II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG
1. Các giải pháp thuộc trách nhiệm của Chính phủ
1.1. Điều chỉnh cơ chế chính sách ngành dệt may nhằm nâng cao năng lực thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu
Ngành may mặc, với vị trí quan trọng sống còn trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, rất cần được sự đầu tư thích đáng của Chính phủ về nhiều phương diện: xây dựng chiến lược phát triển trong dài hạn, điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình mới, đẩy mạnh đầu tư và kêu gọi đầu tư v.v…
Về việc xây dựng chiến lược phát triển quốc gia, chính phủ nên tập hợp các ý kiến tham vấn, đóng góp của các Bộ, ngành liên quan, tham khảo các gợi ý, phân tích từ các chuyên gia nước ngoài để đưa ra một chương trình hành động hợp lý và thực sự có hiệu quả.
Chính phủ cần cân nhắc đến các vấn đề mang tính dài hạn như sẽ định vị Việt Nam như thế nào trong chuỗi giá trị toàn cầu tương lai, và xa hơn, sự đầu tư cho ngành may mặc hiện nay sẽ đặt nền móng cho sự phát triển ngành nào tiếp theo. Sự phối kết hợp giữa các ngành cũng cần được quan tâm. Những ngành có liên hệ mật thiết với ngành may mặc như ngành khai khoáng, ngành lâm nghiệp, nông nghiệp v.v… cần được phối hợp đầu tư một cách có hiệu quả. Ngành may mặc với đặc trưng là một ngành sử dụng nhiều lao động, nhưng đồng thời cũng cần sử dụng một lượng lớn các nguyên phụ liệu thô, vì vậy, việc phối hợp hoạt động trên bình diện vĩ mô cần phải mở rộng khả năng tạo việc làm cho người lao động, sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
72
Ngoài ra, Chính phủ cần cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giảm bớt chi phí giao dịch và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2. Đầu tư và kêu gọi đầu tư vào ngành cung ứng nguyên phụ liệu
Hiện nay, nguyên phụ liệu và dệt đang là hai khâu yếu nhất trong ngành dệt may. Sự thiếu chủ động trong hai khâu này không những làm cho các doanh nghiệp sản xuất không chủ động được về nguyên liệu đầu vào mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia do không giảm thiểu được chi phí. Vì sự phát triển lâu dài của ngành may mặc Việt Nam, nhất thiết phải cần xây dựng một chính sách đầu tư thích đáng cho những khâu thượng nguồn này.
Tuy nhiên, so với ngành may, ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn, rủi ro đi kèm cũng nhiều mà hiệu quả trực tiếp lại không cao do đó khiến các doanh nghiệp nước ngoài ngần ngại khi đầu tư xây dựng. Chính phủ cần có chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực này nhằm tăng thêm giá trị gia tăng của may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị. Các dự án đầu tư cần được chú trọng vào việc phát triển các vùng trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, sản xuất xơ nhân tạo, các nguyên phụ liệu, hóa chất… để tiến tới sản xuất thay thế nhập khẩu. Cần đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu, các làng sản xuất, tập trung phát triển các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, đổi mới máy móc thiết bị cho ngành may. Điều này vô cùng cần thiết và phải được ưu tiên thực hiện.
Chính phủ cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, xây dựng các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt, nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo, sản xuất nguyên phụ liệu, để kêu gọi các nhà
73
đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó ưu tiên các dự án sản xuất vải dệt thoi phục vụ cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành dệt may có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lao động có khả năng đào tạo. Phối hợp với các địa phương đầu tư phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng vùng bông có tưới, từng bước đáp ứng nhu cầu bông cho ngành dệt, sợi. Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý.
Một giải pháp khác đối với việc nâng cao khả năng cung ứng nguyên phụ liệu của Việt Nam là việc phát huy tối đa năng lực sản xuất những mặt hàng nguyên liệu mà ta có thế mạnh. Chúng ta có một nguồn nguyên liệu rất quý giá đó là lụa tơ tằm và các sản phẩm gấm. Đây là một loại nguyên liệu không phải nước nào cũng có thể sản xuất được và ta sẽ có lợi thế rất lớn nếu biết cách phát triển mặt hàng này. Chúng ta hiện đã xây dựng được một số thương hiệu có giá trị như gấm Thái Tuấn, Khaisilk v.v… rất có giá trị xuất khẩu. Việc đầu tư vào những sản phẩm nguyên liệu có thế mạnh này không chỉ giúp gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm may mặc mà còn đóng góp vào việc nâng cao tầm quan trọng của ngành dệt Việt Nam trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu.
1.3. Nâng cao nguồn vốn đầu tư cho ngành may mặc
Vốn cho đầu tư phát triển:
Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, Chính phủ cần thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty
74
liên kết, cổ phần hoá các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ.
Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường:
Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành dệt may Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Nhà nước cho doanh nghiệp dệt may được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường.