Các thị trường cung ứng chủ yếu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 66 - 101)

III. THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

3. Thực trạng hoạt động sản xuất và cung ứng hàng may mặc

3.2. Các thị trường cung ứng chủ yếu

Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác trong khu vực, ngành may mặc được coi là một ngành mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế bởi sức đóng góp vào GDP và khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành, chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu là một lựa chọn đúng đắn nhằm tìm kiếm một thị trường rộng lớn hơn, đòi hỏi khắt khe hơn. Trong những năm gần đây, Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn luôn là những thị trường trọng điểm mà Việt Nam hướng tới, tuy cơ cấu tỷ trọng có thể thay đổi qua các thời kỳ tương ứng với những sự kiện kinh tế chính trị liên quan đến ngành may mặc. Tiêu biểu như việc quyết định ban hành quy chế thương mại bình thường đối với Việt Nam của Mỹ tháng 12 năm 2001 đã dẫn đến một sự thay đổi lớn trong cơ cấu xuất khẩu may mặc của Việt Nam. Năm 2001, tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và EU chiếm hơn 2/3 xuất khẩu may mặc năm 2001 của nước này. Ngược lại, năm 2001, xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 2,6%.

Tuy nhiên, sau khi có được quy chế thương mại bình thường, xuất khẩu may mặc của Việt Nam sang Mỹ nhảy vọt lên gần 1 tỷ USD năm 2002, vượt xuất khẩu sang cả EU và Nhật Bản, hai thị trường này đã giảm ít nhiều so với năm trước. Trong các năm tiếp theo, xuất khẩu may mặc vào thị trường Mỹ vẫn tiếp tục tăng mạnh, bất chấp các biện pháp bảo hộ thương mại, biến Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc lớn nhất của Việt Nam, tiếp theo là EU và Nhật Bản.

59

Bảng 2.11: Các thị trường xuất khẩu may lớn của Việt Nam

Đơn vị: triệu USD và phần trăm

Trị giá 2001 2002 2003 2004 2005 Thế giới 1,819.70 2,562.30 3,386.30 4,135.80 4,558 Hoa Kỳ 46.4 995.3 1,946.40 2,432.50 2,579.90 2.6% 38.8% 57.5% 58.8% 56.6% Nhật Bản 562.7 457.1 443.2 469.9 574.8 30.9% 17.8% 13.1% 12% 12.6% EU 652.8 591.3 554 718.4 860.8 35.9% 23.1% 16.4% 17.4% 18.9%

Nguồn: Thương mại thế giới 3.2.1. Thị trường Mỹ

Có thể thấy hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam tăng đáng kể trong 5 năm qua. Mặc dù chính sách thương mại của Mỹ đối với Việt Nam có nhiều thay đổi, kể cả việc Mỹ ban hành quy chế thương mại bình thường cho Việt Nam, việc áp dụng quota nhập khẩu lên một số mặt hàng may mặc và việc tuân thủ cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ vẫn tiếp tục tăng đều, cùng với nó, thị phần chung của Việt Nam trên thị trường Mỹ cũng tăng. Tỷ trọng nhập khẩu may mặc của Mỹ từ Việt Nam tăng từ 0,1% năm 2001 lên 4,3% năm 2006. Cũng trong năm này, xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam đạt 3,044 tỷ USD, chiếm 55% lượng xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam. Tuy nhiên, kể cả trên những mảng thị trường mà Việt Nam là một trong 3 nhà cung cấp hàng đầu của Mỹ, trừ một số ngoại lệ thì tỷ lệ cung cấp hàng nhập khẩu của Việt Nam vẫn ở dưới mức 10%.

Bảng 2.12: Các sản phẩm may nhập khẩu hàng đầu từ Việt Nam theo tỷ trọng xuất khẩu của từng danh mục năm 2006

Mã HS Đặc điểm Trị giá

(triệu USD)

Tỷ trọng nhập khẩu Chƣơng 61 – Các loại quần áo đan hoặc móc tay 49.962 7.4%

6101 Áo khoác nam 69.109 8.3%

6102 Áo khoác nữ 117.536 9.0%

6106 Sơ mi nữ 53.571 3.3%

6111 Các loại quần áo trẻ em 17.010 10.3%

6113 Các loại quần áo bằng nhựa, cao su dùng cho nghệ thuật

60

Chƣơng 62 – Các loại quần áo không phải đan hoặc móc tay

6201 Áo khoác nam 191.241 12.9%

6202 Áo khoác nữ 140.952 8.0%

6209 Quần áo trẻ em 41.542 6.5%

6210 Các loại quần áo bằng nhựa, cao su, dùng cho nghệ thuật

99.495 9.6%

6216 Găng tay 15.253 7.5%

Nguồn: Atlas thương mại toàn cầu

Các chuyên gia kinh tế trong ngành đã đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2008 có thể đạt đến 6,1 tỷ USD, tăng 33,8% so với năm 2007. Trong khi xuất khẩu của Mehico tiếp tục giảm và xuất khẩu của Ấn Độ tăng chậm, Việt Nam sẽ vượt qua Mehico và Ấn Độ để trở thành nước cung cấp lớn thứ 2 trên thị trường Mỹ, sau Trung Quốc. Với việc thị trường Mỹ giảm nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi các nhà xuất khẩu Trung Quốc lại chủ động chuyển hướng sang thị trường EU, dự báo xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào Mỹ trong năm 208 sẽ tăng mạnh do chi phí và giá cả của hàng dệt may Việt Nam hiện hầu hết là thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia.

3.2.2. Thị trường EU

Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước phát triển mạnh từ sau Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam với EU được ký kết ngày 15 tháng 12 năm 1992 và bắt đầu thực hiện từ năm 1993 làm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 23%/năm trong 5 năm từ 1993 đến 1997. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của EU lại tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2007. Sản lượng dệt may của EU giảm, nhập khẩu hàng dệt may tăng, chi tiêu của người tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao hơn. Thâm hụt thương mại dệt may của EU tiếp tục gia tăng khi mà nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ và Hongkong, Indonesia tăng với tốc độ hai con số.

Xuất khẩu dệt may của châu Âu tăng, các nhà xuất khẩu dệt may EU đã và đang thành công tại các thị trường Đông Âu như Nga và Ukraine. Ngoài

61

ra, Trung Quốc cũng trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt đứng thứ 10 của châu Âu kể từ năm 2006 với kim ngạch nhập khẩu tăng 20,8%.

Từ năm 2008, EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, điều này sẽ đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào khó khăn rất lớn khi phải cạnh tranh gay gắt hơn với ngành dệt may Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc lại có lợi thế về năng lực sản xuất lớn do chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất và có khả năng cung cấp nhiều phẩm cấp hàng hóa.

Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 đã tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,244 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,49 tỷ USD, tăng 19,74% so với năm 2006. Trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu của thị trường này liên tục tăng lên, đồng thời các sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn đang có được lợi thế cạnh tranh về giá so với các sản phẩm của Trung Quốc, dự báo xuất khẩu dệt may Việt Nam tới thị trường này có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng 20% mỗi năm và đạt kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD trong năm 2008.

3.2.3. Thị trường Nhật Bản

Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu không hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Năm 1995 là năm đầu tiên Việt Nam lọt vào danh sách 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng và thị phần xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản. Năm 2006, tại Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu tăng nhẹ 5,9% do kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ, EU và Việt Nam ngày một tăng cao hơn. Riêng Trung Quốc đã cung cấp 83,4% hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Hiện nay, sáu nước trong khu vực Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia, Philipines, Indonesia, Brunei và Thái Lan đã được hạ mức thuế quan xuống còn 0% khi xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật

62

Bản. Trong khi đó, hàng dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này vẫn đang phải chịu mức thuế khoảng 10%, điều này sẽ tiếp tục đẩy các doanh nghiệp trong nước vào thế cạnh tranh khá căng thẳng với các nước trong khu vực khi xuất hàng sang thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu dệt của Việt Nam tới thị trường Nhật Bản đã đạt 703,85 triệu USD trong năm 2007, tăng 12,1% so với năm 2006. Như vậy, các doanh nghiệp cần nỗ lực cao để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tới thị trường này, đưa kim ngạch xuất khẩu lên 800 triệu USD trong năm 2008, tăng 13,66% so với năm 2007.

IV. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM KHI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NAM KHI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là bằng mọi cách thúc đẩy quá trình tham gia vào chuỗi giá trị thế giới về sản phẩm may mặc. Tuy nhiên, quá trình tham gia vào chuỗi toàn cầu khác nhau đối với mỗi một quốc gia. Sự khác nhau ấy không chỉ bởi chiến lược phát triển mỗi quốc gia là khác nhau, mà còn vì những đặc điểm riêng biệt trong cơ cấu và trình độ phát triển ngành dệt may của từng quốc gia. Để đưa ra được phương hướng đúng đắn nhất cho quá trình tham gia vào chuỗi, cần phân tích một cách cụ thể và nghiêm túc những lợi thế, điểm mạnh cũng như những điểm còn hạn chế của ngành may mặc Việt Nam hiện nay.

1. Điểm mạnh

Tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu, ngành may mặc Việt Nam có những lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh như sau:

Thiết bị ngành may đã được đổi mới và hiện đại hóa đến 90%. Không giống như ngành dệt và ngành sản xuất phụ liệu, ngành may mặc Việt Nam có được một sự đầu tư khá lớn về mảng thiết bị công nghệ, vì thế năng lực cạnh tranh của ngành may Việt Nam được đánh giá là khá cao trong khu vực và

63

trên thị trường quốc tế. Đây chính là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng giúp nâng cao năng lực xâm nhập chuỗi của ngành may mặc Việt Nam.

Sản phẩm may mặc có chất lượng tốt được phần lớn các khách hàng khó tính chấp nhận. Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Ngoài ra, ngành may mặc Việt Nam được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt, có khả năng may các sản phẩm có độ phức tạp cao, đáp ứng tốt đơn đặt hàng từ phía nước ngoài.

2. Điểm yếu

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế có được, ngành dệt may Việt Nam vẫn tồn tại nhiều điểm bất lợi khiến chúng ta bị thua thiệt khi cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may khác. Có thể tóm gọn vào một số vấn đề sau:

May xuất khẩu của Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp do đó mức đóng góp của toàn ngành vào tổng lượng giá trị gia tăng tạo ra còn chưa cao, tham gia vào ít công đoạn trong chuỗi giá trị.

Mặt khác, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam rơi vào thế bị động.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp may mặc là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp làm hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc kỹ thuật. Hơn nữa, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật tại các doanh nghiệp còn kém do được đào tạo chưa bài bản, thiếu những người quản lý có trình độ và khả năng tốt. Vì vậy, các mặt hàng được

64

sản xuất ra với năng suất thấp, tiêu phí nhiều điện năng, thời gian và công sức, vấn đề hiệu quả chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

Đối với việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm may mặc, công tác quảng bá, giới thiệu là rất quan trọng. Tuy nhiên, năng lực tiếp thị của các doanh nghiệp hiện nay còn rất hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp do vậy dù sản phẩm được sản xuất ra với mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng nhưng vẫn không được người tiêu dùng biết đến. Ngoài ra, các sản phẩm của Việt Nam sản xuất còn có nhược điểm là mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng chủng loại nên bỏ sót khá nhiều phân đoạn thị trường quan trọng, làm giảm khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam.

3. Cơ hội

Trước đây khi việc xuất khẩu các sản phẩm may mặc vào các thị trường lớn của Việt Nam chịu sự giám sát nghiêm ngặt của hệ thống hạn ngạch, doanh nghiệp Việt Nam dù muốn cũng không thể tăng thị phần xuất khẩu của mình trên thị trường tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu đó. Tuy nhiên, từ sau ngày 1 tháng 1 năm 2005, hiệp định ATC chính thức hết hiệu lực ảnh hưởng to lớn đến cơ cấu chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn để nâng cao kim ngạch xuất khẩu của mình trên thị trường quốc tế.

Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có thể tìm được chỗ đứng của mình trong hệ thống chuỗi giá trị, nâng cao năng lực sản xuất chuyên môn hóa. Phương thức sản xuất theo từng công đoạn này tạo điều kiện cho các quốc gia đang và chậm phát triển có thể hòa nhập dễ dàng hơn vào dòng chảy thương mại toàn cầu mặc dù điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp.

65

Thông qua việc tích cực tham gia vào chuỗi giá trị thế giới, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học hỏi các công ty có tiếng trên thế giới về phương pháp thiết kế, phương pháp gia tăng giá trị nội địa thông qua các chính sách marketing xuất khẩu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất…từng bước thúc đẩy quá trình hiện đại hóa ngành dệt may trong nước.

Ngoài ra, sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn giúp thiết lập các mối quan hệ bạn hàng quốc tế, mời gọi các nhà đầu tư là các công ty đa và xuyên quốc gia. Đặc biệt, những dự án đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng của ngành dệt và may sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành. Những cơ hội trên thực sự rất quý báu nếu chúng ta biết tận dụng triệt để nhằm nâng cao trình độ sản xuất toàn ngành, thiết lập các mối quan hệ với các chủ thể khác trong chuỗi, qua đó thâm nhập sâu hơn vào chuỗi.

4. Thách thức

Một khi đã trở thành một mặt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng là hội nhập sâu rộng hơn vào sân chơi toàn cầu, những áp lực cạnh tranh mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt là hết sức lớn. Số lượng các nước sản xuất, xuất khẩu sản phẩm dệt may trên thế giới đã lên tới con số 153, trong số đó có rất nhiều quốc gia đang phát triển đang cạnh tranh trực tiếp đến vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị là các công đoạn sản xuất và gia công. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu không tích cực tìm ra giải pháp nâng cao lợi thế cho mình sẽ nhanh chóng thất bại trong cuộc đua tranh này.

Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là những rào cản phi thuế mà các quốc gia phát triển đặt ra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 66 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)