Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng thái độ và cảm nhận ban đầu của cha mẹ khi cho con tiếp
khoẻ tâm thần trên mạng.
Sau khi tìm hiểu những hiểu biết của cha mẹ về các loại hình tư vấn tâm lý trên internet, chúng tôi tiếp tục khảo sát thực trạng về cảm nhận của cham mẹ khi con được giới thiệu ứng dụng đánh giá, tư vấn tâm lý từ nhiều nguồn khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Mức độ thoải mái của cha mẹ khi được giới thiệu những ứng dụng đánh giá, tư vấn tâm lý trên nền tảng internet
STT Mức độ thoải mái của anh chị nếu
Hoàn toàn thoải mái
Thoải mái
Có thể thoải mái, có
thể không
Không thoải
mái nhiều
hơn
Hoàn toàn không
thoải mái
ĐTB ĐLC
1
Giáo viên hoặc Hiệu trưởng Nhà trường giới thiệu cho con anh chị tạo tài khoản và sử dụng các dịch vụ đánh giá tư vấn sức khoẻ tâm thần trên mạng
14.6 37.4 39.0 4.9 4.1 2.54 0.943
2
Bác sỹ hoặc một chuyên gia tâm lý giới thiệu cho con anh chị tạo tài khoản và sử dụng các dịch vụ đánh gía tư vấn sức khoẻ tâm thần trên mạng
18.7 36.6 39.0 4.1 1.6 2.67 0.884
3
Bạn bè của anh chị giới thiệu cho con anh chị tạo tài khoản và sử dụng các dịch vụ đánh gía tư vấn sức khoẻ tâm thần trên mạng
14.6 33.3 39.8 6.5 5.7 2.45 1.010
4 Con cái anh chị tự tìm hiểu, tạo tài 6.5 29.3 37.4 17.9 8.9 2.07 1.046
khoản và sử dụng các dịch vụ đánh giátư vấn sức khoẻ tâm thần trên mạng
Với mục đích giúp cha mẹ có cách nhìn tổng quan hơn về ứng dụng chăm sóc SKTT trên mạng, chúng tôi cho cha mẹ trải nghiệm ứng dụng “Tư vấn tâm lý học đường”để cha mẹ hình dùng về cách thức hoạt động của các ứng dụng này. Sau đó chúng tôi tiến hành câu hỏi “Hãy đánh giá mức độ thoải mái của anh chị khi con anh chị sử dụng những dịch vụ tư vấn, đánh giá trên mạng” và thu được kết quả ở bảng trên. Mức độ thoải mái của cha mẹ cao hơn cả khi Bác sỹ hoặc một chuyên gia tâm lý giới thiệu cho con anh chị tạo tài khoản và sử dụng các dịch vụ đánh giá tư vấn sức khoẻ tâm thần trên mạng (ĐTB=2.67, ĐLC=0.884). Tiếp đó là giáo viên giới thiệu. Điều này cũng cho thấy trong nghiên cứu của O’Dea và cộng sự(2018) [43], cha mẹ tin tưởng hơn khi được giáo viên giới thiệu tham gia ứng dụng. Đồng thời , trong nghiên cứu của Flanagin &Metzger (2010) [32]; [40] thì thanh thiếu niên cũng có thể bị xem là bị suy yếu vì sự phát triển nhận thức và cảm xúc, trải nghiệm cuộc sống và mức độ quen với phương tiện truyền thông hạn chế. Vì vậy, mặc dù thanh thiếu niên có thể được coi là những người tiếp cận công nghệ từ rất sớm và sử sụng thành thạo các thiết bị công nghệ, tuy nhiên thanh thiếu niên cũng có thể thiếu các công cụ và kỹ năng cần thiết để họ có thể tìm kiếm và đánh giá đầy đủ thông tin. Thông qua phỏng vấn cha mẹ đưa lý giải đó là họ giáo viên, bác sỹ sẽ biết các ứng dụng này là đáng tin và con họ cần sử dụng. Còn cha mẹ có mức độ hài lòng thấp thơn khi con tự ý tạo tài khoản trên mạng mà (ĐTB=2.07,ĐLC=1.1046) bởi vì họ lo lắng con có thể đăng nhập vào những trang web xấu mà họ không thể kiểm soát được, lộ thông tin cá nhân sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng.
Nhằm tìm hiểu cảm nhận của cha mẹ với việc trẻ khai báo những thông tin liên quan đến các đánh giá, sàng lọc trên các ứng dụng chăm sóc SKTT như tạo tài khoản để tham gia đánh giá; trả lời các câu hỏi liên quan đến các vấn đề SKTT, khai báo tình trạng tự hủy hại, tự tử; hành vi nghiệm và vi phạm pháp luật; khi giáo viên hoặc chuyên gia biết những thông tin mà trẻ khai báo như thế nào? Chúng tôi tiến hành khảo sát về các vến đề này và thu được kết quả bảng 3.3:
Bảng 3.4. Mức độ thoải mái của anh chị nếu con anh chị tham gia đánh giá sàng lọc trên mạng về vấn đề sức khoẻ tâm thần
TT Mức độ thoải mái của anh chị nếu
Hoàn toàn thoải
mái
Thoải mái
Có thể thoải mái, có
thể không
Không thoải
mái nhiều
hơn
Hoàn toàn không
thoải mái
ĐTB ĐLC
1
Con anh chị tạo tài khoản đăng ký đánh giá sàng lọc trên mạng mà không báo trước với cha mẹ
10.6 23.6 35.0 17.9 13.0 2.01 1.170
2
Con anh chị trả lời các câu hỏi về tình trạng sức khoẻ tâm thần của bản thân (như lo âu, trầm cảm) trên các ứng dụng như vậy
5.7 43.1 30.1 10.6 10.6 2.23 1.070
3
Nếu con anh chị khai báo với các dịch vụ trên rằng con anh chị có ý định tự gây hại hoặc tự tử
5.7 13.0 25.2 17.9 38.2 1.30 1.261
4
Nếu con anh chị khai báo với các dịch vụ rằng con anh chị nghiện ngập và vi
4.9 26.0 37.4 14.6 17.1 1.24 1.208
phạm pháp luật
5
Mức độ thoải mái của anh chị nếu những chuyên gia hoặc giáo viên của con xem được những thông tin con khai báo trên các ứng dụng này
17.1 28.5 35.8 12.2 6.5 1.87 1.130
Bảng 3.4 trình bày kết quả khảo sát như sau: mức độ mà cha mẹ thoải mái hơn cả đó là việc Con anh chị trả lời các câu hỏi về tình trạng sức khoẻ tâm thần của bản thân (như lo âu, trầm cảm) trên các ứng dụng như vậy (ĐTB=2.23, ĐLC=1.070), đồng thời điểm trung bình c n cao hơn gần gấp đôi so với việc Nếu con anh chị khai báo với các dịch vụ rằng con anh chị nghiện ngập và vi phạm pháp luật (ĐTB=1.24, ĐLC=1.208). Điều này cho thấy rằng việc con khai báo thông tin về vấn đề cảm xúc và hành vi sẽ dễ dàng chấp nhận hơn nhiều so với việc cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề pháp luật. Bên cạnh đó có tới 38.2% cha mẹ chọn Hoàn toàn không thoải mái nếu con tiết lộ vấn đề tự tử. Và có tới 17% cha mẹ sẽ không tin tưởng việc tư vấn, trị liệu online. Kết quả chúng tôi thu được về những thông tin mà con họ khai báo sẽ được gửi tới chuyên gia tâm lý hoặc giáo viên biết được thì kết quả là ĐTB=1.87 và ĐLC=1.130, họ cũng thoải mái khi chuyên gia hoặc giáo viên nhận được kết quả sàng lọc của trẻ.
Bảng 3.5. Mức độ thoải mái nếu con anh chị sử dụng những dịch vụ can thiệp trực tuyến theogợi ý của những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ tâm thần trên mạng
STT Các ý kiến
Hoàn toàn đồng ý (%)
Đồng ý(%)
Có phần đồng ý
có phần
Không đồng ý nhiều
hơn (%)
Hoàn toàn không đồng ý (%)
ĐTB ĐLC
không (%)
1
Tôi hoàn toàn thoải mái và vui vẻ khi con chấp nhận sử dụng dịch vụ tư vấn hoặc trị liệu online như vậy
4.9 13.8 39.8 30.9 10.6 1.72 0.996
2
Tôi tin tưởng những dịch vụ tư vấn trị liệu online như vậy giúp con thoải mái trong việc chia sẻ
3.3 23.6 38.2 23.6 11.4 1.84 1.019
3
Tôi tin tưởng những dịch vụ tư vấn trị liệu online giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn
2.4 18.7 39.8 24.4 14.6 1.70 1.016
4
Tôi tin tưởng những dịch vụ tư vấn trị liệu online có hiệu quả tốt
5.7 11.4 41.5 26.0 15.4 1.66 1.054
5
Tôi tin tưởng những dịch vụ tư vấn trị liệu online sẽ bảo mật thông tin cá nhân tốt
4.1 17.1 32.5 29.3 17.1 1.62 1.083
Sau khi được đánh giá sàng lọc bằng các ứng dụng để phát hiện vấn đề sức khỏe tâm thần mà trẻ gặp phải, các ứng dụng này sẽ cung cấp một kế hoạch trị liệu phù hợp với vấn đề mà trẻ gặp phải, số buổi trị liệu (khoảng 10 buổi), kỹ thuật sẽ sử dụng và cam kết tham dự các buổi trị liệu trực tuyến cùng với chuyên gia, giới thiệu các chuyên gia phù hợp.Chúng tôi tìm hiểu xem mức độ thoải mái của cha mẹ khi con tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn online kết quả thu được bảng trên cho thấy có những vấn đề mà cha mẹ nghĩ rằng con có thể sẽ không chia sẻ với họ và có thể chia sẻ với trên qua hình
thức khác như trên mạng xã hội cũng như loại hình can thiệp này với điểm trung bình cao nhất đó là Tôi tin tưởng những dịch vụ tư vấn trị liệu online như vậy giúp con thoải mái trong việc chia sẻ (ĐTB=1.84, ĐLC=1.019), tuy nhiên chỉ có 3.3% số cha mẹ lựa chọn là Hoàn toàn đồng ý, 23.6% là Đồng ý.
Tôi tin tưởng những dịch vụ tư vấn trị liệu online sẽ bảo mật thông tin cá nhân tốt (ĐTB=1.62, ĐLC1.083) có điểm trung bình thấp nhất đồng nghĩa với việc phụ huynh cảm thấy việc đưa thông tin lên trang web hay ứng dụng thì việc đảm bảo bí mật có thực sự an toàn. Trong các nghiên cứu trước đó, trong đó nghiên cứu của Andrews và cộng sự (2010) tiến hành đã tiến hành một cuộc khảo sát với các khách hàng đã tham gia tư vấn sức khỏe tâm thần thông qua phòng khám trực tuyến của mình thì những người tham gia cũng nêu lên những lo ngại về tư vấn sức khỏe tâm thần trực tuyến về bảo mật, riêng tư, bảo mật và khả năng cho nhà trị liệu giữ lại nhật ký quá trình của phiêntrị liệu. Nhìn chung, cha mẹ vẫn còn phân vân nhiều hơn việc có nên sử dụng dịch vụ can thiệp trực tuyến với khoảng 40% số người tham gia lựa chọn quan điểm “Có phần đồng ý có phần không” ở 5 mục mà chúng tôi đưa ra.
Ngoài việc người d ng tương tác trực tiếp trên các ứng dụng chăm sóc SKTT thì các ứng dụng gửi các thông báo tới cha mẹ về mức độ tiến triển của trẻ, các khóa học kỹ năng dành cho cha mẹ,… thì liệu cha mẹ có cảm thấy thoải mái hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi tiến hành: Đánh giá mức độ thoải mái của anh chị nếu hệ thống chăm sóc sức khoẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gửi thông báo đánh giá lại hoặc giới thiệu các khoá học phòng ngừa cho cha mẹ. Kết quả thu được bảng 3.6.
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ thoải mái của anh chị nếu hệ thống chăm sóc sức khoẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gửi thông báo đánh giá lại hoặc giới thiệu các
khoá học phòng ngừa cho cha mẹ STT Mức độ thoải mái của anh chị nếu Hoàn
toàn
Thoải mái
Có thể thoải
Không thoải
Hoàn
toàn ĐTB ĐLC
thoải mái
mái, có thể không
mái nhiều
hơn
không thoải
mái
1
Hệ thống tự động gửi các thang đánh giá định kỳ để con tôi có thể tự đỏnh giỏ và theo dừi sự tiến triển của bản thân
17.1 47.2 27.6 3.3 4.9 2.68 0.961
2
Hệ thống gửi các thông tin tóm tắt về các koá học nâng cao kiến thức, các kỹ năng ph ng ngừa các vấn đề của trẻ cho cha mẹ
16.3 51.2 21.1 3.3 8.1 2.64 1.057
3
Hệ thống kết nối các bậc cha mẹ đang có con c ng đang có những vấn đề tương tự nhau để hình thành nhóm trao đổi hỗ trợ đồng đẳng
17.1 42.3 28.5 6.5 5.7 2.59 1.032
4
Hệ thống tự động kết nối với các chuyên gia phù hợp để can thiệp trị liệu trực tiếp khi cần thiết
13.8 43.1 30.9 4.9 7.3 2.51 1.035
Sau khi tìm hiểu ý kiến của cha mẹ về việc con họ sử dụng dịch vụ trực tuyến, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu xem liệu họ có muốn nhận những thông báo liên quan đến tình trạng hiện tại cũng như những khóa học cần thiết để cha mẹ hỗ trợ con mình với câu hỏi “Hãy đánh giá mức độ thoải mái của anh chị nếu hệ thống chăm sóc sức khoẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gửi thông báo đánh giá lại hoặc giới thiệu các khoá học phòng ngừa cho cha mẹ”. Nhìn chung thì cha mẹ cảm thấy thoải mái khi nhận được các thông báo về quá trình can thiệp của con trong phạm vi của ứng dụng có thể cung cấp ở trên . Cụ thể, theo kết quả đánh giá thì cha mẹ mong muốn Hệ thống tự động gửi các thang đỏnh giỏ định kỳ để con tụi cú thể tự đỏnh giỏ và theo dừi sự tiến triển của bản thânnhất (ĐTB=2.68, ĐLC=0.961) và thông qua hình thức SMS trên điện
thoại vì đây là cách thức liên lạc thuận tiện nhất họ luôn mang theo bên mình để có thể biết được quá trình trị liệu đang tới giai đoạn nào , không bị gián đoạn khi bận không nghe được điện thoại và đồng thời là cách để ghi lại sự tiến bộ của con nếu con đang ký dịch vụ can thiệp trực tuyến. Tiếp theo là đó là các chương trình, kỹ năng ph ng ngừa cho các vấn đề trẻ có thể gặp phải trong tương lai (ĐTB=2.64, ĐLC=1.057).
Với những lợi ích, sự thuận tiện mà các ứng dụng chăm sóc SKTT trực tuyến mang lại được thể hiện ở các mục trên thì liệu trong tương lai họ có tiếp tục sử dụng dịch vụ này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này bằng bảng hỏi chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Mức độ sẵn sàng sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho bản thân và cho con cái trong tương lai theo quan
điểm của cha mẹ
STT Mức độ sẵn sàng
Hoàn toàn
sẵn sàng
Sẵn sàng về cơ bản
Phần vân
Phần không
sẵn sàng nhiều
hơn
Hoàn toàn không
sẵn sàng
ĐTB ĐLC
1
Sử dụng các ứng dụng để đánh giá sàng lọc các vấn đề tổn thương sức khoẻ tâm thần trực tuyến
13.8 40.7 27.6 11.4 6.5 2.44 1.072
2
Sử dụng các ứng dụng trực tuyến để được tư vấn cho các vấn đề gặp phải
8.9 45.5 25.2 13.0 6.5 2.39 1.045
3
Tham gia các phiên trị liệu trực tuyến do ứng dụng khuyến nghị
11.4 26.0 41.5 13.8 7.3 2.20 1.056
4 Tham gia các khoá học kỹ 7.3 28.2 34.1 12.2 8.1 2.24 1.035
năng online để phòng ngừa các vấn đề của con cái do ứng dụng gợi ý
5
Gặp các chuyên gia do ứng dụng kết nối để trị liệu trực tiếp
15.4 33.3 36.6 6.5 8.1 2.41 1.086
Sau khi tìm hiểu mức độ hiểu biết của cha mẹ về cách thực hiện việc sàng lọc cũng như can thiệp trực tiếp thông qua các ứng dụng chăm sóc SKTT, chúng tôi nghiên cứu tiếp xem trong tương lai họ có sử dụng để tư vấn tâm lý bằng hình thức này không. Sử dụng các ứng dụng để đánh giá sàng lọc các vấn đề tổn thương SKTT trực tuyến (ĐTB=2.44, ĐLC=1.072) được cha mẹ cân nhắc sử dụng nhiều nhất và chỉ có 6.5% lựa chọn là không sử dụng.
Theo như kết quả phỏng vấn cha mẹ thì họ biết rằng, hình thức trực tuyếnthuận tiện cho việc đánh giá các vấn đề của con tại nhà, không phải di chuyển xa tới các bệnh viện hay trung tâm tư vấn, hạn chế gián đoạn việc học của con. Tiếp đến là Gặp các chuyên gia do ứng dụng kết nối để trị liệu trực tiếp (ĐTB=2.41, ĐLC=1.086). Như vậy cha mẹ chỉ muốn đánh giá vấn đề của con mình trên các ứng dụng rồi sau đó nếu kết quả có những biểu hiện của khó khăn tâm lý thì họ mong muốn con được đến trị liệu tâm lý do ứng dụng giới thiệu hơn là Tham gia các khoá học kỹ năng trực tuyến để phòng ngừa các vấn đề của con cái do ứng dụng gợi ý (ĐTB=2.24, ĐLC=1.035).Tham gia các phiên trị liệu trực tuyến do ứng dụng khuyến nghị (ĐTB=2.20, ĐLC=1.056).
Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc SKTT trên nền tảng internet. Bằng phương pháp trưng cầu ý kiến, chúng tôi thu được kết quả thực trạng những điểm bất lợi ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ứng dụng này được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Những rào cản hoặc điểm bất lợi khi sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến chăm sóc sức khoẻ tâm thần
STT Nội dung Đồng ý Không
đồng ý
1 Không biết ai đang tư vấn 74.0 26.0
2 Nghe những điều tiêu cực về nó 34.1 65.9
3 Vấn đề bảo mật thông tin 72.4 27.6
4 Không có đủ thông tin về nó 68.3 31.7
5 Không thể xác nhận liệu pháp trị liệu là hợp pháp
và hiệu quả 69.9 30.1
6 Không quen với cách thức đó 43.1 56.9
7 Chưa sử dụng cách thức đó 46.3 53.7
8 Không biết người nào đã sử dụng cách thức này 66.7 33.3
9 Bảo hiểm không chi trả 31.7 68.3
10 Vấn đề hợp pháp 56.9 43.1
11 Lo lắng việc trả tiền trực tuyến cho ai 41.5 58.5 Để tìm hiểu những rào cản có thể ảnh hưởng đến việc cha mẹ sử dụng dịch vụ chăm sóc SKTT trong tương lai, chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng trên. Những vấn đề mà cha mẹ quan ngại nhất đó là Không biết ai đang tư vấn(74.0%), Vấn đề bảo mật thông tin (72.4%),Không có đủ thông tin về nó (68.3%), Không thể xác nhận liệu pháp trị liệu là hợp pháp và hiệu quả (69.9%), Không biết người nào đã sử dụng cách thức này (66.7%). Kết quả này cũng đã lý giải cho việc cha mẹ lựa chọn trị liệu trực tiếp với chuyên gia do hệ thống gợi ý ở nội dung trên. Đồng thời hình thức có khá mới mẻ với cha mẹ cho nên thông tin về ứng dụng này còn hạn chế về ai đang trị liệu cho họ, những ai đã tường sử dụng dịch vụ này và việc khai báo những thông tin cá nhân trên internet thì rất khó kiểm soát được. Điều này cho thấy rằng họ muốn biết thêm thông tin về những vấn đề nêu trên. Thông qua phỏng vấn cha mẹ mong muốn thông tin về nhà trị liệu về nơi làm việc, số năm kinh nghiệm, bằng cấp; cung cấp các thông tin về ứng dụng trên mạng xã hội để nhiều