CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC DẠY
1.5. Thực trạng dạy học các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh
1.5.2. Khó khăn trong triển khai dạy học các môn Khoa học tự nhiên
Việc triển khai dạy học các môn KHTN bằng tiếng Anh đã đi đến cuối giai đoạn của đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên. Sau đây là tổng hợp những ý kiến từ phía hiệu trưởng, GV các trường triển khai dạy học thí điểm và CBQL Giáo dục các cấp.
Ông Đậu Văn Mùi – hiệu trưởng trường THPT Phan Bội Châu tâm sự:
“Tôi thấy thí điểm việc dạy tiếng Anh là môn học bắt buộc ở lớp 3, Bộ GD – ĐT cú lộ trỡnh rất rừ ràng, trực tiếp mời chuyờn gia nước ngoài để tập hoàn cho GV các tỉnh … trong khi với chủ trương này (Dạy các môn KHTN bằng tiếng Anh ở trường THPT chuyên) thì lại chưa có cái chuẩn về chương trình và GV được đưa ra cả. Mỗi trường đều tự làm theo cách của mình”. [5]
Ông Phạm Văn Nam – hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân cho biết:
“Việc thống nhất một chương trình chung cho tất cả các trường là cần thiết.
Phụ huynh cũng muốn con em họ sau khi học phải có bằng cấp, chứng chỉ của Đh Cambridge được nước ngoài công nhận – về mặt pháp lý là ổn rồi. Có một chương trỡnh rừ ràng, giỏo viờn khụng phải tự mày mũ biờn soạn mà cú “đối tượng” để tiếp cận, để nghiên cứu, học hỏi cũng mang ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, việc dạy toán và các môn KHTN bằng tiếng Anh vẫn chưa hấp dẫn HS vì chương trình chính khóa đã quá nặng đối với các em. Như trường tôi, học kì 1 năm học 2012 – 2013 có 19 HS học toán, vật lý bằng tiếng Anh thì sang học kì 2 chỉ còn 8 em.” [5]
Ông Trần Trung Kiên, hiệu trưởng trường THPT Mạc Đĩnh Chi cho biết:
“Năm nay chúng tôi thí điểm một lớp 10 (lớp này có 40HS/tổng số hơn 1000 HS lớp 10) có trình độ tiếng Anh tương đối khá để dạy môn Toán bằng tiếng Anh với mức học phí 120.000 đồng/tháng/HS. Nếu thực hiện chương trình của Đại học Cambridge, chúng tôi sẽ chọn phương án sử dụng GV thỉnh giảng và
GV hiện có chứ không hợp đồng với công ty EMG để thực hiện toàn bộ chương trình vì chi phí sẽ rất cao. Sang học kì 2, nhà trường sẽ làm việc lại với phụ huynh về vấn đề này. Điều làm tôi lo lắng là phụ huynh trường tôi không khá giả, nếu học phí cao quá, họ sẽ rút tên”. [5] Ông Kiên cũng cho biết thêm:
“Muốn sử dụng chương trình của Đại học Cambridge, hằng năm các trường phải đóng một khoản phí gọi là phí thành viên thì Cambridge mới chuyển giao giáo trình, tài liệu giảng dạy. Như vậy, ngoài khoản phí mua sách cao gấp nhiều lần so với học phí hiện này, khoản phí thành viên cũng sẽ được chia đều trên đầu HS. Nếu số lượng HS đăng kí đông còn đỡ, chứ 20, 30 HS thì các em phải gánh chi phí rất nặng”.
Ông Chử Xuân Dũng – Phó GĐ Sở GD – Hà Nội chia sẻ: “GV đạt trình độ B2 về tiếng Anh nhưng còn lúng túng, chưa đủ các từ chuyên ngành để trình bày bài giảng. Ở các địa phương khác, các thầy cô đạt chuẩn B2 ở toàn tỉnh có khi chỉ đến hàng chục”. Ông Dũng cũng cho biết: “Nhu cầu GV dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh rất cao, không chỉ ở trường công lập mà cả các trường tư thục. Phần lớn các trường đều có hợp đồng, mời GV từ các nước bạn. Hiện nay để mời một GV nước ngoài để dạy chương trình tú tài quốc tế Anh A-Level của Đại học Cambridge thì mức phí phải trả khoảng 8000 USD/tháng”. [5]
Về số lượng HS tham gia học các môn Toán và KHTN bằng tiếng Anh, một số trường ở TP HCM cung cấp thông tin như sau: Trong năm học 2012 – 2013, trường THPT Lương Thế Vinh có 40 em HS lớp 10 tham gia, sau 1 năm chỉ còn lại 30 đăng kí học tiếp. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có 30 em HS lớp 10 tham gia, lên lớp 11 chỉ còn lại 13 em. Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa chỉ có 20 em đăng kí theo học môn Toán, 8 em đăng kí theo học môn Lý bằng tiếng Anh. Tại Hà Nội, trường THPT chuyên ĐHKHTN đã tạm dừng việc dạy học các môn Toán và KHTN bằng tiếng Anh.
Ông Nguyễn Thành Công, GV trường THPT chuyên Sư phạm: “Không nên chờ bao giờ hoàn thiện tiếng Anh mới học bằng tiếng Anh. Cứ dạy đi, sai
đâu sửa đó, còn vướng chỗ nào, thì lúc đó cả thầy và trò, nhà trường tiếp tục tìm giải pháp. Sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng về lợi ích lâu dài cho các em khi đi du học”. Nhiều hiệu trưởng và GV băn khoan, nếu chỉ đặt mục tiêu như đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho HS THPT là có thể đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu các môn KHTN thì các em hoàn toàn có thể được cung cấp tài liệu tự học tại nhà. [5]
Thông qua những ý kiến này, có thể tổng kết được những khó khăn của việc dạy học các môn Toán và KHTN bằng tiếng Anh như sau:
- Khả năng tiếng Anh của GV và HS
Trong số những GV chuyên môn tốt thì rất ít người tự tin dạy học bằng tiếng Anh. Những GV trẻ mới ra trường, có nền tảng tiếng Anh tốt lại cần được đào tạo thêm để có thể đứng lớp vững vàng. Do đó, có thể nói nguồn lực GV cho việc triển khai dạy học các môn Toán và KHTN đang rất thiếu.
HS các trường THPT chuyên có lợi thế về khả năng tiếp thu kiến thức KHTN, tuy nhiên trình độ tiếng Anh lại rất khác nhau. Nhiều trường THPT chuyên đã đưa ngoại ngữ trở thành môn bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh của trường, tuy nhiên kết quả của các em không khả quan. Trong năm 2013, trường THPT chuyên Sư phạm đã phải giảm tiêu chuẩn tiếng Anh xuống 2,5/10 thì mới tuyển đủ HS theo chỉ tiêu.
- Bộ GD & ĐT và Sở GD các tỉnh/thành phố không cung cấp chương trình chuẩn. Điều này dẫn đến ba hệ lụy quan trọng.
Thứ nhất, các trường phải tự mày mò cách để triển khai dạy học bằng tiếng Anh, vì vậy mỗi trường một kiểu, không thống nhất và cũng không hỗ trợ, rút kinh nghiệm được cho nhau. Nhà trường, GV và HS đều rối, cứ vừa tiến hành dạy và học, vừa tìm giải pháp cho các chỗ vướng mắc.
Thứ hai, nhiều trường lựa chọn theo chương trình của đại học Cambridge. Muốn sử dụng được chương trình này, các trường phải đóng một
nhà nước không có chính sách hỗ trợ, do đó chi phí HS phải gánh rất nặng, nhiều HS muốn tham gia lại không đủ điều kiện kinh tế.
Thứ ba, không có chương trình thống nhất đồng nghĩa với việc không có mục đớch học tập rừ ràng. Ngoài những HS cú sẵn điều kiện để du học hoặc cú động lực để tham dự các kì thi HSG quốc tế (như là APMOS), rất nhiều HS khác phải dừng giữa chừng vì việc học song song hai chương trình quá nặng nề, mà các em cần tập trung nhiều hơn cho kì thi THPT QG. Nhìn chung HS ở bậc THCS hào hứng tham gia học hơn, vì lúc này các em chưa có nhiều áp lực như HS THPT.
Tóm lại, để có thể triển khai tốt việc dạy học các môn KHTN bằng tiếng Anh cần phải nâng cao trình độ tiếng Anh của HS, đào tạo ngoại ngữ cho các GV chuyên ngành, tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với bối cảnh giáo dục THPT hiện nay và một lộ trỡnh dạy – học rừ ràng.