Hình 2.14 Slide tiến trình đo biến thiên enthalpy bằng thực nghiệm
10. Cấu trúc luận văn
1.5. Thực trạng dạy học các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh
1.5.3. Cơ hội học tập và học bổng với SAT
1.5.3.1. Tại Hoa Kỳ
Hơn 82% GV THPT tại Hoa Kỳ đồng ý rằng kiến thức và kỹ năng trong SAT Subject là một phần chương trình giảng dạy của nhà trường. Gần 90% GV và giảng viên chỉ ra rằng kiến thức và kỹ năng trong SAT Subject rất quan trọng đối với việc học tập ở bậc Đại học [7]. Do đó, cùng với GPA, SAT Resoning và SAT Subject tạo ra một bức tranh toàn cảnh về năng lực của HS, giúp HS thể hiện được sở thích và điểm mạnh trong học tập của mình, cũng như giúp hội đồng tuyển sinh của các trường Đại học lựa chọn được ứng viên tốt nhất. Bảng 1.2 sau đây sẽ liệt kê yêu cầu của các trường Đại học top 10 tại Hoa Kỳ liên quan đến SAT. Thứ hạng của trường theo đánh giá của US News năm 2018.
Bảng 1.2. Yêu cầu tuyển sinh của các trường Đại học top 10 tại Hoa Kỳ liên quan đến SAT Trường Thứ hạng Yêu cầu SAT Số môn SAT Subject yêu cầu hoặc khuyến khích Chú thích của trường
Princeton 1 Có 0-2 “We recommend, but do not require, the submission of two SAT Subject Tests, which often assist us in the evaluation process. We have no preference for the specific SAT Subject Tests applicants choose to take. However, if you apply for the Bachelor of Science in Engineering, we recommend that you take either mathematics Level I or II, and either physics or chemistry.” Harvard 2 Có Tùy thuộc “Subject Tests can be helpful
both for admissions and course placement purposes.”
“International students generally benefit from submitting Subject Tests and should take them if possible.”
“The decision whether to take Subject Tests is entirely up to you.”
Columbia 3 Có 0
MIT 3 Có 2 “All applicants must take one
Subject Test in math (level 1 or 2) and one in science (biology e/m, chemistry, or physics)”
Chicago 3 Có 0
Yale 3 Có Tùy thuộc SAT II: Math must be above 740.
“SAT Subject Tests are not required for admission but are recommended.”
Stanford 7 Có 2 "SAT Subject Tests are optional. Because SAT Subject Test scores can highlight your areas of strength, we welcome the self-reporting of these results in your application."
Duke 8 Có 2 “Two Subject Tests strongly
recommended.” Pennsylvania 8 Có 0
Northwestern 10 Có 3 “SAT II Maths, Physics and Chemistry are required.”
Theo bảng 1.2, tất cả các trường Đại học đầu bảng đều bắt buộc HS thi SAT Reasoning, 7/10 trường yêu cầu hoặc khuyến khích HS thi SAT Subject. Tùy thuộc vào thế mạnh cá nhân, các HS lựa chọn môn thi SAT II phù hợp.
Theo thống kê của College Board, điểm số trung bình của các thí sinh qua các đợt thi SAT II Chemistry trong 3 năm (từ 2016 đến 2018) là 664 và có 10% thí sinh đạt điểm tuyệt đối 800 [8]. Khơng có trường Đại học nào cơng khai mức điểm SAT I và II mà HS cần đạt được để vào trường, vì vậy các HS cần nỗ lực hết mình. Điểm số SAT càng cao, khả năng được nhận vào các trường Đại học đầu bảng tại Hoa Kỳ càng lớn. Giữa các HS cùng được nhận vào trường, HS nào có điểm SAT cao hơn có nhiều cơ hội được nhận học bổng hơn.
Với kết quả SAT Reasoning và SAT Subject, khả năng được nhận vào các trường Đại học của Hoa Kỳ chỉ phụ thuộc vào thực lực của HS, khơng
quan trọng HS đó là người bản địa hay đến từ quốc gia nào trên thế giới.
1.5.3.2. Tại các quốc gia khác
Hầu hết các trường Đại học tại Canada yêu cầu kết quả SAT. Các trường Đại học tại Anh chấp nhận SAT Reasoning và SAT Subject thay cho A – Level. Từ tháng 8/2017, các HS Phần Lan hoặc các HS quốc tế muốn nhập học Đại học tại Phần Lan không cần phải thi đầu vào như các năm trước mà dùng kết quả SAT để thay thế. Đi đầu cho xu hướng này là 4 trường Đại học hàng đầu Phần Lan: Đại học công nghệ Tampere, Đại học Khoa học Ứng dụng Savonia, Đại học Aalto, Đại học Khoa học Ứng dụng Helsinki Metropolia [14].
Các quốc gia khác có nhiều trường Đại học coi SAT như một công cụ đánh giá năng lực HS để xét tuyển cơ hội học tập bao gồm: Úc, Nhật Bản, Li Băng, Hà Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ [15].
1.5.3.3. Tại Việt Nam
Theo thông tin tuyển sinh Đại học hệ chính quy năm 2018 của ĐH QG Hà Nội công bố ngày 18/11/2017, các trường, các khoa thành viên của ĐHQG Hà Nội mở rộng cách thức xét tuyển với các thí sinh sử dụng kết quả SAT. Trường dự định nhận hồ sơ của các thí sinh đạt mức điểm SAT Reasoning 1040 trở lên.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tơi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm với 5 mục chính:
1. Giáo dục Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế
- Chỉ đạo của bộ GD – ĐT đối với việc dạy học các mơn Tốn và KHTN bằng tiếng Anh
- Mục đích, ý nghĩa của việc dạy học các mơn Tốn và KHTN bằng tiếng Anh đối với HS, GV và nhà trường.
2. Thực trạng dạy học các mơn Tốn và KHTN bằng tiếng Anh
- Nhu cầu của xã hội đối với việc dạy học các mơn Tốn và KHTN bằng tiếng Anh
- Những khó khăn trong việc triển khai dạy học các mơn Tốn và KHTN bằng tiếng Anh ở bậc THPT
3. Giáo dục THPT tại Hoa Kỳ
- Những ưu điểm của giáo dục THPT tại Hoa Kỳ
- Tổng quan về SAT và SAT II Chemistry – bài kiểm tra đánh giá năng lực và kiến thức của HS THPT tại Hoa Kỳ
- Cơ hội học tập, học bổng với SAT tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới dành cho HS Việt Nam
4. Dạy học theo định hướng tích hợp nội dung và ngơn ngữ - Khái niệm Dạy học tích hợp nội dung và ngơn ngữ
- Ưu điểm của định hướng tích hợp nội dung và ngơn ngữ - Nền tảng của định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ
5. Lịch sử nghiên cứu dạy học Hóa học bằng tiếng Anh tại Việt Nam
- Tham khảo các nghiên cứu về nhu cầu, thực trạng và phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh hiện nay tại Việt Nam
- Phân tích các tài liệu tham khảo để xác định hướng nghiên cứu mới của đề tài Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn này, có thể thấy rõ được tính cấp thiết và tiềm năng ứng dụng thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH TIẾP CẬN SAT II CHEMISTRY
2.1. Mối liên hệ giữa chương trình trung học phổ thông chuẩn Quốc Gia và các chủ đề SAT II Chemistry và các chủ đề SAT II Chemistry
2.1.1. Sự giao thoa giữa chương trình trung học phổ thơng chuẩn Quốc Gia và các chủ đề SAT II Chemistry
Bảng 2.1 sau đây sẽ liệt kê các chương trong chương trình Hóa học THPT QG có liên quan đến SAT II Chemistry. Từ đó cho thấy sự tương đồng lớn giữa các chương trình Hóa học THPT tại Hoa Kỳ và tại Việt Nam.
Bảng 2.1. Bảng đối chiếu các chủ đề trong SAT II Chemistry và chương trình Hóa học THPT QG
SAT II Chemistry Chương trình THPT QG Chủ đề 1: Cấu trúc của vật
chất
Lớp 10 – Chương 1: Nguyên tử
Lớp 10 – Chương 2: bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố Hóa học
Lớp 10 – Chương 3: Liên kết Hóa học Chủ đề 2: Trạng thái của vật
chất
Các cơng thức Hóa học: mol – thể tích, nồng độ phần trăm, nồng độ mol, độ tan nằm trong chương trình Hóa học THCS và đi xun suốt chương trình THPT
Chủ đề 3: Các dạng phản ứng
Lớp 10 – Chương 4: Phản ứng hóa học Lớp 11 – Chương 1: Sự điện li
Chủ đề 4: Tỉ lượng hóa học Các khái niệm về công thức phân tử, công thức đơn giản nhất, phương trình hóa học và mối liên hệ giữa các chất trong phương trình hóa học
nằm trong chương trình Hóa học THCS và đi xun suốt chương trình THPT
Chủ đề 5: Cân bằng và tốc độ phản ứng
Lớp 10 – Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Chủ đề 6: Nhiệt hóa học Lớp 10 – Chương 4: Phản ứng hóa học
Chủ đề 7: Hóa học mơ tả Danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học của các nguyên tố, hợp chất, ion thường gặp, một số vấn đề Hóa học liên quan đến môi trường và sức khỏe được lồng ghép trong tất cả các bài trong chương trình THPT QG
Chủ đề 8: Phịng thí nghiệm Các thiết bị trong PTN, các thao tác thí nghiệm được lồng ghép trong các bài thực hành của chương trình THPT QG
2.1.2. Những kiến thức cần bổ sung cho học sinh Trung học phổ thông để tiếp cận SAT II Chemistry tiếp cận SAT II Chemistry
Các phép toán trong SAT II Chemistry rất đơn giản, vì vậy HS thậm chí cịn khơng được sử dụng máy tính cá nhân trong thời gian làm bài. Tuy nhiên, SAT II Chemistry lại đòi hỏi HS hiểu sâu hơn về bản chất Hóa học của các chất và các quá trình phản ứng. Những kiến thức này khơng có trong chương trình THPT chuẩn QG, nhưng có trong chương trình THPT dành cho HS chun Hóa học. Trừ chủ đề 4 và chủ đề 7 trong SAT II Chemistry hoàn toàn tương đồng với chương trình THPT QG, HS các trường THPT tại Việt Nam cần trang bị thêm một số kiến thức, cụ thể như sau:
- Chủ đề 1: Cấu trúc của vật chất: Các số lượng tử, sự hấp thụ và giải phóng năng lượng của các electron khi chuyển mức năng lượng, lực tương tác lưỡng cực, lực khuếch tán London.
- Chủ đề 2: Trạng thái của vật chất: Thuyết động học phân tử, các định luật chất khí, mật độ chất khí, lực liên kết liên phân tử của chất lỏng và chất rắn, các loại chất rắn, sự chuyển pha và giản đồ pha, các tính chất vật lý phụ thuộc số lượng hạt chất tan trong dung dịch, các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của các chất. - Chủ đề 3: Các dạng phản ứng: Chuẩn độ dung dịch, dung dịch đệm.
- Chủ đề 5: Cân bằng và tốc độ phản ứng: Hệ số cân bằng, các biểu thức cân bằng, giản đồ năng lượng của phản ứng, năng lượng hoạt hóa.
- Chủ đề 6: Nhiệt hóa học: Định luật bảo tồn năng lượng, phép đo nhiệt lượng và nhiệt dung riêng, enthalpy của sự chuyển pha và phản ứng hóa học, các đường cong chuyển pha, entropy.
- Chủ đề 8: Phịng thí nghiệm: Dựng đồ thị biểu diễn số liệu và rút ra nhận xét từ đồ thị.
2.2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng các chủ đề dạy học tiếp cận SAT II Chemistry
2.2.1. Nguyên tắc
- Mục đích của các chủ đề dạy học Hóa học bằng tiếng Anh là tiếp cận SAT II Chemistry: Các chủ đề dạy học Hóa học bằng tiếng Anh tập trung vào lý thuyết Hóa học, mở rộng và đào sâu theo các nội dung trong SAT II Chemistry. Hệ thống bài tập cũng được biên soạn theo các dạng câu hỏi trong SAT II Chemistry, tránh các dạng bài tập địi hỏi nhiều bước tính tốn phức tạp như trong đề thi THPT QG mơn Hóa học.
Đối với những phần kiến thức giao thoa giữa chương trình Hóa học THPT và các chủ đề SAT II Chemistry, các chủ đề liên quan không dạy lặp lại gây nhàm chán cho HS mà thay vào đó sẽ tập trung rèn luyện kỹ năng sử dụng từ vựng, mẫu câu học thuật cho HS. Trong buổi học các chủ đề này, phần Ngôn ngữ chiếm ưu thế.
Đối với những phần kiến thức khơng có trong chương trình THPT QG nhưng có trong các chủ đề SAT II Chemistry, HS được yêu cầu nghiên cứu tài liệu chứa các từ vựng học thuật trước ở nhà, những vấn đề liên quan đến kiến thức Hóa học được thảo luận và giải đáp trên lớp. Trong buổi học các chủ đề này, phần Nội dung chiếm ưu thế.
Đối với cùng một vấn đề, GV cần nhấn mạnh sự giống và khác nhau trong cách trình bày mà HS Việt Nam và Hoa Kỳ được hướng dẫn. Ví dụ, HS Việt Nam chỉ tiến hành phép tính với các con số, HS Hoa Kỳ phải trình bày cả đơn vị của các đại lượng trong phép tính.
- Thứ tự các chủ đề bám sát chương trình Hóa học THPT QG: Những nội dung cụ thể trong từng chủ đề SAT II Chemistry được phân tích và sắp xếp lại thành các chủ đề nhỏ hơn và tương ứng với các chương có liên quan trong chương trình THPT QG.
2.2.2. Quy trình
Bước 1: Phân tích, so sánh các nội dung kiến thức và kĩ năng mà SAT II Chemistry yêu cầu với chương trình Hóa học THPT QG để loại bỏ những học phần trùng lặp và xác định những học phần cần bổ sung.
Bước 2: Sắp xếp các nội dung kiến thức và kĩ năng cần bổ sung cho HS THPT để tiếp cận SAT II Chemistry theo thứ tự của các học phần có liên quan theo trong chương trình Hóa học THPT.
Ví dụ: Các kiến thức về vật chất, tính chất vật lý, tính chất hóa học … HS đã được làm quen trong chương trình THCS, do đó sẽ được gộp thành chủ đề mở đầu cho các tiết học Hóa học bằng tiếng Anh nhằm củng cố kiến thức cũ cho HS, cung cấp từ vựng tiếng Anh chuyên ngành. Các kiến thức về dạng hình học phân tử sẽ tiếp nối ngay sau bài Liên kết hóa học trong chương trình THPT chuẩn QG.
Bước 3: Sắp xếp các học phần cần bổ sung có liên quan đến nhau thành một chủ đề, đặt tên chủ đề và xác định thời lượng của các chủ đề dạy học theo tham khảo từ giáo trình của nước ngồi.
Ví dụ: Momen lưỡng cực, lực tương tác lưỡng cực, liên kết hidro được xếp thành một chủ đề là Các lực liên phân tử (Intermolecular forces). Tham khảo từ sách luyện thi SAT II Chemistry của Karl, O’Malley, ETS … và giáo trình A/AS Level (Lawrie Ryan và Roger Norris – Đại học Cambridge), nội dung này cần học trong 2 tiết và luyện tập dạng câu hỏi SAT II Chemistry trong 1 tiết. Vậy tổng thời lượng cần cho chủ đề này là 3 tiết.
Bước 4: Tiến hành dạy thực nghiệm để đánh giá hiệu quả dạy học Hóa học bằng tiếng Anh tiếp cận SAT theo các chủ đề đã được xây dựng.
2.3. Các chủ đề dạy học Hóa học bằng tiếng Anh tiếp cận SAT II Chemistry
Từ những phân tích về mối liên hệ giữa chương trình Hóa học THPT QG và các chủ đề của SAT II Chemistry, chúng tơi đề xuất các chủ đề dạy học Hóa học bằng tiếng Anh cho HS THPT như liệt kê trong bảng 2.2. HS lớp 10 học các chủ đề từ 1 đến 10 với tổng cộng 31 tiết. Các chủ đề từ 11 đến 17 với tổng cộng 29 tiết dành cho HS lớp 11. Như vậy, nhà trường có thể tổ chức dạy học các chủ đề này với mật độ 1 tiết/tuần trong suốt 2 năm học. HS lớp 12 chỉ cần dành thời gian ôn tập tổng hợp.
Bảng 2.2. Các chủ đề dạy học Hóa học bằng tiếng Anh cho HS THPT
Unit Content
Topic 1: The basics of chemistry
#1: Matter Definition of matter
Classification of substances and mixtures #2: Physical and chemical
properties
Physical and chemical properties Physical and chemical changes
#3: Stoichiometry Chemical equation
Types of chemical reaction Stoichiometry
#4: Practice
Topic 2: Atom
#1: Atomic structure Discoveries of atomic structure
#2: Electron shell The principal quantum number (n) and energy levels
The orbital angular momentum quantum number (l)
The magnetic quantum number (ml) The atomic orbitals
The electron spin quantum number (ms) #3: Practice
Topic 3: The periodic table
#1: The periodic trends The periodic trends
Patterns in ionization energies in the periodic table
#2: Practice
Topic 4: Molecular shapes
#1: Chemical bonding Types of chemical bonding Characteristics of bonds Lewis structures
#2: Molecular geometry VSEPR theory
Resonance structures #3: Practice
#1: Dipole moment and dipole- dipole forces
Dipole moment Dipole – dipole force
Induced dipole – dipole force #2: Hydrogen bonding Hydrogen bonding
Effects of intermolecular forces on physical properties
#3: Practice
Topic 6: States of matter
#1: The kinetic-molecular theory of gases
Definition of ideal gas
The kinetic-molecular theory