CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC DẠY
1.3. Tổng quan về SAT
1.3.3. Thông tin chung về SAT II Chemistry
SAT II Chemistry kiểm tra kiến thức Hóa học và kỹ năng giải các bài toán hóa học, giúp HS thể hiện với hội đồng tuyển sinh của các trường Đại học sở thích, năng lực và nguyện vọng theo học các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Y dược.
1.3.3.1. Nội dung SAT II Chemistry
Các câu hỏi của SAT II Chemistry tập trung vào các chủ đề được giảng dạy ở hầu hết các trường THPT. Nội dung cụ thể của 8 chủ đề cùng với trọng số của từng chủ đề trong SAT II Chemistry được liệt kê trong bảng 1.1 sau.
Bảng 1.1. Nội dung của SAT II Chemistry
Nội dung Trọng số
Chủ đề 1: Cấu trúc của vật chất
Cấu trúc nguyên tử: Các thí nghiệm chứng minh cấu trúc nguyên tử, các số lượng tử và mức năng lượng, cấu hình electron, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cấu trúc phân tử: Cấu trúc Lewis, hình dạng phân tử, sự phân cực của phân tử.
Liên kết: Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại; mối liên hệ giữa liên kết và tính chất, cấu trúc phân tử; lực liên kết liên phân tử như là liên kết Hidro, lực tương tác lưỡng cực, lực khuếch tán London.
25%
Chủ đề 2: Trạng thái của vật chất
Chất khí: Thuyết động học phân tử, các định luật chất khí, thể tích mol, mật độ, tỉ lượng hóa học.
Chất lỏng và chất rắn: Lực liên kết liên phân tử của chất lỏng và chất rắn, các loại chất rắn, sự chuyển pha và giản đồ pha.
Dung dịch: Nồng độ phần trăm, nồng độ molan; chuẩn bị và tỉ lượng dung dịch; các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất lỏng, chất khí; phương diện định tính các tính chất nồng độ phụ thuộc số lượng hạt chất tan.
16%
Chủ đề 3: Các dạng phản ứng 14%
Axit – Bazo: Thuyết Bronstet – Lowry; axit, bazo mạnh – yếu;
pH, chuẩn độ, chất chỉ thị.
Oxi hóa khử: Nhận biết phản ứng oxi hóa khử, sự cháy, số oxi hóa, thế điện oxi hóa khử.
Kết tủa: Bảng tính tan của các chất cơ bản.
Chủ đề 4: Tỉ lượng hóa học
Khái niệm mol: Khối lượng mol, số Avogadro, công thức phân tử và công thức đơn giản nhất.
Phương trình hóa học: Cân bằng phương trình hóa học, các phép tính tỉ lượng hóa học, hiệu suất phản ứng, chất hết – chất dư.
14%
Chủ đề 5: Cân bằng và tốc độ phản ứng
Hệ cân bằng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng (Định lý Le Chatelier) của hệ ở trạng thái khí và dung dịch, hệ số cân bằng, các biểu thức cân bằng.
Tốc độ phản ứng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, giản đồ năng lượng của phản ứng, năng lượng hoạt hóa.
5%
Chủ đề 6: Nhiệt hóa học
Định luật bảo toàn năng lượng, phép đo nhiệt lượng và nhiệt dung riêng, enthalpy của sự chuyển pha và phản ứng hóa học, các đường cong chuyển pha, entropy.
6%
Chủ đề 7: Hóa học mô tả
Các nguyên tố thường gặp, danh pháp các hợp chất và ion, sự biến đổi tuần hoàn các tính chất vật lý và hóa học của các nguyên tố, khả năng hoạt động của các nguyên tố và dự đoán sản phẩm của phản ứng hóa học, các hợp chất hữu cơ đơn giản, các vấn đề hóa học liên quan đến môi trường.
12%
Chủ đề 8: Phòng thí nghiệm 8%
Các thiết bị thí nghiệm, đo lường, các bước tiến hành, quan sát, an toàn phòng thí nghiệm, tính toán và phân tích số liệu, dựng đồ thị biểu diễn số liệu, rút ra nhận xét từ những quan sát và số liệu thu được.
(Nguồn: SAT Guide for students) 1.3.3.2. Thang đánh giá trong SAT II Chemistry
SAT II Chemistry gồm 85 câu hỏi trắc nghiệm với 3 dạng câu hỏi, thời gian làm bài là 1 tiếng, thang điểm từ 200 – 800. [7]
1.3.3.3. Các dạng câu hỏi trong SAT II Chemistry
Các câu hỏi trong SAT II Chemistry được chia làm 3 dạng, mỗi câu hỏi đều có hướng dẫn làm bài chi tiết.
- Dạng 1: Five-choice Completion. Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, HS được yêu cầu lựa chọn một trong số năm đáp án.
Hình 1.1. Hướng dẫn đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan
(Nguồn: SAT guide for students)
- Dạng 2: Dạng câu hỏi phân loại: Những câu hỏi dạng này đưa ra cho HS một số lựa chọn, và yêu cầu HS sắp xếp các lựa chọn vào các nhóm tương ứng.
Hình 1.2. Hướng dẫn đối với câu hỏi phân loại
(Nguồn: SAT guide for students)
- Dạng câu hỏi phân tích mối liên hệ: Những câu hỏi dạng này yêu cầu HS phải xác định được các phát biểu Hóa học là đúng hay sai, chúng có mối liên hệ với nhau không, nếu có thì đó là mối liên hệ như thế nào. Đây là dạng câu hỏi lạ và thường gây bối rối cho cả HS Hoa Kỳ và HS quốc tế.
Hình 1.3. Hướng dẫn đối với câu hỏi phân tích mối liên hệ
(Nguồn: SAT guide for students) 1.3.3.4. Kỹ năng cần thiết trong SAT II Chemistry
Số lượng câu hỏi ở cấp độ tư duy Nhớ trong SAT II Chemistry chiếm khoảng 20%. Để trả lời đúng các câu hỏi này, HS cần nhắc lại được các khái niệm cơ bản và các thông tin đặc trưng, sử dụng thành thạo các thuật ngữ Hóa học.
Khoảng 45% SAT II Chemistry là bài tập định tính và định lượng, có thể liên quan đến thực tiễn hoặc chỉ là giả định. Các câu hỏi này thuộc cấp độ tư duy Hiểu.
Phần còn lại (35%) của SAT II Chemistry thuộc cấp độ tư duy Vận dụng.
HS phải có kỹ năng phân tích – tổng hợp để kết hợp kiến thức với các thông tin định tính, định lượng cho sẵn, đưa ra kết luận hoặc giải quyết vấn đề.
HS được cung cấp bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học và đo lường.
Các phép tính có trong SAT II Chemistry đều đơn giản, do đó HS không được sử dụng máy tính.
1.4. Định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ