Nâng cao năng lực thiết kế thời trang toàn ngành

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 82 - 84)

II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG

2. Các giải pháp thuộc quyền hạn của Bộ, ngành

2.1. Nâng cao năng lực thiết kế thời trang toàn ngành

Để gia tăng sự thâm nhập của Việt Nam trong chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới, việc nâng cao năng lực thiết kế thời trang cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Thiết kế thời trang là một trong những công đoạn tạo ra nhiều giá

75

trị gia tăng nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị, đặc biệt, giá trị vô hình do thương hiệu tạo ra là vô cùng lớn. Hiện nay, Trung Quốc có tới 30 viện nghiên cứu về lĩnh vực thiết kế thời trang. Đây thực chất là những tổ chức hoạch định chiến lược phát triển ngành may mặc với nhiệm vụ tìm hiểu thị trường thế giới cũng như tiến hành những nghiên cứu khoa học để đưa ra những dự báo về mẫu mã, chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường.

Còn tại Việt Nam, số lượng Viện nghiên cứu thời trang ít ỏi cộng với sự yếu kém về năng lực thực sự chưa phát huy được vai trò là người định hướng cho xu thế thời trang Việt.

Chúng ta hiện chưa có được một thương hiệu may mặc nào đáng kể trên thị trường thế giới mà phần lớn chỉ xuất khẩu dưới tên của những thương hiệu khác. Việc đầu tư phát triển thương hiệu may mặc là hết sức cần thiết nhưng việc này cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về chiến lược tiếp cận thị trường nước ngoài bởi việc đầu tư cho thương hiệu tiêu tốn một lượng lớn kinh phí mà rủi ro đi kèm lại cao. Thương hiệu là một yếu tố được quyết định bởi tâm lý khách hàng mà khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những thương hiệu đã có từ lâu đời của các hãng may mặc lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam sinh sau đẻ muộn khó có cơ hội chen chân được vào hệ thống thương hiệu này.

Trong ngắn hạn, Việt Nam nên chọn giải pháp tận dụng sức mạnh của những thương hiệu mạnh có sẵn. Trong ngành may mặc hiện nay thì công ty may An Phước đã liên minh rất thành công với Piere Cardin để sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao do hợp đồng mua bán giấy phép lisences mang lại. Nhờ vậy, giá của một chiếc áo sơmi hiệu Piere Cardin có thể bán với giá cao gấp đôi giá của chiếc áo sơmi dán nhãn An Phước. Đây là một trường hợp điển hình của Việt Nam về việc kết hợp thương hiệu để tạo thêm gía trị gia tăng cho mình.

76

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)