Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dạy học một số chủ đề hóa học trung học phổ thông bằng tiếng anh tiếp cận SAT II chemistry (Trang 98 - 102)

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Các HS phản xạ nhanh trong giao tiếp, tuy nhiên đa phần lựa chọn trả lời câu hỏi bằng từ/cụm từ thay vì câu hoàn chỉnh. Số ít HS bị nhầm lẫn về dạng của từ, ví dụ khi nói về nguồn năng lượng thì dùng “Solar” (tính từ, thuộc về mặt trời) thay vì “Sun” (danh từ, mặt trời), hay dùng “sonic” (tính từ, thuộc về

âm thanh) thay vì “sound” (danh từ, âm thanh). Khoảng 50% HS thiếu hoặc sử dụng sai mạo từ (a, an, the). Một vài HS quên chia số ít cho động từ ở thì hiện tại khi nói. 100% HS dùng sai cấu trúc câu so sánh, cụ thể là thiếu “that of”

trong câu “The energy level of X is higher than that of Y”. Sau khi được nhắc nhở và phân tích, các HS đều không lặp lại lỗi sai nữa, một số chủ động nhắc lại/nhẩm lại các từ/cụm từ/câu đúng hoàn chỉnh ngay sau khi tiếp thu ý kiến từ GV.

Kết quả kiểm tra viết cho thấy tất cả các HS đều hiểu nghĩa tiếng Việt của các từ tiếng Anh chuyên ngành, một vài HS chọn lựa từ chưa phù hợp, ví dụ “exothermic” giải nghĩa là “thả nhiệt” thay vì “tỏa nhiệt”. Theo thống kê từ ba câu hỏi kiếm tra kiến thức Hóa học, xấp xỉ 40% HS đạt điểm giỏi (từ 8 điểm trở lên), trên 50% HS đạt điểm trung bình khá (từ 5 đến 8 điểm), và chỉ có 10%

HS đạt điểm kém (dưới 5 điểm). Tất cả các HS đều không làm trọn vẹn dạng câu hỏi phân tích mối liên hệ của các mệnh đề (dạng câu hỏi SAT II Chemistry).

Như vậy có thể thấy sau tiết học, các HS đều nắm được kiến thức và từ vựng chuyên ngành, tuy nhiên với trình độ tiếng Anh A2 (theo khung tham chiếu châu Âu) nên các em vẫn gặp khó khăn trong việc đọc hiểu đề bài, đặc biệt là dạng bài đòi hỏi kỹ năng vận dụng cao như dạng phân tích mối liên hệ giữa các mệnh đề như trong bài thi SAT II Chemistry. Để khắc phục được khó khăn này, các em cần được tạo điều kiện học tập lâu dài và tiếp xúc nhiều hơn với các dạng câu hỏi của SAT II Chemistry.

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy HS đồng thời tiếp nhận kiến thức Hóa học tiếp cận SAT II Chemistry và phát triển kỹ năng ngoại ngữ thông qua tiết học định hướng CLIL sinh động, gắn liến thực tiễn, đồng thời phát huy được tính chủ động và vị trí trung tâm của HS trong lớp học.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, chúng tôi đã phân tích và lựa chọn bài học phù hợp nằm trong các chủ đề dạy học được đề xuất nhằm tiếp cận SAT II Chemistry để thực nghiệm sư phạm tại hai lớp chọn Anh của trường THPT Khoa học Giáo dục.

Kết quả kiểm tra viết cho thấy tất cả các HS đều hiểu nghĩa tiếng Việt của các từ tiếng Anh chuyên ngành. Xấp xỉ 40% HS đạt điểm giỏi (từ 8 điểm trở lên), trên 50% HS đạt điểm trung bình khá (từ 5 đến 8 điểm), và chỉ có 10% HS đạt điểm kém (dưới 5 điểm).

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy HS đồng thời tiếp nhận kiến thức Hóa học tiếp cận SAT II Chemistry và phát triển kỹ năng ngoại ngữ thông qua tiết học định hướng CLIL sinh động, gắn liến thực tiễn, đồng thời phát huy được tính chủ động và vị trí trung tâm của HS trong lớp học.

Quá trình thực nghiệm sư phạm và kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm cho thấy mục đích thực nghiệm sư phạm về cơ bản đã được hoàn thành.

Thông qua nội dung chủ đề dạy học được đề xuất, dạng câu hỏi trong bài kiểm tra và kế hoạch dạy học theo định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL), HS đã có thể tiếp cận được SAT II Chemistry.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài căn bản đã hoàn thành được các vấn đề đặt ra như sau:

- Tìm hiểu nhu cầu và thực trạng dạy học các môn KHTN bằng tiếng Anh, đồng thời tìm hiểu những ưu điểm của Giáo dục Hoa Kỳ. Từ đây thấy được việc học Hóa học tiếp cận SAT II Chemistry là một mục tiêu phù hợp với HS THPT Việt Nam.

- Nghiên cứu, phân tích chương trình THPT QG và nội dung kiến thức trong SAT II Chemistry để thấy được điểm giống và khác nhau của chương trình, từ đó đề xuất các chủ đề dạy học Hóa học bằng tiếng Anh cho HS THPT tiếp cận SAT với ưu điểm là tiết kiệm chi phí, thời gian mà vẫn nâng cao hiệu quả học tập.

- Đề xuất quy trình và thiết kế bài giảng theo định hướng CLIL phù hợp với các chủ đề dạy học đã đề xuất, giúp HS tiếp thu đồng thời kiến thức Hóa học và kĩ năng ngoại ngữ

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, thu thập và xử lý số liệu, chứng minh tính khả thi của các đề xuất.

2. Khuyến nghị

- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho các phòng học và thí nghiệm, nhằm giúp bài giảng trở nên sinh động và dễ tiếp cận HS.

- Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho Giáo viên bộ môn

- Có kế hoạch kết hợp và hỗ trợ phù hợp giữa nhà trường, GV bộ môn và GV ngoại ngữ

- Phân phối hợp lý việc dạy học chương trình THPT QG và chương trình Hóa học bằng tiếng Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dạy học một số chủ đề hóa học trung học phổ thông bằng tiếng anh tiếp cận SAT II chemistry (Trang 98 - 102)