thân chủ. Đánh giá có vai tr quan trọng mở đường cho công tác chẩn đoán, lên kế hoạch can thiệp và can thiệp của các chuyên gia trong tiến trình trợ giúp thân chủ (Weiner, B. Irving và Roger L. Greene., 2008)[50].

-Tham vấn tâm lý

Tham vấn là một quá trình trong đó có sự tác động qua lại giữa nhà tham vấn và thân chủ. Nhà tham vấn vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn giúp thân chủ hiểu được vấn đề của bản thân từ đó giúp thân chủ khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của thân chủ để có thể giải quyết những khó khăn về cảm xúc, hành vi trong quá trình tương tác với xã hội. Nhằm trợ giúp thân chủ cân bằng trạng thái tâm lý, cảm xúc, hành vi, làm mạnh thân chủ để có thể giải quyết vấn đề của bản thân, sống, học tập và làm việc được.

-Tư vấn tâm lý

Hiệp hội Tham vấn Hoa kỳ (1998) định nghĩa tư vấn là mối quan hệ giữa một chuyên gia với người, nhóm người cần được giúp đỡ, trong đó nhà tư vấn cung cấp sự giúp đỡ cho thân chủ trong việc xác định và giải quyết vấn đề liên quan.

Tư vấn và tham vấn giống nhau ở chỗ là đều giúp thân chủ giải quyết vấn đề. Tuy nhiên Tư vấn thường hướng tới việc cung cấp dịch vụ giúp đỡ trực tiếp cho thân chủ. Còn Tham vấn cũng hướng tới việc giải quyết vấn nhưng nhà tham vấn giúp thân chủ nhận diện vấn đề của bản thân từ đó làm mạnh thân chủ để giúp họ tự giải quyết vấn đề.

-Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là điều trị các vấn đề tâm lý gây ra nững căng thẳng, đau khổ hoặc các khiếm khuyết trên phương diện xã hội, cảm xúc, hành vi và nghề nghiệp. Trị liệu tâm lý giúp làm giảm mức độ căng thẳng hay khiếm khuyết đó. Trị liệu tâm lý là việc sử dụng các liệu pháp tâm lý cụ thể. Việc thực hiện những liệu pháp tâm lý đó được tiến hành bới những chuyên gia được sự thừa nhận của xã hội, những người trải qua những khóa đào tạo nhất định về can thiệp.

1.3.3. Phân loại sức khỏe tâm thần

Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư [13, tr.

119 - 141], [1] là bảng phân loại bệnh do Hiệp hội tâm thần Mỹ xuất bản, nhằm mục đích cung cấp những thuật ngữ và tiêu chí thống nhất trong việc phân loại các bệnh tâm thần. Phiên bản đầu tiên của bảng phân loại bệnh này là vào năm 1952. Bảng phân loại bệnh này được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và một số nơi trên thế giới. Bảng phân loại bệnh này là một hệ thống đa trục, và trạng thái tâm thần của mỗi cá nhân có thể được đánh giátheo 5 trục khác nhau:

-Trục I: có hoặc không có các triệu chứng lâm sàng, chủ yếu là các rối loạn tâm thần và rối loạn học tập. Các rối loạn thường gặp đó là rối loạn cảm

xúc, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, tăng động giảm chúý, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn ám sợ, tâm thần phân liệt, rối loạn tình dục, rối loạn ăn...

-Trục II: có hoặc không có trạng thái bệnh lý kéo dài, bao gồm các rối loạn nhân cách và rối loạn phát triển tâm trí.

-Trục III: thông tin về trạng thái sức khỏe cơ thể của cá nhân. Các rối loạn thường gặp bao gồm các tổn thương não và các rối loạn sức khỏe thể chất vv.

-Trục IV: Các vấn đề tâm lý và các yếu tố môi trường -Trục V: Đánh giá tổng quát về hoạt động chức năng

Rối loạn tâm thần và hành vi (f00-f99) [50] thuộc chương 5 của Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10[53]. Nó gồm các mảng sau đây:

Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng (F00-F09 )

Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần(F10-F19)

Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tưởng(F20-F29)

Rối loạn khí sắc (cảm xúc) (F30-F39)

Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể(F40-F48)

Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất(F50-F59)

Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành (F60-F69) Chậm phát triển tâm thần (F70-F79)

Rối loạn phát triển tâm lý (F80-F89 )

Rối loạn về hành vi và cảm xúc với sự khởi bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em và thiếu niên (F90-F98)

Rối loạn tâm thần không xác định (F99)

1.3.4. Sự cần thiết của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ vị thành niên

Trên thế giới vấn đề SKTT ngày càng được quan tâm hơn vì tầm quan trọng đối với sức khỏe và xã hội. Năm 1992, thế giới lấy ngày 10 tháng 10 là ngày sức khỏe tâm thần thế giới nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sức khỏe tâm thần. Năm 2013, Kế hoạch hành động Sức khỏe tâm thần 2013- 2030 được WHO được khởi xướng với mục đích cung cấp các dịch vụ chăm sóc và các chương trình ph ng ngừa các vấn đề SKTT. Tuy nhiên vấn đề SKTT không chỉ để lại gánh nặng bệnh tật mà c n để lại gánh nặng về kinh tế rất lớn. Tổ chức Y Tế thế giới (2001) đưa ra vấn đề về SKTT chiếm 12% trên tổng số các bệnh mắc phải. Và chi phí cho tổ thương SKTT khoảng 16,3 triệu triệu đô la của toàn thế giới trong khoảng 2013 đến 2020 (WHO, 2013). Đối với trẻ vị thành niên, có tới từ 10-20% trẻ em trên toàn thế giới chị ảnh hưởng bởi các rối loạn tâm thần như chậm phát triển tâm thần, rối loạn phổ tự kỉ, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, tăng động giảm chú y, v.v..., và các rối loạn tâm thần kinh là nguyên nhân dẫn đầu của gánh nặng liên quan đến sức khỏe, chiếm 15-30% mất mát về sức khỏe được đo bằng số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật trong 3 thập kỉ sống (Jamison & Murray, 2006). Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở trẻ em tương đương các nước phát triển trong khi nguồn lực hạn chế, điều kiện khó khăn và tiêu cực cao (nghèo đói, tỉ lệ suy dinh dưỡng và bệnh truyền nhiễm cao, thiếu dịch vụ xã hội, giáo dục và y tế cho trẻ em, v.v), cơ sở hạ tầng cho đào tạo, nghiên cứu, chăm sóc trong lĩnh vực SKTT, làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về SKTT ở trẻ em yếu kém.

khía cạnh giáo dục, SKTT của trẻ vị thành niên lứa tuổi học sinh THPT và thành tích học tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Học sinh có vấn đề về SKTT thể hiện ở trường (học, chơi, tương tác v.v) kém hơn và đạt

trình độ học vấn, giáo dục thấp hơn so với những học sinh khỏe mạnh về SKTT. Mối quan hệ này xuất hiện ngay từ những năm tiểu học đến THCS, học nghề hoặc THPT. Các vấn đề tăng động giảm chú ý, các hành vi phạm pháp, sử dụng chất kích thích có mối quan hệ chặt chẽ với việc suy giảm thành tích học tập so với trầm cảm. Những học sinh có từ hai vấn đề về SKTT trở lên có điểm trung bình chung học tập thấp hơn những học sinh chỉ gặp phải một vấn đề về SKTT. Đặc biệt học sinh có vấn đề hướng ngoại, mà nhất là kèm theo sử dụng chất kích thích có tương quan đến việc giảm thành tích học tập đáng kể và mối quan hệ này không chịu sự ảnh hưởng của khả năng học tập.Có thể khẳng định SKTT và các vấn đề hành vi là các yếu tố quyết định đến đầu ra của giáo dục. Hậu quả xã hội của các vấn đề SKTT không phải là kết quả từ việc suy giảm năng lực cá nhân, mà từ các đáp ứng xã hội tiêu cực.

Như vậy, từ những lập luận trên có thể thấy, việc đặt ra vấn đề chăm sóc SKTT cho trẻ vị thành niên là rất cần thiết nhằm giúp trẻ em cóđời sống tâm lý khỏe mạnh để học tập tốt, phát triển bản thân một cách toàn diện, phát huy được thế mạnh của cá nhân, giảm thiểu những tác hại tiêu cực đến kinh tế- xã hội.

1.4. Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet của cha mẹ và trẻ (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)