Lý luận về nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet của cha mẹ và trẻ (Trang 33 - 37)

Chương 1. CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CHĂM SểC SỨC

1.2. Lý luận về nhu cầu

-Theo giáo trình Tâm lý học đại cương, chủ biên Nguyễn Xuân Thức,

“Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đ i hỏi mà mỗi cá nhân thấy cần đươc thỏa mãn để tồn tại và phát triển”[18].

S. Freud (1856 – 1939) đã nói đến đến nhu cầu của cơ thể trong “Lý thuyết bản năng của con người”. Ông nhận định, phân tâm học coi trọng nhu cầu tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, và nhấn mạnh đến là nhu cầu tình dục. Nhu cầu tình dục được thoả mãn sẽ giúp giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn trọng, và nếu kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất kiểm soát của con người [52].

Erich Fromm (1901), nhà phân tâm học mới, quan niệm rằng: “Nhu cầu tạo ra cái tự nhiên của con người” [Dẫn theo 1, tr.70].

Clark Leonard Hull (1884 - 1952) là một nhà tâm lý học hành vi người Mỹ đưa ra lý thuyết giảm xung năng và hành vi con người, ông cho rằng tất cả những động lực của con người là kết quả của nhu cầu sinh học. Trong lý thuyết của ông, Hull sử dụng thuật ngữ xung năng để đề cập đến tình trạng căng thẳng hoặc kích thích do nhu cầu sinh học hay sinh lý. Nhu cầu sinh lý như khát, đói,.. các ví dụ về xung năng. Một xung năng tạo ra một trạng thái khó chịu, một sự căng thẳng cần phải giảm. Để giảm tình trạng căng thẳng này, con người tìm cách đáp ứng những nhu cầu sinh học này. Chúng ta uống nước khi khát. Chúng ta ăn khi đói. Ông đề nghị rằng con người sau đó sẽ lặp lại bất kỳ hành vi làm giảm các xung năng này [54].

Nhà tâm lý học Mỹ Abraham Maslow (1908-1970) đã phát hiện ra nhu cầu có tính phổ quát của con người trong hoạt động cũng như trong cả cuộc đời. Những nhu cầu này được cấu trúc theo hình bậc thang, các nhu cầu ở dưới là phổ biến và quan trọng nhất. Các nhu cầu càng ở trên cao chỉ bộc lộ khi những nhu cầu ở phía dưới được thỏa mãn tương đối. Vai trò của những nhu cầu này đối với sự phát triển đời sống tâm lý của con người giống như vitamin đối với cơ thể. Nếu không có chúng, cơ thể sẽ trở nên ốm yếu, bệnh tật. Theo Maslow, nếu chúng ta cảm thấy thiếu nhu cầu nào đó trong số này, thì hậu quả sẽ dẫn đến các “hành vi có vấn đề”. Ngược lạinếu được thỏa mãn sẽ có những hành vi thể hiện sự lành mạnh trong tâm hồn. Nguyên lý chung ở đây là nhu cầu ở phía dưới được thỏa mãn sẽ là cơ sở để tạo ra nhu cầu ở bậc cao hơn [14, tr. 304]. Lý thuyết này giúp nhà trị liệu xác định được thứ tự các nhu cầu hiện tại của thân chủ, từ đó xây dựng kế hoạch trị liệu phù hợp cho thân chủ. Đối với vấn đề đánh giá, tư vấn và trị liệu tâm lý thì việc xác định tầm quan trọng và thứ bậc nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng Internet của cha mẹ và trẻ so với những dịch vụ chăm sóc

sức khỏe khác khác để từ đó nâng cao những ứng dụng này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng.

Carl Rogers (1902-1987) cho rằng con người ai cũng có hai loại nhu cầu cơ bản: nhu cầu thể hiện tiềm năng của mình và nhu cầu được tôn trọng tích cực. Theo Carl Rogers mọi người đều có một nhu cầu được thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình và nếu người ta lấy nhu cầu này làm tiêu chuẩn sống thì có nhiều khả năng họ sẽ thể hiện đời sống của mình một cách tích cực và cuối cùng phát triển được hết tiềm năng của mình. Carl Rogers coi trọng nhu cầu được tôn trọng tích cực, nghĩa là chúng ta ai cũng muốn được người khác tôn trọng, yêu mến và đánh giá cao những cái có thực trong nhân cách của mình [2], [14, tr. 310].

Theo nhà tâm lý học McClelland thì có hai loại nhu cầu chính đó là nhu cầu gắn bó xã hội và nhu cầu thành tựu. Nhu cầu gắn bó xã hội là nhu cầu hình thành và duy trì các mối quan hệ với người khác. Nhu cầu thành tựu là nhu cầu hứng tới những thành tích cao trong công việc [14, tr. 302].

LomovB.Ph. khi nghiên cứu về nhân cách, ông cũng đề cập khá nhiều đến nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu như là một thuộc tính của nhân cách.

“Nhu cầu cá nhân là đ i hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống của mình. Dĩ nhiên, nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu về một cái gì đó nằm ngoài cá nhân”[10, tr. 479].

Rudich P.A. quan niệm “Nhu cầu là trạng thái tâm lý làm rung động người ta thấy một sự cần thiết nhất định nào đó về một điều gì đó” [17].

Theo từ điển của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (2001), “Nhu cầu là điều cần thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển” [19, tr. 266]. Nhu cầu được thỏa mãn thì dễ chịu, không được thỏa mãn thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức.

Theo từ điển tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, “Nhu cầu là trạng thái của cá nhân xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình, là nguồn gốc tích cực của cá nhân” [4, tr. 190].

Như vậy, chúng tôi cho rằng: Nhu cầu là sự đ i hỏi về vật chất hay tinh thần mà con người cần được thỏa mãn để có thể tồn tại và phát triển

1.2.2. Đặc điểm của nhu cầu

- Tính đối tượng: Tính đối tượng của nhu cầu là sự phản ánh những điều kiện sống. Xã hội càng phát triển, sản xuất càng phát triển do đó nhu cầu càng phát triển và ngược lại nhu cầu càng phát triển, kích thích sản xuất càng phát triển.

- Tính nội dung: Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thúc thỏa mãn của nó quy định. Điều kiện thỏa mãn nhu cầu của con người nằm trong xã hội, do đó nhu cầu của con người mang tính xã hội. Phương thức thỏa mãn nhu cầu của con người phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, gia đình và hoạt động của cá nhân.

- Tính chu kì: Tính chu kỳ của nhu cầu thể hiện ở chỗ khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn, không có nghĩa là nhu cầu ấy chấm dứt mà nó vẫn tiếp tục tái diễn, nếu con người vẫn còn sống và phát triển trong điều kiện và phương thức sinh hoạt cũ. Sự tái diễn đó thường mang tích chu kỳ. Tính chu kỳ này do sự biến đổi có tính chu kỳ của hoàn cảnh xung quanh và của trạng thái cơ thể gây ra.

- Tính xã hội: Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật. Nhu cầu của con vật mang tính bản năng sinh học. Còn nhu cầu của con người mang bản chất xã hội, ngay cả nhu cầu sinh lý của con người cũng mang tính xã hội.

1.2.3. Phân loại nhu cầu

Có nhiều tác giả khác nhau đưa ra các cách phân loại nhu cầu khác nhau [13]:

- Erich Fromm, nhà phân tâm học mới, đưa ra những nhu cầu:

+ Nhu cầu quan hệ người – người.

+ Nhu cầu tồn tại ―cái tâm‖ con người.

+ Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo.

+ Nhu cầu về sự bền vững và hài hoà.

+ Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu.

- MaslowA.H. quan niệm nhu cầu của con người được chia thành 5 cấp bậc: “nhu cầu cơ bản (basic needs); nhu cầu về an toàn (safety needs); nhu cầu về xã hội (social needs); nhu cầu về được quý trọng (esteem needs); nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)”. Cuối c ng vào năm 1990, các nhà tâm lí học nhân văn hiệu chỉnh thành8 bậc [13]:

1. Nhu cầu cơ bản (basic needs) 5. Nhu cầu được thể hiện mình (self- actualizing needs)

2. Nhu cầu về an toàn (safety needs) 6. Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs) 3. Nhu cầu về xã hội (social needs) 7. Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs) 4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs) 8. Sự siêu nghiệm (transcendence)

- Tác giả Steven Reiss trong cuốn sách ―The Normal Personality- A new way of thinking about people‖(Nhân cách bình thường – Một cách nghĩ khác về con người) đã chia thành 16 loại nhu cầu [52]:

1. Nhu cầu chấp nhận: muốn tránh không bị phê bình và chối bỏ.

9. Nhu cầu vận động cơ thể 2. Nhu cầu tò mò: khát khao về mặt nhận

thức.

10. Nhu cầu quyền lực, khát khao ảnh hưởng đến mọi người

3. Nhu cầu ăn uống: khát khao với thức ăn 11. Nhu cầu tình dục

4. Nhu cầu gia đình: nuôi dạy con cái. 12. Nhu cầu tiết kiệm, tích lũy 5. Nhu cầu tự trọng: hành xử theo đạo đức. 13. Nhu cầu kết nối xã hội, bạn bè 6. Nhu cầu công bằng: khát khao về sự công

bằng xã hội

14. Nhu cầu địa vị xã hội, khát khao danh tiếng

7. Nhu cầu độc lập 15. Nhu cầu bình an nội tâm

8. Nhu cầu trật tự 16. Nhu cầu trả thù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet của cha mẹ và trẻ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)